TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh đưa âm nhạc dân tộc vào trong nhà trường
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh việc đưa âm nhạc dân tộc vào trong nhà trường.
ảnh minh họa
Trong đó nêu rõ tổ chức giới thiệu cho học sinh biết về các loại nhạc cụ dân tộc, dân ca các vùng miền, nghệ thuật đờn ca tài tử… thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và trong các tiết học ngoại khóa, học tập trải nghiệm; giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa kết hợp với những hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện đổi mới phương thức giáo dục.
Phòng GD&ĐT quận, huyện chọn những trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) có điều kiện về cơ sở vật chất và những thuận lợi khác để thí điểm xây dựng mô hình câu lạc bộ âm nhạc dân tộc trong nhà trường (mỗi quận, huyện chọn ít nhất 1 trường TH và 1 trường THCS để xây dựng câu lạc bộ âm nhạc dân tộc) cho học sinh tham gia hoạt động và sinh hoạt thường xuyên.
Đối với các trường THPT, mỗi cụm chuyên môn chọn ít nhất 1 trường THPT có điều kiện thuận lợi về sở vật chất, khả năng và những thế mạnh khác để xây dựng câu lạc bộ âm nhạc dân tộc cho học sinh tham gia.
Trong các hoạt động thường xuyên như: biểu diễn văn nghệ chào mừng hội nghị (lễ hội), hội diễn, hội thi, liên hoan về văn nghệ… khuyến khích các trường đưa những tiết mục âm nhạc dân tộc vào trong chương trình biểu diễn hoặc tham gia dự thi.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các trường học trong những buổi phát thanh học đường sử dụng và đưa vào chương trình phát thanh những bài hát dân ca, chương trình nhạc dân tộc…với thời lượng và thời gian thích hợp, tạo cho học sinh có thói quen nghe nhạc và được nghe nhạc dân tộc thường xuyên.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tại sao các trường lại có mức thưởng tết khác nhau?
Nếu lãnh đạo biết 'san sẻ' quyền lợi thì thì không phải là không thực hiện được. Có điều, chuyện đó rất ít xảy ra đối với phần lớn các nhà trường hiện nay.
Cùng là đơn vị sự nghiệp trong địa bàn nhưng trường thưởng tiền triệu, trường chẳng có đồng nào (Ảnh minh họa: baogiaothong.vn).
LTS: Lý giải nguyên nhân vì sao cùng là đơn vị sự nghiệp trên cùng địa bàn nhưng có trường thưởng Tết tiền triệu, có trường lại chẳng có đồng nào, tác giả Nhật Duy thẳng thắn đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Video đang HOT
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Thưởng Tết cho giáo viên, câu chuyện buồn được lặp đi, lặp lại từ năm này sang năm khác. Nhưng rồi, phần nhiều các thầy cô chỉ được thưởng tờ lịch, gói bột ngọt hay gói trà làm quà gọi là.
Phần nhiều các trường không có thưởng mà chỉ có những lời chúc Tết từ lãnh đạo nhà trường để động viên tinh thần.
Suy cho cùng, khi đã tự chủ tài chính thì chuyện thưởng hay không thưởng phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo nhà trường.
Vì thế, nhiều trường trong cùng một địa bàn nhưng có trường được thưởng 5-7 triệu đồng, lại có trưởng chẳng có đồng nào?
Những năm qua, ngành giáo dục đã thực hiện tự chủ tài chính, vì thế nếu tiết kiệm được ngân sách đã phân bổ đầu năm thì các trường học có thể lấy khoản tiền đó làm thu nhập tăng thêm cho giáo viên.
Nhưng, cũng có một số địa phương không cho chia kinh phí thừa làm thu nhập tăng thêm cho giáo viên mà sẽ bổ sung khoản tiền thừa vào ngân sách để chi hoạt động năm sau.
Tuy nhiên, những địa phương như vậy không nhiều, đa phần các trường học hiện nay được chia nhau khoản kinh phí tiết kiệm được.
