TP HCM ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiếng anh đạt chuẩn
Sở Giáo dục TP HCM vừa có thông báo tuyển dụng viên chức cho các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở, trong đó nhiều trường hợp được ưu tiên xét tuyển.
Cụ thể, ứng viên dự xét tuyển môn tiếng Anh đã có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành tiếng Anh sẽ được ưu tiên xem xét và tuyển dụng nếu đạt trình độ chuẩn.
Ngoài ra, người có kinh nghiệm công tác và hiện đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ngành giáo dục và đào tạo TP HCM diện hợp đồng thỉnh giảng; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển hoặc người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng… được ưu tiên xét đặc cách.
Về điều kiện, các ứng cử viên đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu như có hộ khẩu TP HCM, có lai lịch rõ ràng, có bằng cấp liên quan, chứng chỉ A Tin học, chứng chỉ B tiếng Anh và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Video đang HOT
Giáo viên tiếng Anh có trình độ đạt chuẩn hoặc làm việc lâu năm ở các đơn vị giáo dục khác sẽ được ưu tiên xét tuyển. Ảnh: Nguyễn Loan
Về nhu cầu tuyển dụng, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở như: các trường Trung học phổ thông, Mầm non, Trung cấp chuyên nghiệp và trường Cao đẳng…
Các chức vụ cụ thể bao gồm giảng viên, giao viên trung hoc, giáo viên tư vấn tâm lý…
Phòng giáo dục các quận, huyện cũng có nhu cầu tuyển giao viên mâm non, tiểu học, THCS, trung tâm Ky thuât tông hơp – Hương nghiêp, cac trương bôi dương giao duc, cac trương chuyên biêt.
Giao viên trung hoc giang day tai cac trương trung hoc phổ thông trực thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo quận 1trường THPT Lương Thế Vinh, quận 3 (trường THPT Nguyễn Thị Diệu), quận 5 (trường THPT Trần Hữu Trang), quận 10 (trường THPT Diên Hồng. Trường THPT Sương Nguyệt Anh).
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển. Thơi gian tổ chức phỏng vấn kiến diễn ra vào ngay 17-18/07.
Theo VNE
Tinh giản biên chế: Phải xét cả người có chức vụ
Về đề án tinh giản 100.000 biên chế của Bộ Nội vụ, bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phải chỉ rõ địa chỉ chịu trách nhiệm, thậm chí phải xem xét sắp xếp, tinh giản với cả người có chức vụ...".
Theo ĐB Khá, đề án phải công khai, minh bạch để cán bộ, công chức và toàn dân giám sát. Cách làm phải đề cao dân chủ. Cụ thể cần chỉ rõ tiêu chí, chế độ đối với người thuộc đối tượng sẽ tinh giản. Phải làm rõ đối tượng nào thì nghỉ sớm, đối tượng nào sẽ cho nghỉ luôn, tránh úp mở sẽ dẫn đến chạy chức, chạy quyền, luân chuyển để được ở lại...
Các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể phải vào cuộc để giám sát, tổ chức việc thực hiện. Đặc biệt, cần tính đến việc tinh giản đối tượng có chức vụ. Ví dụ đối tượng thuộc ban giám đốc, lãnh đạo mà thuộc diện tinh giản thì quy trình ra sao, có hình thức lấy phiếu ở đâu hay đối tượng thuộc đoàn viên Công đoàn thì lấy phiếu ra sao, đều phải công khai, minh bạch.
Để đề án thực sự có hiệu quả như mong muốn, các cấp, các cơ quan đơn vị phải quyết tâm thực hiện. Nếu không chúng ta giảm được một mà tăng thêm hai, bộ máy càng tăng thêm nhưng không có hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
"Trong đề án, nên ghi rõ cơ chế xử lý đối với những cơ quan đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc tinh giản biên chế, phải có chế tài cụ thể. Qua đây, cũng cần rà soát cả đội ngũ cán bộ, chuyên viên và cấp lãnh đạo nếu không làm được việc, dư thừa cũng phải có phương án sắp xếp, tinh giản lại. Cấp trên của người đó sẽ là người xem xét đối tượng này, vì cấp trên mới đánh giá được họ.
Có thể thông qua hình thức như bỏ phiếu kín thăm dò, công khai minh bạch các tiêu chí. Cuối cùng là nguồn ngân sách 8.000 tỷ đồng đó sử dụng ra sao, có tác dụng giải quyết chế độ chính như thế nào. Tất cả đều phải rõ ràng, không nên để dư luận nghĩ rằng chúng ta vắt chanh bỏ vỏ..." - bà Khá lưu ý.
Theo Nguyễn Tuấn (Tiền Phong)
Căn cứ vào đâu để loại 100.000 biên chế? "Nếu không có tiêu chí rõ ràng, có khi người không làm được việc được ở lại, người làm tốt sẽ phải ra khỏi bộ máy" - Phó chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Lê Như Tiến nói. Trả lời Tiền Phong về Dự thảo đề án tinh giản 100.000 biên chế của Bộ Nội vụ, Phó chủ nhiệm Ủy ban...