TP HCM rút kinh nghiệm sau vụ nổ xưởng phân bón làm 150 căn nhà hỏng
Ngoài 3 người chết và nhiều người bị thương, có hơn 150 căn nhà bị sập, lún, nứt do tác động của vụ nổ hóa chất tại Công ty Đặng Huỳnh. Chính quyền TP HCM nhìn nhận đây là một bài học lớn về quản lý.
Ngày 22/10, tại cuộc họp giữa UBND TP HCM với các sở, ngành, quận huyện xung quanh vụ nổ hóa chất làm 3 người chết và hơn 100 căn nhà bị hư hỏng ở quận 12, Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân cho biết vụ tai nạn là bài học lớn về quản lý nhà nước và các ngành nghề kinh doanh ở đô thị.
“Vẫn còn may vì vụ nổ xảy ra vào buổi chiều, nếu xảy ra vào ban đêm, khi mà công nhân ở các nhà trọ gần đó đi làm về thì mát mát về người còn nặng nề hơn. Mạng người quý lắm. Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra những vụ việc đau lòng như thế này nữa”, ông Quân nói.
Vị Chủ tịch thành phố cũng cho biết khi ông đến hiện trường, chủ nhà mếu máo kể với ông rằng, cho chủ công ty phân bón thuê nhưng không biết họ làm gì. “Vì cuộc sống mưu sinh nhưng bà con sống ở xã hội đô thị mà cứ nghĩ như địa bàn nông thôn. Ai muốn làm gì thì làm, không nghĩ đến cộng đồng là vô cùng nguy hiểm”, ông Quân nói.
Chủ tịch UBND TP HCM chủ trì cuộc họp sáng nay. Ảnh: Trung Sơn.
Báo cáo với lãnh đạo thành phố về công tác khắc phục sau sự cố, Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Toàn Thắng cho biết trường hợp 2 mẹ con chết tại hiện trường (quê Đồng Tháp) trong vụ nổ rất thương tâm, người chồng vừa qua đời không lâu, giờ chỉ còn lại 3 đứa trẻ mồ côi. Vì vậy, quận đã về Đồng Tháp đóng học phí cũng như mở sổ tiết kiệm để giúp đỡ các em. Còn 5 người bị thương thì có 3 người đã xuất viện và 2 người đang tiếp tục theo dõi ở bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối với 12 căn nhà bị sập hoàn toàn và sập một phần, quận đã thống nhất với Công an TP HCM khi PC 46 kiểm định chất lượng của các căn nhà còn lại sẽ kiểm định luôn giá trị thiệt hại để làm cơ sở bồi thường trong quá trình tố tụng. “Quận đã chi tiền thuê nhà cho 12 hộ bị sập và sập một phần trong vòng 3 tháng để hướng dẫn mọi người sửa chữa và xây dựng lại”, ông Thắng nói
Cũng theo ông Thắng, trong hôm nay sẽ kết thúc việc điều tra ở hiện trường và di dời toàn bộ các thùng hóa chất còn lại đến nơi khác để cơ quan chức năng kiểm định. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cử tổ công tác xuống hiện trường để phun xịt, đảm bảo an toàn cho người dân. “Riêng một số hộ bị sập nhà hiện rất khó khăn, quận kiến nghị có thể xử lý tài khoản của chủ cơ sở đang bị phong tỏa nhằm có kinh phí giúp người dân sửa sang lại nhà”, Chủ tịch quận 12 nói.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó giám đốc Công an Thành phố Phan Anh Minh cho biết mỗi lần xảy ra sự cố, công an đều đưa ra cảnh báo rất mạnh mẽ. “Hy vọng đây là lần cuối cùng. Chúng ta còn rất nhiều bò phải làm chuồng chứ đừng bảo mất bò rồi nên bỏ luôn”, vị Thiếu tướng nói và cho biết không chỉ các vụ nổ hóa chất mà rất nhiều vụ tạt axít xảy ra cũng do mua bán hóa chất tràn lan.
Video đang HOT
Theo ông Minh, về cơ bản, việc kinh doanh cất giữ hóa chất được điều phối bởi Luật hóa chất. Nhưng bên cạnh đó cũng còn hàng loạt các quy định khác như Luật Phòng chống ma túy, rồi pháp lệnh phòng cháy chữa cháy, Luật bảo vệ môi trường… nên phân công quản lý còn nhiều chồng chéo. Riêng về hóa chất, chủ yếu do Bộ Công thương và Sở Công thương quản lý. Tuy nhiên, một số loại hóa chất được xem như tiền chất sản xuất phân bón thì lại giao cho Bộ NN&PTNN quản lý, như hóa chất ở công ty Đặng Huỳnh.
