TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT
Hiện nay, TP Hồ chí Minh đang xây dựng những đề án riêng phục vụ cho chiến lược riêng, nhất là những đề án liên quan đến giáo dục rất được thành phố này quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT (ảnh minh họa)
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TP.HCM.
Theo đó, TP.HCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua. Đây là một trong những nội dung của đề án phát triển giáo dục đào tạo tại TP.HCM đến năm 2030.
Liên quan đến những đề án giáo dục với cơ chế mở, vừa qua UBND TP.HCM đã đề xuất tạo cơ chế mở trong giáo dục. Cụ thể, thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9 tháng, tùy từng điều kiện cụ thể.
Tùy theo tình hình mà học sinh có thể nghỉ hè suốt 3 tháng hoặc chỉ nghỉ 1-2 tháng hè. Các em có nhu cầu có thể đăng ký học trong hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn gần giống như sinh viên học tín chỉ tại các trường ĐH hiện nay. Điều đó có nghĩa là nếu học sinh không thể hoàn thành chương trình năm học trong 9 tháng thì có thể học bổ sung vào thời gian sau đó chứ không nhất nhất đóng khung chương trình 9 năm như hiện nay.
Đề án của TP. Hồ Chí Minh cũng dự tính mỗi năm học chỉ có 8 môn bắt buộc, còn các môn còn lại học sinh được tự chọn và có thể hoàn thành trong 1 – 2 năm sau đó.
Cũng theo báo cáo mà UBND TP.Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì cơ cấu giờ, tiết học cũng sẽ trở nên linh hoạt.
Video đang HOT
Học sinh hoàn toàn có thể chủ dộng đăng ký học một hay hai buổi/ngày tùy thời gian nào thuận tiện. Sĩ số lớp học cũng được phép linh hoạt theo loại hình trường: Trường chuyên, trường tiên tiến – hiện đại, trường bình thường…
Ngoài ra với những địa phương mà địa hình phức tạp, học sinh phải đi tàu đi học khá nguy hiểm nên tỉnh cũng đề xuất đa dạng hình thức học cho các em như qua mạng, tự học ở nhà, ở trường… Theo đó cũng sẽ có những quy định riêng trong vấn đề quản lý như: Học sinh sẽ đăng ký ở đâu để được hướng dẫn và nhận tài liệu tự học ở nhà, trao đổi cách học với giáo viên ra sao, học sinh phải tham gia những bài kiểm tra nào, học sinh phải đạt những tiêu chí để được công nhận tốt nghiệp…
TP.HCM cũng đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép địa phương được tự thực hiện kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT. Theo đó, Sở GD&ĐT TP. Hồ chí Minh sẽ giao quyền tự chủ giảng dạy cho nhà trường và giáo viên, cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của mỗi bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chủ động xây dựng chương trình giảng dạy thích hợp, liền môn và đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá học sinh… và quan trọng là nhà trường sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Để thực hiện việc tự chủ công nhận tốt nghiệp thì TP.HCM sẽ có bài thi chuẩn nhằm kiểm tra và công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh trên địa bàn. Theo cách này thì mức độ yêu cầu của đề thi giữa các địa phương có thể khác nhau phụ thuộc trình độ thực tế học sinh ở địa phương đó là chuyện có thể chấp nhận được miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc và đúng quy chế.
Theo thời gian địa phương nâng dần chất lượng học sinh và đề thi tiệm cận với trình độ chung của quốc gia. Khi đó sẽ không còn lo việc chạy theo thành tích ảo mà bỏ quên chất lượng thực chất.
Liên quan đến những đề xuất trên, ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cho hay: “Những đề xuất trên nhằm mục đích phát triển giáo dục của thành phố đến năm 2030.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đây chỉ mới là đề xuất chờ phê duyệt, khi nào được thông qua chính thức chúng tôi sẽ đưa ra những nội dung cụ thể với từng đề xuất trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Tất nhiên, chúng tôi cũng dự đoán được những khó khăn trong những đề xuất này”.
Theo Infonet
Thầy giáo trẻ tích cực đổi mới trong giảng dạy Vật lý
"Mục tiêu dạy học theo xu thế hiện đại không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ đầy đủ những kiến thức, kĩ năng đã có của nhân loại cho người học mà quan trọng hơn là bồi dưỡng cho họ có năng lực nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn."
ảnh minh họa
Đó là của thầy Nguyễn Quốc Huy, khoa Vật lý, Trường ĐHSP Hà Nội trong buổi lễ sơ kết phong trào thi đua lao động sáng tạo giai đoạn 2012 - 2017 do Công đoàn GD Việt Nam tổ chức.