Thế nhưng, kinh phí hoạt động hàng năm có trường thừa, có trường vừa đủ. Trường thừa kinh phí đa số là những trường lớn, nơi mà kinh phí hoạt động lớn hơn mà quan trọng nhất đó là những trường đó có nhiều giáo viên "cứng cựa".
Những trường đó luôn có nhiều những giáo viên lớn tuổi, họ dám đứng lên đấu tranh khi thấy nhà trường chi những khoản tiền không hợp lí hoặc khuất tất.
Vì thế, hiệu trưởng và kế toán các trường này rất khó có những cách chi tiêu gian dối và lấp hết được những khoản chi không hợp lí. Bởi, hàng tháng đều phải công khai tài chính một cách bắt buộc.
Những ngôi trường nhỏ, hoặc những trường xa trung tâm thì phần nhiều là giáo viên trẻ, họ rất ngại đấu tranh bởi tương lai của họ còn dài.
Đấu tranh hay phanh phui, thắc mắc những khoản tiền chi tiêu của nhà trường là phần nhạy cảm mà giáo viên trẻ họ thường e dè hoặc có biết cũng chỉ có thể để biết mà thôi.
Chính vì thế, những hiệu trưởng và kế toán các trường "xa mặt trời" thường tự tung tự tác, họ rất ít, thậm chí là cả năm không công khai tài chính.
Đầu năm chỉ nói là kinh phí cấp cho hoạt động là bao nhiêu, cuối năm họ thông báo là kinh phí hoạt động của nhà trường vừa đủ cho năm học, thế là xong.
Giáo viên thì không biết họ chi tiêu những khoản nào, chi tiêu cái gì. Vậy nên, những trường loại 2-3 hay trường nông thôn gần như chuyện thưởng Tết là không có.
Một điều ai cũng biết là kinh phí hoạt động của các cơ sở giáo dục hàng năm đều được kế toán và hiệu trưởng bàn bạc, tính toán kĩ lưỡng và sau đó là sự thông qua của Phòng, Sở giáo dục (tùy cấp học) và Phòng tài chính.
Nghĩa là trường nào cũng được tính toán kĩ về các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Khi phân bổ nguồn kinh phí thì gần như trường nào cũng được tính như nhau qua số lượng con người hoạt động và dĩ nhiên là không có ai tính thiếu kinh phí bao giờ.
Tuy nhiên, trong kế hoạch chi tiêu nội bộ thì mỗi trường mỗi khác nên cuối năm trường còn kinh phí, trường lại chẳng còn đồng nào.
Nơi chúng tôi công tác, 3 năm nay đã được Ủy ban nhân dân huyện cho các đơn vị trường học chi khoản kinh phí hoạt động thừa làm thu nhập tăng thêm cho giáo viên.
Cùng một địa bàn với nhau nhưng có trường được thưởng đến 7 triệu động, nhưng lại có trường được 3-4 trăm nghìn đồng và thậm chí có một vài trường không có đồng nào để thưởng Tết cho giáo viên.
Những trường không có thưởng giáo viên là những trường có thay đổi kế toán nhà trường trong năm học. Bởi thực tế ai cũng biết, trước khi thực hiện luân chuyển đến đơn vị khác thì hiệu trưởng và kế toán nhà trường thường có những đợt mua sắm lớn để hợp thức hóa các khoản thu-chi.
Có lẽ, trong số hàng triệu giáo viên đang công tác trên mọi miền đất nước thì phần lớn giáo viên vẫn đang phải chật vật với cuộc sống hàng ngày. Nhất là những giáo viên trẻ mà công tác xa nhà, phải thuê nhà, phải đi lại tốn kém.
Cuộc sống của người giáo viên chỉ thực sự đủ đầy khi công tác ở vùng có điều kiện và tham tham gia dạy thêm hay nuôi học sinh ở nhà.
Những thầy cô công tác ở vùng nông thôn, miền núi hay những thầy cô dạy những môn được xem là môn phụ thì cuộc sống đang còn vô vàn khó khăn, vất vả.