“Quy định cán bộ quản lý nhà nước trên lĩnh vực nào mà Nghị định chuyên ngành giao cho anh có thẩm quyền xử phạt thì mới được lập biên bản. Chẳng hạn như công an phường hay Cảnh sát PCCC không có quyền lập biên bản lĩnh vực thuộc Sở NN&PTNN quản lý”, Phó giám đốc Công an TP HCM nhấn mạnh. Mặt khác, theo tướng Minh, ngành công an cũng không dễ phân biệt đâu là hóa chất độc hại vì phải có máy móc để kiểm nghiệm. Rồi phải định hàm lượng mới kết luận được có nguy hiểm hay không nên bản thân công an phường không thể nắm được.
Vụ nổ hóa chất để sản xuất phân bón ở phường Thới An, quận 12 đã làm 3 người chết, 5 người bị thương, hơn 150 căn nhà bị hư hỏng. Ảnh: An Nhơn.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu các sở, ngành phải tập trung quản lý theo trách nhiệm đã được phân công. “TP HCM là một đô thị đặc biệt của cả nước, trách nhiệm của những người quản lý cũng rất nặng nề. Chúng ta phải cố gắng làm sao không để những sự việc tương tự xảy ra trên địa bàn”, ông Quân nói.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng yêu cầu Sở Công thương và Sở NN&PTNN phải tăng cường quản lý, bổ sung những văn bản pháp luật chưa đầy đủ để kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh hóa chất. “Đặc biệt phải chú ý khu vực quận Thủ Đức, 12, 9, Tân Phú là những địa bàn giáp ranh, số lượng người dân nhập cư rất đông”, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo.
Trước đó, khoảng 15h45 ngày 17/10, trong lúc các công nhân Huỳnh Thị Tâm (36 tuổi), Nguyễn Thị Cẩm Tú (19 tuổi, con ruột chị Tâm) và Nguyễn Thị Ngọc Thanh (30 tuổi) đang làm việc thì công ty Đặng Huỳnh phát nổ khiến cả ba tử vong tại chỗ, hơn 150 căn nhà bị ảnh hưởng. Kết quả khám nghiệm hiện trường và điều tra ban đầu xác định các công nhân đã bất cẩn trong quá trình sản xuất, gây nổ các tiền chất thuốc nổ có trong xưởng. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng có hành vi bào chế thuốc pháo gây nổ.
Theo Cảnh sát PCCC TP HCM, Công ty Đặng Huỳnh đã mua hóa chất ở chợ Kim Biên về để sản xuất phân bón (chỉ có giấy phép kinh doanh chứ không có giấy phép sản xuất), khi nào có hợp đồng cơ sở này mới sản xuất, không thường xuyên nên rất khó quản lý. Thời điểm trước khi vụ nổ xảy ra, công ty cất giữ 320 kg KNO3, 25 kg KCLO3, 150 kg (NH2)2 CO2. Các chất này đựng trong bao xếp thành đống trước phòng điều chế phân bón, khu vực trước xưởng. Ngoài ra còn một số can, thùng phuy dung dịch Ca, Mg, S để bên cạnh. Trên địa bàn thành phố hiện có 96 cơ sở kinh doanh mặt hàng này ở các khu công nghiệp và 249 cơ sở ở các cụm công nghiệp, 67 công ty kinh doanh độc lập ở các quận 5, Tân Phú và Thủ Đức và 139 cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nhà ở kết hợp mua bán hóa chất. Nhiều nhất là tập trung ở Chợ Kim Biên (quận 5) có 17 cửa hàng kinh doanh hóa chất, xung quanh chợ cũng có 51 cửa hàng nhỏ lẻ mà người dân có thể đến đây mua tất cả các loại hóa chất với liều lượng nhiều hay ít. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 4 vụ nổ hóa chất, làm 7 người chết và 6 người bị thương, thiệt hại 40 tỷ đồng.