Đến với Vật lý bằng trải nghiệm thực tế
Sinh năm 1984 trong gia đình bố mẹ đều làm ruộng nhưng ngày từ nhỏ, cậu bé Huy đã nuôi mơ ước làm nghề giáo. Tốt nghiệp phổ thông, Huy chọn nghề sư phạm. Năm 2009, Huy trở thành giảng viên công tác tại khoa vật lý ĐHSP Hà Nội.
lý do chọn môn Vật lý, thầy Huy tâm sự, từ khi còn là học sinh lớp 9, bố đi làm thuê còn anh trai đi học xa, thầy đã phải tự mình đấu dây điện, sửa các dụng cụ điện và một số dụng cụ khác trong gia đình. Vì thế, thầy đã có dịp tiếp xúc nhiều với thực tế, mà ẩn sâu trong những thực tế đó là kiến thức Vật lý. Lâu dần, niềm đam mê mong muốn khám phá thực tế đã thôi thúc thầy tìm hiểu và thầy đã lựa chọn môn Vật lý để được thỏa đam mê nghiên cứu của mình.
Theo thầy Huy, "Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ cao. Những hiểu biết và nhận thức về tri thức Vật lý có giá trị to lớn trong sản xuất và đời sống, mà đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay".
Chính vì thế, khi dạy cho sinh viên, thầy thường chú trọng đến tính ứng dụng, tính thực tế của các kiến thức vật lý. Thầy luôn trăn trở, tìm cách thiết kế chế tạo các thiết bị thí nghiệm để mô phỏng, nghiên cứu các kiến thức đó.
Với sự say mê nghiên cứu, sáng tạo, hiện thầy Huy đã có 2 công trình được ứng dụng trong dạy học Vật lý ở một số trường đại học và các trường phổ thông. Đó là công trình "Thiết kế chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông" và công trình "Thiết kế chế tạo một số thiết bị thí nghiệm mới phần cảm ứng điện từ để sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông".
Ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu
Vật lý, với tư cách là một môn khoa học thực nghiệm, có khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy logic, tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng áp dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống; thông qua đó bồi dưỡng cho HS các năng lực, đặc biệt là năng lực thực nghiệm.
Thầy Huy cho biết, các thiết bị thí nghiệm (TBTN) không chỉ được sử dụng trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông mà còn là tài liệu bổ ích cho nghiên cứu sinh, học viên cao học trong công tác nghiên cứu đồng thời khắc phục được các nhược điểm của TBTN trong và ngoài nước hiện có.
Chúng cũng có thể được sử dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm. Đặc biệt, một số TBTN và các thí nghiệm tiến hành với chúng tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hoặc tổ chức các dự án dạy học cho HS.
Hiện nay, các TBTN của công trình đang được Ban tổ chức chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2016" tiến hành nhân rộng trong cả nước. Đồng thời, các TBTN đã và đang được sử dụng để đào tạo sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và học viên cao học ở Tổ bộ môn phương pháp dạy học khoa Vật lý trường ĐHSP Hà Nội. Mặt khác, các TBTN cũng đã được gửi cho hội đồng xét duyệt mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo để lựa chọn một số TBTN đưa vào chương trình sách giáo khoa mới.
Các TBTN đơn giản nhưng hiệu quả, chính xác, dễ dàng tháo lắp, giá thành rẻ. Thông qua các mô tả trong công trình, giáo viên có thể tự chế tạo TBTN. Hiện nay, công trình đã được đăng rộng rãi trên mạng và bản thân tác giả đã gửi công trình cho rất nhiều các tập thể và cá nhân. Không những ở Hà Nội mà tác giả đã về một số tỉnh để hướng dẫn trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
về những khó khăn trong quá trình làm việc và nghiên cứu để có kết quả như vậy, thầy cho biết: Khó khăn nhất đó là vấn đề cơ khí chính xác. Các thí nghiệm về điện yêu cầu độ chính xác cao. Do vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ, bình tĩnh để thử nghiệm nhiều lần, có lúc phải bỏ tiền túi ra mà chưa biết kết quả sẽ đến đâu. Nhiều chi tiết phải đi thuê ở các cửa hàng máy tiện, có khi phải chờ cả buổi họ mới làm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong dạy học Ngữ văn Cô Phan Thị Hoàn - giáo viên Trường THCS Sài Sơn (Hà Nội) - chia sẻ những nguyên tắc và cách thức tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh (TLVM) trong dạy học Ngữ văn; đồng thời đề xuất hướng xây dựng hệ thống câu hỏi để tích hợp nội dung giáo dục này trong giờ dạy học đọc hiểu...