TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn thu học phí năm học 2022 – 2023
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn mức thu, sử dụng học phí mới sẽ áp dụng cho năm học 2022 – 2023 trên địa bàn.
Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh vừa ký văn bản hướng dẫn thu, sử dụng học phí năm học 2022 – 2023 đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Theo đó, tại kỳ họp tháng 10/2022, HĐND TP Hồ Chí Minh đã thông qua quyết định tăng học phí (theo nghị định số 81 của Chính phủ – PV) đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP.
Tuy nhiên, thực hiện chính sách an sinh xã hội đặc thù của TP, nhằm giảm tác động đến xã hội và học sinh do tăng học phí trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19, HĐND TP Hồ Chí Minh đã ban hành nghị quyết hỗ trợ học phí cho học sinh.
Cụ thể, trẻ em mầm non và học sinh phổ thông công lập sẽ đóng học phí như sau:
Video đang HOT
Sau khi được hỗ trợ, mức học phí phải đóng trong năm học 2022 – 2023 bằng với năm học 2020 – 2021.
Trong đó, nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí trực tiếp. Thời gian thực hiện trong năm học 2022 – 2023. Các cơ sở giáo dục công lập được triển khai thu học phí 9 tháng/năm học (bao gồm học phí phát sinh trong tháng 9/2022).
Theo văn bản trên, ngoài học sinh các trường công lập, trẻ em mầm non và học sinh phổ thông (trừ tiểu học) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ngoài công lập (không bao gồm học sinh đang học tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài – PV) cũng được hỗ trợ học phí trong năm học 2022 – 2023. Cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ học phí đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông ngoài công lập tại TP Hồ Chí Minh năm học 2022 – 2023.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo xác định mức thu học phí cần căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để thực hiện các hoạt động tổ chức dạy, học để tính toán mức thu hợp lý.
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu, chi đầu năm học tại cơ sở giáo dục, để kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu học phí không đúng quy định.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu, việc xác định mức thu học phí cần căn cứ vào tình hình thực tế triển khai để tính toán mức thu hợp lý và nghiêm túc thực hiện chính sách hỗ trợ học phí.
Được biết, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đã thu học phí theo mức mới, thì hoàn trả cho phụ huynh khoản chênh lệch. Sau đó, các nhà trường sẽ có báo cáo cụ thể để nhận kinh phí cấp bù (kinh phí hỗ trợ học phí của TP dành cho học sinh – PV).
Lạng Sơn khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Bước vào năm học 2022-2023, tỉnh Lạng Sơn đang thiếu gần 1.700 giáo viên so với định mức để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy tại 670 trường học với gần 207.000 học sinh, sinh viên.
Giờ lên lớp của giáo viên và học sinh lớp 2A2, Trường tiểu học Quảng Lạc, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn Hoàng Quốc Tuấn cho biết: Trước thực trạng thiếu giáo viên và để bảo đảm công tác dạy học, ngành giáo dục đã chủ động đề ra nhiều giải pháp bảo đảm dạy đủ các môn và hoạt động giáo dục theo quy định.
Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tuyển dụng 257 biên chế; cho phép tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo chỉ tiêu biên chế, thời hạn 1 năm, qua đó tuyển thêm được 1.039 chỉ tiêu hợp đồng để bổ sung giáo viên.
Cùng đó, chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy môn đặc thù như Tin học, Ngoại ngữ cấp Trung học sơ sở ở các trường liên cấp có ít học sinh dạy kiêm nhiệm bộ môn ở các lớp cấp tiểu học còn thiếu giáo viên bộ môn này. Biện pháp này vừa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, vừa bảo đảm số tiết dạy/tuần theo quy định đối với các giáo viên ít tiết dạy mỗi tuần.
Cùng với các giải pháp trên, hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đang tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có; bảo đảm cân đối giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Qua đó,bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, công tác giáo dục trong năm học 2022-2023.
Ngành giáo dục Lạng Sơn cũng đang tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi đối với giáo viên. Đồng thời, khuyến khích tự chủ trường công, phát triển trường tư thục để giảm nhu cầu giáo viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Những địa phương nào miễn học phí năm học 2022 - 2023? Đến hiện tại, đã có 8 tỉnh, thành quyết định miễn học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đồng ý tờ trình của Sở GD&ĐT, quyết định hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh. Trong tờ trình...