TP HCM: Học sinh không còn ngủ la liệt giữa hành lang
Trưa 9/10, toàn bộ học sinh của 27 lớp bán trú của Trường tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 12, TP HCM) đã được chuyển vào ngủ trưa trong phòng.
Sau khi báo chí phản ánh thực trạng học sinh (HS) hàng ngày nằm ngủ la liệt ngoài hành của lang, lối đi tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Định, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM cho biết:
“Ngay ngày 9/10, Phòng Giáo dục tiểu học thuộc Sở GD&ĐT cùng với Phòng GD&ĐT quận 12 lập tức xuống Trường tiểu học Nguyễn Thị Định kiểm tra nắm tình hình. Qua kiểm tra, đúng là có tình trạng trường để HS nghỉ trưa tại hành lang. Hình thức này không phù hợp. Sở đã yêu cầu nhà trường lập tức chấm dứt ngay việc cho HS ngủ xếp lớp ngoài hành lang, cho trẻ vào phòng ngủ trưa đàng hoàng. Việc tổ chức cho HS ngủ nghỉ trưa tại trường phải đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các cháu. Trưa cùng ngày, toàn bộ HS của 27 lớp bán trú của trường lập tức được chuyển vào ngủ trưa bên trong phòng học”.
Ông Hoàng cho biết thêm, Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên thường xuyên có các văn bản chỉ đạo chuyên môn nhắc nhở các trường phải đảm bảo chất lượng bữa ăn – ngủ nghỉ cho trẻ để đảm bảo cho các cháu đủ sức khỏe học tập, sinh hoạt… Đây là trường hợp cá biệt do ban giám hiệu hiểu sai.
Học sinh nằm ngủ la liệt ở lối đi đã được vào trong phòng. Ảnh: Phụ Nữ TP HCM.
Chị T.H., phụ huynh (PH) của một HS trường TH Nguyễn Thị Định bày tỏ: “Sáng 9/10, nghe các PH xôn xao, tôi vội đi tìm báo để đọc mới tá hỏa. Hai năm qua, con tôi ngủ trong tình trạng đáng thương vậy mà tôi đâu có hay”.
Thở phào nhẹ nhõm là tâm trạng của chị N.T. có hai con đang học ở trường TH Nguyễn Thị Định. Chị T. chia sẻ: “Chiều 9/10, con tôi đi học về, hí hửng kể với mẹ rằng “hôm nay ở trường con vui lắm, đến giờ ngủ, cả trường được kéo nhau vô phòng học để nằm. Các bạn gái được ưu tiên nằm trên bàn, các bạn nam trải chiếu ngủ ở dưới. Ngủ trong phòng, trời mưa không bị lạnh nữa”.
Dù đã được vào ngủ trong phòng, nhưng bé K.L. vẫn chưa quên hình ảnh mình và các bạn phải ngủ ở hành lang. Chị H.T., mẹ bé kể: “Bé về khoe là đã được vào phòng ngủ, bé còn nói là trước đây, có khi mỏi chân quá, phải duỗi chân ra… lỗ thông gió để ngủ! Nắng thì nóng chân, mưa lại bị ướt. Bé còn bảo, tội nghiệp nhất là các bạn lớp 2/4, phải nằm ngủ sát nhà vệ sinh, hôi rình”.
Nhiều PH có con học ở trường TH Nguyễn Thị Định bày tỏ bức xúc, khi họp PH, họ chỉ biết con ngủ ở “sảnh ngủ”, nhưng không được nắm thông tin cụ thể. Việc lắp cửa kính và căng màn che chỗ ngủ ở hành lang cũng mới được thực hiện trong năm nay.
Video đang HOT
Một số PH mong muốn, trong tương lai, họ được nắm thông tin về chuyện học, ăn, ngủ, nghỉ của con mình cụ thể hơn. Các ý kiến đề xuất của PH được nhà trường tôn trọng và sắp xếp trao đổi, đối thoại nhiều hơn để không còn xảy ra tình trạng nhà trường và PH “trật chìa” với nhau như vậy.
Theo Trần Triều – Tiêu Hà/Phụ Nữ TP HCM
Cha mẹ bơ phờ cùng con trẻ ở bệnh viện
Nghe tiếng sấm báo hiệu trời sắp mưa, chị Hà Thị Hồng (28 tuổi) vội vã cầm chiếc chiếu vào hành lang Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) tìm chỗ trải để cho con nằm.
Phải chăm con trong tình trạng bệnh viện quá tải như những ngày này khiến nhiều phụ huynh mệt mỏi, bơ phờ. Chị Lê Thị Thủy (31 tuổi, ở Tiền Giang) cho biết, con mới nhập viện chiều 6/10, nhưng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) quá đông.
"Y tá vừa dẫn 2 mẹ con vào phòng thì tôi thấy ngợp, nhìn chỗ nào cũng người, đồ đạc, quần áo ngổn ngang. Xung quanh thì trẻ con quấy khóc do nóng nực, bí bách. Cha mẹ ai cũng mệt mỏi, nhưng con ốm thì phải chịu thôi", chị Thủy nói.
Người mẹ này cho biết, con chị hơn 2 tuổi, đã bị sốt 9 ngày, điều trị ở bệnh viện địa phương không khỏi. Sốt ruột, chị bỏ hết công việc để đưa con lên Sài Gòn nhập viện.
Nghe tiếng sấm báo hiệu trời sắp mưa, chị Hà Thị Hồng (28 tuổi, quê ở Bến Tre) cầm chiếc chiếu đi khắp tìm chỗ ở hành lang bệnh viện để trải, giành chỗ cho con nằm.
Chị cho biết, con 13 tháng tuổi nhập viện 5 ngày, các giường ở khoa Hô hấp chật kín. Một giường có 5-7 em chen chúc nhau nằm. Nóng nực không chịu được nên trẻ con quấy khóc suốt đêm.
Thấy con ngủ trên giường không ổn, chị Hồng trải chiếu xuống nền nhà ở lối đi. Tuy nhiên nhiều người đi ra đi vào, bước qua mặt nên chị bế con ra hành lang tìm chỗ tá túc.
Phụ huynh mệt mỏi vì chăm con ở bệnh viện. Ảnh: Lê Quân.
"Nằm ở ngoài hành lang trời nắng còn đỡ chứ khi mưa, các bậc cha mẹ, người nuôi bệnh lại lũ lượt xách đồ chạy. Nhìn thảm lắm, như cảnh màn trời chiếu đất", chị Hồng than thở.
Con trai 18 tháng, bị sốt nhiều ngày không khỏi, chị Đỗ Hương Quỳnh (25 tuổi, ở Ninh Thuận) đưa vào bệnh viện Nhi đồng 1 khám và điều trị nội trú.
Chị Quỳnh cho biết, rất mệt mỏi vì phải chữa bệnh cho con trong tình cảnh này. Hai vợ chồng thay nhau thức thâu đêm để chăm con. Không có chỗ ngả lưng, ăn uống chi phí ở TP đắt đỏ khiến cha mẹ tiều tụy theo con.
Theo bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1: "Chưa bao giờ bệnh viện phải tiếp nhận lượng bệnh nhi tăng đột biến cùng lúc cả ở khu khám bệnh lẫn nội trú và nhiều chuyên khoa như thế".
Phụ huynh cùng con nằm ở sân bệnh viện. Ảnh: Lê Quân.
Đầu tháng 9, bệnh viện khám cho khoảng 2.500 bé/ngày, nay tăng lên 6.500 ca, lượng bệnh nhi nội trú cũng vọt lên. Chỉ tiêu của bệnh viện chỉ có 1.400 giường, hiện phải tiếp nhận tới 2.100 bé (ngày thường dù đông cũng chỉ ở mức 1.600 - 1.700 ca).
"Hơn 10 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ thấy số bệnh nhi nội trú vượt trên 2.000 bé/ngày như thế", bác sĩ Minh nói. Trẻ em tới Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị tập trung chủ yếu bị sốt xuất huyết, tay chân miệng (65% ở tỉnh).
Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng - Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, tình trạng sốt xuất huyết tăng cao gây quá tải cho tuyến trên.
Đơn vị tiếp nhận 6.629 ca sốt xuất huyết, điều trị ngoại trú, và 2.832 ca nội trú từ đầu năm tới nay. Riêng trong tháng 9, số bệnh nhân nội trú là 882 và 2.525 ca điều trị ngoại trú về sốt xuất huyết.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các tỉnh đổ về quá đông, chiếm 50-60%.
Trong tháng 9, bệnh viện này ghi nhận 400 bệnh nhi sốt xuất huyết (bình thường mỗi tuần chỉ 25-30 ca). Trong số 400 bé nói trên, 120 cháu bị rất nặng, 3 ca tử vong...
Theo các bác sĩ, tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng còn tăng mạnh. Trong tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị cho gần 900 bé. Bình thường mỗi tuần chỉ có 80-90 ca tay chân miệng nội trú, nay là 310 em.
Không chỉ tay chân miệng, sốt xuất huyết, các bệnh lý như hô hấp, sơ sinh tăng từ tháng 8 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Rất nhiều bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, phổi.
Theo Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, do có chuẩn bị trước về nhân lực trang thiết bị, bệnh viện đã chủ động trang bị các giường chờ để đáp ứng cho bệnh nhi và người thân có chỗ nằm.
"Tình trạng quá tải phải chấp nhận do lượng bệnh nhân đổ về quá đông. Không chỉ riêng khoa Nhiễm mà các khoa khác cũng phải trực chiến hỗ trợ", ban giám đốc bệnh viện cho biết.
Các bệnh nhi và người nhà chen chúc trong phòng bệnh. Ảnh: Lê Quân.
Theo_Zing News
Rùng mình với sở thích "tự sướng" trên nóc tòa nhà 40 tầng của chàng trai trẻ Sau khi sát hại người yêu, nam thanh niên nhảy lầu tự tử từ hành lang tầng 16 của một tòa nhà ởHong Kong nhưng vẫn sống sót. Tin tức từ South China Morning Post cho hay, ngày 6/10, nam thanh niên có tên Chu Sai-to, 22 tuổi, người Hong Kong nhảy lầu tự tử từ hành lang tầng 16 của một tòa...