TP HCM tịch thu 12.700 mũ bảo hiểm dỏm
Quản lý thị trường TP HCM phát hiện và thu giữ gần 12.700 mũ bảo hiểm không chứng từ hóa đơn, dấu hợp quy… chỉ trong nửa đầu tháng 3.
Theo Chi cục Quản lý thị trường TP HCM, có nhiều mũ nhựa hình dáng giống mũ bảo hiểm chứ không có chức năng bảo vệ. Cơ quan này cũng phát hiện gần 2.400 kính chắn không hóa đơn chứng từ, 32 vỏ nhựa mũ bảo hiểm giả.
Hiện các đội quản lý thị trường TP HCM tiếp tục triển khai kiểm tra mũ bảo hiểm trên khắp địa bàn đến ngày 20/4.
Báo cáo quý I của cơ quan quản lý thị trường thành phố còn cho thấy tình trạng phức tạp của hàng gian, hàng giả. Số lượng hàng nhập lậu, hàng cấm và các vi phạm khác bị tạm giữ gồm hơn 1,14 triệu đơn vị sản phẩm. Trong đó có gần 160 tấn hàng tiêu dùng gồm: thực phẩm, bia, rượu, sữa nước, thuốc lá, quần áo, điện thoại di động, mỹ phẩm, phụ tùng linh kiện, thiết bị các loại, đồng hồ, kính mắt, giày dép, túi xách, vải sợi…
Quản lý thị trường TP HCM quét sạch mũ dỏm bằng các đợt kiểm tra rộng khắp. Ảnh: Kiên Cường
Riêng về thực phẩm, có hơn 40.300 đơn vị sản phẩm và gần 21.700 kg hàng hóa không có chứng từ hóa đơn, quá hạn sử dụng, sử dụng hóa chất nguyên liệu không rõ nguồn gốc để chế biến, sử dụng thịt không giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hiện.
Video đang HOT
Một mặt hàng quan trọng khác là gas cũng được kiểm tra gắt gao trong 3 tháng qua. Kết quả cho thấy có 10 cửa hàng gas vi phạm trong lĩnh vực kế toán 3 cửa hàng kinh doanh 39 chai gas không có chứng từ hóa đơn một vụ vận chuyển 115 vỏ chai gas 12 kg không chứng từ 2 cửa hàng không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên 7 vụ xe gắn máy vận chuyển 957 chai gas mini và 945 vỏ chai gas mini đã qua sử dụng.
Cơ quan chức năng cũng phát hiện cửa hàng kinh doanh chai gas 12 kg gắn giả các hiệu Shell, Total, Sài Gòn Petro.
Theo VNE
Những rủi ro khi mua hàng siêu thị
Bịch kẹo chuối 200 gram vốn chỉ 50.000 đồng bỗng bị tính lên 200.000 đồng; hũ tôm chua kiệu 0,46 kg giá 138.000 đồng, đắt hơn mức niêm yết ở kệ tới 60.000 đồng... là những sai sót của siêu thị khi tính tiền cho khách.
Phản ánh với VnExpress.net, chị Hường ở Đồng Nai kể, ngày 12/2 (tức mùng 3 Tết), chị mua sắm tại một siêu thị lớn của tỉnh, trong đó có chọn hũ tôm chua kiệu với giá niêm yết 150.000 đồng mỗi kg.
10 ngày sau, vô tình xem lại hóa đơn, chị phát hiện mình bị tính nhầm tới 60.000 đồng, bởi trọng lượng của hũ tôm chua có 0,46 kg nhưng phải trả tới 138.000 đồng trong khi lẽ ra chỉ mất gần 70.000 đồng. Ngay lập tức, chị cầm tờ hóa đơn đến siêu thị phản ánh về sai sót trên.
Lấy lý do thời điểm khiếu nại quá xa vì đã qua 10 ngày và chị không cung cấp được tem trên gói hàng nên nhân viên ở đây không chịu giải quyết. "Tuy số tiền bị nhầm lẫn không nhiều nhưng nếu có hướng giải quyết nào đó tích cực hơn để khách không thiệt thòi sẽ tốt hơn chối bỏ trách nhiệm vô lý như vậy", chị Hường bức xúc.
Khi vụ việc được chuyển tới ban lãnh đạo, vị Phó tổng cho biết siêu thị nhận lỗi và trả lại khoản tính nhầm cho chị Hường. Ông khẳng định đây là lỗi của hệ thống, phần mềm máy tính mà nhân viên sơ sót không kiểm tra kỹ lúc thanh toán cho khách.