Ngày Tết, lại cũng là dịp mà thầy cô cùng chung tay với các đoàn thể để chăm lo cuộc sống cho người nghèo, cho các em học sinh khó khăn nhiều hơn. Đồng lương thì có hạn và cố định nhưng những khoản chi tiêu sẽ càng phải nhiều hơn.
Vì thế, Tết đến, phần lớn thầy cô mong muốn có thêm những đồng tiền thưởng để trang trải thêm cho cuộc sống. Nhưng, không phải đơn vụ nào cũng có thưởng. Bởi, thực tế kinh phí đơn vị chi tiêu như thế nào chỉ có hiệu trưởng và kế toán nhà trường nắm rõ.
Phải nói rằng kinh phí cấp cho giáo dục hiện nay chưa phải là nhiều nhưng cũng không phải là quá thiếu thốn. Ngoài các khoản cố định như chi lương cho giáo viên thì kinh phí hoạt động khác cũng được ngân sách rót về tương đối nhiều.
Tuy nhiên, một thực tế là kinh phí luôn được hiệu trưởng và kế toán nhà trường tính toán để "vừa đủ" hoạt động trong một năm nên chuyện thừa kinh phí hoạt động hiện nay ở nhiều trường học rất hiếm xảy ra.
Chuyện thưởng Tết cho giáo viên hiện nay theo chúng tôi thì trường nào cũng đều có thể thực hiện được nếu hiệu trưởng và kế toán nhà trường bớt tham lam đi một chút để nghĩ đến anh em trong đơn vị.
Ngoài chuyện kinh phí ngân sách mà nhà nước cấp về thì nhà trường luôn có các khoản thu khác không phải là ít như: tiền dịch vụ nhà xe, căng tin (các khoản này ở các tỉnh phía Nam gần như trường nào cũng có).
Ngoài ra, có vô số các loại hoa hồng mà các công ty, các cơ sở đến làm ăn với nhà trường trích lại phần trăm hoa hồng.
Trong đó, có những loại "hoa hồng" rất lớn như: Tiền mua sách cho thư viện (30%) tiền bảo hiểm tai nạn (40%) và cùng rất nhiều thứ "hoa hồng" nữa như tiền % ngân hàng giáo viên vay, tiền % mua bán đồng phục, tiền % văn phòng phẩm, tiền % bảo hiểm y tế, tiền % dạy thêm học thêm....
Trong khi, phần lớn các trường học Việt Nam ta là trường loại 2-3, dao động ở cấp 1-2 chỉ khoảng 30-50 giáo viên, nhân viên.
Với chừng ấy giáo viên thì chuyện thưởng 1-2 triệu đồng /giáo viên chỉ cần các loại "hoa hồng" trích lại cho nhà trường thì chi cho giáo viên vẫn đảm bảo chứ chưa nói tiền dư thừa từ ngân sách. Chỉ tiếc, những khoản tiền như thế chỉ đến với một vài người trong nhà trường.
Thưởng Tết đối với thầy cô giáo luôn là điều xa xỉ bởi đây là đơn vị sự nghiệp nên không thể so sánh với các đơn vị khác.
Tuy nhiên, nếu lãnh đạo biết "san sẻ" quyền lợi thì không phải là không thực hiện được. Có điều, chuyện san sẻ quyền lợi xem ra khá khó trong nhiều trường hiện nay.
Theo Giaoduc.net
Nhà trường nói gì khi đưa khoảnh khắc Văn Thanh ăn mừng vào đề thi? Có rất nhiều cách để ăn mừng chiến thắng trong bóng đá, và đôi khi phụ thuộc vào cảm xúc của mỗi cầu thủ, có người khóc, kẻ cười, người chỉ biết la hét trong sung sướng. Nhưng nếu biết ăn mừng đúng cách và đủ độ "cực ngầu", thì bạn sẽ trở thành một biểu tượng được lưu truyền. Hình ảnh hậu...