Trung Sơn
Theo VNE
CSGT Hà Tĩnh khó xử "quan huyện" đi xe biển giả
CSGT huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, chỉ có thể nhắc nhở.....rút kinh nghiệm trong vụ Chủ tịch đi xe ô tô biên sô giả
Chiều 16/7, Trung tá Lê Hồng Anh - Đội trưởng Đội CSGT huyện Hương Sơn cho biết, sau quá trình điều tra, xác minh nguồn gốc về chiếc xe ô tô Mitsubishi BKS 37A-009.69 giả do ông Nguyễn Kim Hảo - Chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh sử dụng đã xác định được chủ sở hữu xe theo đăng ký là Công ty XNK Phathana, có trụ sở tại TX Pakxane, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào.
Chiếc xe được ông Đặng Quốc Hùng (con trai ông Nguyễn Kim Hào) thuê để đi lại, làm ăn bên nước bạn Lào, với hợp đồng 36 tháng. Quá trình sử dụng ông Hùng đi chiếc xe này về Hương Sơn thăm gia đình và vẫn giữ nguyên biển kiểm soát của nước bạn Lào theo đăng ký.
Chiếc xe Lào mang biển số giả
Theo lời khai của ông Hùng, ngày 1-3/6, con trai ông Hùng lấy xe đi đám cưới, nhưng vì không muốn để BKS nước ngoài nên đã tự ý tháo biển và lắp BKS 37A-009.69. Việc lắp biển số giả và nguồn gốc ở đâu thì ông Hùng không biết.
Sau khi đi đám cưới xong, con ông Hùng có cho ông Hảo mượn xe đi. Sau khi báo chí phản ánh, ông Hùng đã lắp biển số Lào và đưa xe sang Lào trả lại cho Công ty XNK Phathana do hết thời hạn hợp đồng.
Về việc xử lý các cá nhân liên quan, Trung tá Lê Hồng Anh cho biết: Thời điểm điều tra, chiếc xe đã được chuyển trả về cho chủ sở hữu bên Lào, con trai ông Hùng cũng không ở Việt Nam nên chúng tôi không có cơ sở để xử lý.
Các lời khai của ông Hảo, ông Hùng đều trùng khớp với nhau, chứng tỏ cả hai người không biết về việc con trai ông Hùng tự ý thay biển số. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở, yêu cầu các cá nhân liên quan rút kinh nghiệm.
Xe công an Thanh Hóa dùng biển giả 6789 'để hóa trang'
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp những cán bộ, quan chức dùng xe biển số giả, thậm chí trước đó còn xảy ra trường hợp xe công an Thanh Hóa dùng biển giả 6789 'để hóa trang.
Dư luận từng phản ánh biển "VIP" 36B - 6789 "vi vu" trên đường. Theo dân chơi biển số xe, biển số 6789 được coi là biển độc, thường được đọc chệch là "san bằng tất cả". Điều dư luận băn khoăn hơn nữa là không biết đơn vị nhà nước nào lại sử dụng xe Luxus hạng sang đến vậy?.
Người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, việc chiếc xe thuộc sở hữu cơ quan này dùng biển số giả là phản cảm và không đúng quy định nhưng cho rằng hành động này 'chỉ nhằm mục đích hóa trang, tránh bị tội phạm theo dõi'.
Hai chiếc xe cùng biển số đều là của Công an tỉnh Thanh Hóa
Đại tá Lưu Thiện Minh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, 2 chiếc xe biển xanh cùng mang BKS 36B - 6789 mà dư luận phản ánh đều là xe của Công an tỉnh Thanh Hóa.
Cũng theo ông Minh thì chiếc xe Toyota Corolla màu trắng là biển thật, được Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa đăng ký sử dụng vào tháng 11/2009 với số máy là 0650922 và số khung là 906623890. Còn chiếc xe Toyota Lexus màu đen cũng của công an tỉnh, nhưng chưa được đăng ký biển số.
Về vấn đề này, Thiếu tá Trịnh Cao Cường, Phó đội trưởng, đội đăng ký - Phòng CSGT Công an Thanh Hóa, cho biết thêm, chiếc xe ô tô Toyota Lexus màu đen là xe nhập lậu, được UBND tỉnh Thanh Hóa thanh lý cho Công an Thanh Hóa. Tuy nhiên cho đến thời điểm này thủ tục còn một số vướng mắc nên chưa thể đăng ký.
Theo_Báo Đất Việt
Nhắc nhở Chính phủ vì tăng bội chi ngân sách UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội chỉ ra thực tế, năm 2012, Quốc hội quyết mức bội chi 140.200 tỷ đồng nhưng thực tế, quyết toán ngân sách vượt dự toán đến gần 14.000 tỷ đồng. Cho rằng Chính phủ điều hành tăng bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 chưa có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc...