TP HCM: Học sinh đi học lại từ ngày 4-5, không tập trung đồng loạt
UBND TP HCM đã chấp thuận về chủ trương đối với lộ trình đi học trở lại của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH; thời gian nhập học bắt đầu từ ngày 4-5.
Chiều 28-4, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản khẩn số 1556 về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.
Theo đó, Thường trực UBND TP HCM đã có ý kiến chỉ đạo về lộ trình đi học lại của học sinh, học viên, sinh viên trên địa bàn.
Học sinh TP HCM đi học lại từ 4-5, phân bổ theo từng khối lớp, không tập trung đồng loạt
Cụ thể, UBND TP HCM chấp thuận về chủ trương đối với lộ trình đi học trở lại của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH; thời gian nhập học bắt đầu từ ngày 4-5-2020, được phân bổ theo từng khối lớp, không tập trung đồng loạt.
UBND TP HCM giao Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB-XH xây dựng kế hoạch cụ thể về việc đi học trở lại. Trong đó, phải có hướng dẫn cụ thể các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH và các Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành; hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, chương trình năm học 2019-2020.
Video đang HOT
UBND TP HCM giao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của các quận, huyện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục (kể cả trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học…) thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.
Đối với các trường mầm non công lập, các trường mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ độc lập tư thục, UBND TP HCM giao UBND quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra việc phòng chống dịch trước khi trẻ mầm non đi học trở lại để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Phan Anh
Trường có thể kiến nghị đổi sách giáo khoa nếu không phù hợp
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy định mới về lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, UBND tỉnh, thành phố sẽ có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh, thành phố sẽ thành lập Hội đồng lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một hội đồng.
Thành viên trong hội đồng bao gồm lãnh đạo, chuyên viên của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
Dự thảo cho phép các cơ sở giáo dục phổ thông chọn lại SGK nếu không phù hợp. Ảnh: Q.T.
Sách được lựa chọn phải đáp ứng 2 tiêu chí là phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương hoặc từng khu vực của địa phương. Sách phù hợp điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Sách thuộc danh mục sách mà Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt.
Quy trình lựa chọn SGK được tiến hành tuần tự từ các tổ chuyên môn đến UBND tỉnh, thành phố.
Các tổ chuyên môn sẽ tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách, theo tiêu chí lựa chọn SGK.
Sau đó, cơ sở giáo dục phổ thông sẽ tổ chức nghiên cứu, thảo luận kết quả lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn; tham khảo ý kiến của phụ huynh, học sinh về việc lựa chọn; đề xuất danh mục SGK các môn học gửi về sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.
Trên cơ sở đó, Hội đồng lựa chọn sẽ thảo luận, đánh giá. Sở GD&ĐT sẽ tổng hợp kết quả, trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.
Trước thời điểm bắt đầu năm học mới là 6 tháng, UBND cấp tỉnh, thành phố công bố danh mục SGK được phê duyệt, sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
SGK được UBND tỉnh lựa chọn sẽ được giảng dạy chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh có thể sử dụng SGK khác đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt để tham khảo, phục vụ cho việc dạy và học. Đây chính là điểm mới của việc đổi mới chương trình phổ thông, dạy học theo chương trình, không lệ thuộc vào một SGK.
Dự thảo cũng quy định, các cơ sở giáo dục có thể tổng hợp kiến nghị của giáo viên, học sinh về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
Nếu nhiều cơ sở giáo dục phổ thông có kiến nghị về việc SGK được lựa chọn không phù hợp, UBND cấp tỉnh sẽ quy định lựa chọn lại sách giáo khoa để thay đổi trên toàn tỉnh.
Cơ sở giáo dục phổ thông thấy SGK không phù hợp đơn vị mình, có thể kiến nghị thay đổi. UBND cấp tỉnh sẽ xem xét và tổ chức lựa chọn bổ sung để phù hợp trường có kiến nghị này.
Nguyễn Hằng
Học sinh TP.HCM đi học phải ngồi cách nhau 2m hoặc có vách ngăn Học sinh, giáo viên TP.HCM phải đảm bảo khoảng cách 2m trong lớp học hoặc có vách ngăn ở giữa. Tối 23/4, TP.HCM ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông tại thành phố. Trong đó có 10 tiêu chí thành phần...