TP Hồ Chí Minh chung tay xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động
Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở dành cho công nhân, người lao động (NLĐ) thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh rất lớn.
Tuy nhiên, để có thể giải bài toán này cần có sự chung tay của các cơ quan, ban, ngành TP Hồ Chí Minh.
Vẫn chỉ là mơ ước
Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Hữu Chính, công nhân làm việc tại Khu Chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, luôn mơ ước có một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, hai vợ chồng đều làm công nhân nên phải thuê nhà trọ ở. Bao nhiêu năm làm việc đều tích cóp tiền mua nhà, dù là NƠXH. Thế nhưng, tình hình dịch COVID-19 vừa qua khiến hai vợ chồng anh phải lấy tiền gom góp chi trả khoảng thời gian thất nghiệp. Đến nay, tiền mua nhà cũng chỉ là mơ ước.
Người lao động mong muốn có thể tích góp đủ tiền mua được căn nhà vừa với túi tiền để an cư lập nghiệp.
Mặt khác, việc tiếp cận mua NƠXH cũng không dễ dàng gì với vợ chồng anh Nguyễn Hữu Chính. Nguyên nhân, do thu nhập và điều kiện của 2 vợ chồng anh không đủ điều kiện vay ngân hàng, trong khi đó giá cả nhà đất không ngừng gia tăng nên ước mơ có căn nhà của riêng bao năm nay của vợ chồng anh vẫn chưa thể thành hiện thực.
Tương tự, chị Lê Thị Hòa, công nhân làm tại công ty Pouyuen, hiện đang ở trọ ở quận Tân Bình, mưu sinh ở TP Hồ Chí Minh hơn 7 năm thì có 5 lần chị phải chuyển nhà trọ vì giá nhà trọ tăng từng ngày. Hiện gia đình chị Hòa đang ở trọ trong căn phòng chỉ 12m2 để có thể tích cóp đủ tiền mua NƠXH.
Chị Lê Thị Hòa cho biết: “Gia đình tôi đang thuê một phòng trọ tại quận Tân Bình với giá 2,5 triệu đồng tháng. Dù tiết kiệm nhiều chi phí nhưng chúng tôi vẫn chưa đủ tiền để mua NƠXH. Sau khi nghe công ty thông báo, công ty đang chuẩn bị xây nhà ở lưu trú cho công nhân nên cả nhà tôi mong sao dự án sớm được hoàn thiện để chúng tôi có thể tiết kiệm chi phí, có thể mua được NƠXH theo chính sách của nhà nước”.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, năm 2020, nhà lưu trú cho công nhân, NLĐ tại doanh nghiệp trong các KCX, KCN, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và lao động trong các DN trên địa bàn đáp ứng chưa đến 17% nhu cầu. Như vậy, hơn 83% NLĐ phải cư trú trong nhà trọ ngoài KCN với tiêu chuẩn nhà ở chưa đảm bảo.
Vì vậy, UBND TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, dự kiến tăng ít nhất 50 triệu m diện tích sàn nhà ở. Trong đó, NƠXH tăng khoảng 2,5 triệu m, diện tích NƠXH cho thuê phấn đấu đạt tối thiểu 500.000m sàn, chiếm 20% diện tích NƠXH. Diện tích đất để xây dựng NƠXH khoảng 173,5 ha. Riêng năm 2022, NƠXH trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng 46.300 m sàn xây dựng với nhu cầu đầu tư 698 tỷ đồng.
Tháo gỡ từ thủ tục hành chính
Thực tế, vừa qua có không ít doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nỗ lực tạo quỹ nhà cho công nhân, NLĐ. Ví dụ, quận Bình Tân hiện có hơn 800.000 dân (khoảng 50% là dân nhập cư), trong đó công nhân, NLĐ chiếm khoảng 300.000 người. Nhu cầu nhà ở, nhất là NƠXH dành cho công nhân, NLĐ là rất lớn. Theo đó, thời gian qua quận tập trung phát triển các dự án NƠXH, nhà lưu trú dành cho công nhân, NLĐ. Đến nay, toàn quận có 87 dự án khu dân cư, nhà ở phát triển mới, trong đó có 74 dự án đã và đang triển khai. Tại một số khu công nghiệp (KCN) lớn ở quận còn bố trí 6 vị trí quy hoạch xây dựng các khu NƠXH, khu lưu trú cho công nhân.
TP Hồ Chí Minh cần nguồn đất sạch để triển khai các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp.
