TP HCM yêu cầu không nhồi nhét kiến thức cho học sinh
Khắc phục tình trạng học quá tải, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành được lãnh đạo TP HCM tái khẳng định trong năm học mới.
UBND TP HCM vừa yêu cầu các sở ngành, quận huyện tập trung nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục trong năm học này là “đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Đây là động lực quan trọng để thành phố phát triển bền vững, đến năm 2030 hệ thống giáo dục phải hiện đại hóa, hội nhập khu vực.
Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tự học, nghiên cứu, làm việc nhóm thay vì nhồi nhét kiến thức; đồng thời phải giảm tải chương trình, khắc phục tình trạng nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được yêu cầu hướng tới tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học. Việc đánh giá nội dung học tập là trọng tâm theo truyền thống sẽ được chuyển sang đánh giá phẩm chất và năng lực.
Video đang HOT
Học sinh trường THCS Cửu Long (quận Bình Thạnh, TP HCM) mừng năm học mới. Ảnh: Mạnh Tùng.
Năm nay, TP HCM có 1,67 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT và giáo dục thường xuyên (tăng 67.000 em). Trong đó bậc mầm non tăng hơn 20.000 em, tiểu học hơn 26.000. Tổng số giáo viên là gần 80.000 người tại 2.260 trường học.
TP HCM đã đề xuất để ngành giáo dục thực hiện cơ chế đặc thù, triển khai những giải pháp mang tính đột phá. Thành phố muốn giao Sở Giáo dục tổ chức xét tốt nghiệp THPT và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác này.
Làm việc với ngành giáo dục trước thềm năm học, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với cấp THCS, dự kiến sẽ triển khai từ năm sau. Quan điểm của thành phố là mọi người đều có quyền học, ai cũng có trách nhiệm cho con em đi học.
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
TP.HCM chú trọng giảm tải chương trình giáo dục
UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Năm học mới, học sinh TP.HCM sẽ được giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo - B.THANH
Ngày 31.8, UBND TP.HCM ban hành các chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, các quận, huyện nghiêm túc thực hiện trong năm học 2018 - 2019.
Trong đó, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dục theo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất, năng lực của người học.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh nhằm trang bị những kiến thức cần thiết để học sinh có thể hòa nhập cộng đồng, chủ động, tháo vát, tự giải quyết các vấn đề khó khăn...
Lưu ý tiến độ xây dựng trường lớp
Về phía trách nhiệm của 24 quận, huyện, thành phố yêu cầu tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch quỹ đất dành cho giáo dục, đáp ứng quy hoạch hệ thống trường lớp.
Tích cực, chủ động chuẩn bị dự án đầu tư phát triển trường học, đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đặc biệt lưu ý tiến độ xây dựng trường mầm non trong KCX- KCN. Sự phát triển trường lớp vừa nhằm giảm sĩ số lớp học, vừa tăng mạnh số trường dạy 2 buổi/ngày. Các dự án trường học phải đáp ứng yêu cầu phòng học theo môn, phòng thực hành, hoạt động TDTT học đường...
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan thực hiện tốt công tác tuyển dụng giáo viên, đảm bảo an toàn, an ninh trong và ngoài trường học.
Theo thanhnien.vn
Học trường quốc tế không quá ghê gớm Học trường quốc tế các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn, học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi. 10 năm làm việc ở trường quốc tế, bạn Hiệp Cường chia sẻ góc nhìn về cách học ở môi trường này. Tôi 34 tuổi, có con năm sau vào lớp 1 và đang rất lo lắng dù học...