Khách hàng nên kiểm tra bill trước khi ra về để tránh trường hợp bị tính nhầm tiền. Ảnh minh họa: Thi Hà
Nhầm lẫn khác khi chọn hàng ở siêu thị là sai sót trong dán nhãn sản phẩm, giá cả. Mới đây, chị Thảo, quận 10, TP HCM mua bịch kẹo chuối khoảng 200 gram tại một siêu thị gần nhà nhưng bị tính tới hơn 200.000 đồng, trong khi bình thường chỉ mất khoảng 50.000 đồng.
Nhận thấy mức phải thanh toán lớn hơn số tiền đã nhẩm tính kể từ lúc mua hàng, chị Thảo cứ nghĩ mình tính nhầm nên cho qua và vẫn trả tiền theo đúng hóa đơn in ra. Tới lúc về nhà kiểm tra lại, chị phát hiện bịch kẹo chuối được dán nhãn là đào Mỹ. Trên đó có ghi rõ mã vạch, thời hạn dùng, nơi sản xuất... của loại kẹo đào Mỹ này và có giá gấp 4 lần kẹo chuối.
Phản ánh với siêu thị, chị được hoàn khoảng 150.000 đồng do chênh lệch giá giữa 2 sản phẩm. Tuy nhiên, theo chị, cái bất tiện là có bịch kẹo mà tới lui 2 lần thật không đáng. Từ đó, chị rút kinh nghiệm không thể tin tưởng tuyệt đối vào máy tính toán tại siêu thị mà phải kiểm tra lại ngay tại chỗ để xử lý kịp thời.
Còn chị Linh, quận 3, TP HCM, không quên sự cố khi mua quần áo ở một siêu thị tại quận 3. Chị kể, dưới kệ bày quần jeans có ghi mức giảm giá 30%, tức còn khoảng 190.000 đồng. Song, đến lúc tính tiền lại có giá cao hơn. Ngay lúc đó, chị quay sang hỏi bộ phận dịch vụ khách hàng và chờ họ kiểm tra lại. Kết quả, sau khoảng 30 phút, nhân viên trả lời "Chị ơi, siêu thị đăng thông tin nhầm. Chiếc áo này hiện không nằm trong chương trình khuyến mãi". Tiếc công chọn lựa lại còn chờ đợi lâu, chị vẫn lấy chiếc áo nhưng trong lòng ấm ức vì sơ sót lẽ ra không nên có của siêu thị.
Để tránh những nhầm lẫn và phải quay lại siêu thị giải quyết, một lãnh đạo siêu thị Lotte khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ra về, bao gồm số lượng và giá cả từng món hàng mình mua.
Vị này cho hay, khách về đến nhà mới phát hiện ra sai sót hãy liên lạc với siêu thị trong vòng 7 ngày. Khi khiếu nại, khách hàng phải có hóa đơn bán hàng và tem sản phẩm của hàng hóa đã mua để đối chiếu. Trường hợp không còn giữ tem dán trên sản phẩm, mà chỉ lưu lại hóa đơn, siêu thị sẽ linh động giải quyết. Sau khi đối chiếu, nếu sai sót thuộc về siêu thị, khách hàng sẽ được bồi thường thiệt hại.
Một số trường hợp ngoại lệ như hàng điện tử, nếu mặt hàng sau 7 ngày bị hỏng, khách hàng mang đến siêu thị, lúc đó nhân viên sẽ kiểm tra lỗi. Nếu lỗi thuộc về nhà sản xuất, siêu thị sẽ đổi mặt hàng mới cho khách, còn xác định lỗi do người tiêu dùng thì họ phải chịu, ông nói.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết thêm, hiện siêu thị có bộ phận kiểm tra giá thường xuyên nên từ trước tới nay chưa có trường hợp nào sai sót trong tính toán cho khách.
Ông Nhân khuyên người tiêu dùng khi ra đến quầy tính tiền nên kiểm tra lại hóa đơn. Nếu khách hàng thấy giá sản phẩm nào không chính xác, hãy có ý kiến với nhân viên ngay. Còn nếu về đến nhà mới phát hiện ra, nên giữ cả hóa đơn và tem hàng hóa, siêu thị sẵn sàng đổi lại thỏa đáng mà không quy định trong vòng bao nhiêu ngày mới giải quyết.
"Ngoài ra, tại Sài Gòn Co.op tất cả các hàng hóa đều có mã code và giá trên quầy, sản phẩm nào dùng mã code và giá không dán trên tem, khách hàng có thể xem giá trên kệ", ông Nhân hướng dẫn.
Theo VNE
Mũ bảo hiểm "dỏm" bày bán tràn lan Bốn bộ (Công thương - Giao thông vận tải - Công an - Khoa học công nghệ) vừa ký kết thông tư liên tịch về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện... để dẹp tận gốc tình trạng sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm dỏm. Tuy...