Hiện quận Bình Tân còn 7 dự án với hơn 4.000 căn hộ đang và chưa triển khai đầu tư xây dựng do vướng thủ tục là dự án như khu lưu trú công nhân thuộc KCN Tân Tạo mở rộng (gần 1.600 căn hộ); khu lưu trú công nhân tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam với diện tích hơn 12.600m, dự kiến xây dựng 10 tầng… Nếu các dự án này sớm triển khai và đưa vào sử dụng sẽ giải quyết một phần nhu cầu về NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, NLĐ ở quận.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại thành phố Thủ Đức đã xây dựng một số dự án nhà ở và sớm đưa vào sử dụng. Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, địa phương đã khởi công xây dựng dự án NƠXH tại phường Long Trường diện tích 1,43 ha, quy mô 726 căn hộ; dự án NƠXH dành cho công nhân ở khu đất có diện tích hơn 20.900 m2 với hơn 1.000 căn hộ (gần KCN Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi). Ngoài ra, UBND thành phố Thủ Đức đã có văn bản xin chủ trương quy hoạch 3 vị trí làm khu lưu trú công nhân tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 90ha, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hơn 80.000 người. Thành phố Thủ Đức cũng tiếp tục phối hợp với các KCN trên địa bàn, rà soát quỹ đất công, quỹ đất quy hoạch chưa khả thi để đầu tư xây dựng NƠXH cho công nhân.
Ông Vũ Chí Kiên, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, để có quỹ đất sạch và thu hút được các nhà đầu tư tham gia xây dựng NƠXH, thành phố cần phải có kinh phí lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với các nhà quản lý, cần điều chỉnh cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân, NLĐ phù hợp quy luật cung – cầu, hiệu quả. Về lâu dài, TP Hồ Chí Minh cần hỗ trợ thủ tục pháp lý để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án NƠXH và có biện pháp xử lý chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện để tăng tính răn đe.
Là doanh nghiệp đang triển khai dự án NƠXH nhưng bị vướng thủ tục, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, cách điều tiết NƠXH như hiện nay đang có những bất cập, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án trung cấp và cao cấp tại khu vực trung tâm. Ví dụ, một dự án chỉ có 2 ha đất tại thành phố Thủ Đức, chủ đầu tư đã phải bồi thường giá cao, trong khi tiền đất được khấu trừ cho quỹ đất NƠXH theo đơn giá nhà nước. Theo đó, tiền chênh lệch đền bù doanh nghiệp sẽ phải gánh, điều này chắc chắn dẫn tới giá nhà thương mại sẽ đội lên cao.
“Mặt khác, khi đầu tư dự án, doanh nghiệp thường chủ động tự đi mua đất phát triển dự án và lẽ ra được quyền tự do kinh doanh phù hợp theo quy định, không làm những điều pháp luật cấm, trong khi chính sách điều tiết NƠXH buộc doanh nghiệp phải bố trí quỹ đất làm NƠXH, như vậy là có phần khiên cưỡng”, ông Trần Quốc Dũng chia sẻ.
Vì vậy, ông Trần Quốc Dũng khuyến nghị, đối với các khu đất do chủ đầu tư tự tạo lập thì cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án bố trí đất phát triển NƠXH tại khu vực phù hợp mà không phân biệt quy mô khu đất, dự án.
Người lao động ở Hà Nội trùm áo mưa, đốt lửa chống rét để mưu sinh
Tại các con đường, góc phố, khu chợ ở Hà Nội, những công nhân vệ sinh môi trường, các bác xe ôm, những người phu hàng, người bán hàng rong...
vẫn bám trụ, bất chấp giá rét để kiếm miếng cơm, manh áo.
Một người bán hoa bưởi ngồi giữa trời mưa rét để bán hàng trước cổng chợ Đồng Xuân (Hà Nội)
Sáng 20-2, do ảnh hưởng của không khí lạnh cực mạnh, Hà Nội chìm trong rét buốt. Nhiệt độ thời điểm thấp nhất giảm xuống 7 độ C, kèm theo mưa lớn, gió thổi mạnh khiến thời tiết tại thủ đô càng thêm buốt giá.
Vì trời quá rét, trong sáng cùng ngày, trái với cảnh đường phố Hà Nội đông đúc ngày cuối tuần, đường phố Hà Nội vắng vẻ như ngày giãn cách xã hội, chỉ lác đác một số người dân ra đường.
Đường phố Hà Nội sáng 20-2 vắng như ngày giãn cách xã hội
Tuy nhiên, những người lao động nghèo vì tính chất công việc phải hoạt động ngoài trời nên vẫn lao ra đường để mưu sinh, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại các con đường, góc phố, khu chợ ở Hà Nội, những công nhân vệ sinh môi trường, các bác xe ôm, những người phu hàng, người bán hàng rong... vẫn bám trụ, bất chấp giá rét để kiếm miếng cơm, manh áo.
Ông Nguyễn Văn Hùng (80 tuổi) nhặt nhạnh phế liệu, thức ăn còn sót lại trong các túi rác mà người dân đã bỏ đi
Giữa trời mưa rét, ông Nguyễn Văn Hùng (80 tuổi) vẫn lọ mọ quanh một xe chứa rác nằm trên phố Gầm Cầu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), tay không găng, chân không giày, bới từng túi rác để nhặt nhạnh những phế liệu, thức ăn còn sót lại.
Ông Hùng kể nhà ông có ba người con nhưng đều lập gia đình ở xa, vì vậy dù tuổi đã cao ông vẫn phải đi kiếm cơm từng bữa.
"Hôm nay lúc mưa lúc không, lại quá rét. Không có việc gì làm nên tôi đi tìm những xe chứa rác để nhặt phế liệu còn sót lại, mỗi ngày bán cũng được 20.000 - 30.000 đồng. Giờ tôi già rồi, làm những việc khác không ai thuê nữa, nên không làm việc này thì không biết làm gì", ông Hùng nói.
Ông Dương Ngọc Dũng (58 tuổi, Hà Nội) phơi mình giữa mưa rét để bán hàng
Hết vụ đào Tết, ông Dương Ngọc Dũng (58 tuổi, Hà Nội) lại bán hoa lê rừng để phục vụ người dân có nhu cầu. Từ sáng sớm, ông đã đội mưa rét để đứng bán hàng.
"Đứng bán giữa trời như thế này rét mướt lắm, trời lại mưa nữa. Trời rét quá bán hàng cũng chậm. Tôi nhập về 50 bó nhưng mới bán chưa được quá nửa. Trời lạnh hoa lê nở chậm lại càng kén khách hơn.
Đêm nào tôi cũng phải ở qua đêm trong lều giữa trời như thế này để canh hàng, không bị trộm mất. Đêm qua mưa lạnh, gió thổi mạnh khiến tôi không thể nào chợp mắt nổi", ông Dũng chia sẻ.
Tại đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan - công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội - dáng người nhỏ thỏ, mặc áo mưa kín mít, đang cặm cụi đẩy xe để đi gom rác, góp phần làm sạch đẹp môi trường thủ đô.
Chị Nguyễn Thị Lan - công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội - nói dù mưa rét vất vả, nhưng vì yêu nghề nên có động lực để cố gắng
Chị Lan chia sẻ, hôm nay dù mưa rét nhưng chị đã ra đường từ 5h sáng để làm việc.
"Tôi làm công việc này được hơn 10 năm rồi, sáng nay trời quá rét, đi xe tới chỗ làm buốt hết cả 2 tay dù đã đeo găng. Thời tiết khắc nghiệt như thế này làm việc vất vả thật, nhưng tôi yêu công việc của mình nên có nhiều động lực để cố gắng, vượt qua", chị Lan nói.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo ngày hôm nay 20-2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi thuộc Nam Trung Bộ.
Từ nay đến ngày 22-2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao có nơi 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ; riêng phía Bắc trời rét đậm, có nơi rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-13 độ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên ngày hôm nay, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông.
Một người lao động ở Hà Nội đang buộc lại đống phế liệu vừa nhặt được
Một người phụ nữ đội mưa rét đẩy hàng tại một khu chợ
Còng mình vác hàng trong giá rét
Một người bán hàng rong co ro khi nhiệt độ Hà Nội giảm sâu
Nhiều người lao động đốt lửa ở vỉa hè để sưởi ấm nhằm xua tan lạnh giá
Vụ hàng trăm công nhân vật vờ đòi lương: Doanh nghiệp tuyên bố tạm dừng hoạt động Doanh nghiệp bất ngờ tuyên bố tạm dừng hoạt động khi chưa trả hết lương khiến hàng trăm công nhân tiếp tục rơi vào cảnh điêu đứng. Sáng 16-2, đại diện Công ty Hồng Lĩnh (chủ đầu tư Cụm công nghiệp Tân An) cho biết Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất H&L Đắk Lắk (Công ty H&L Đắk...