TP HCM: Đề xuất học sinh học thêm tối đa 18 tiết/tuần
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa gửi tờ trình lên UBND TP HCM về việc ra Quyết định ban hành quy định dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
Theo tờ trình, các quy định trong Thông tư 17/2012 của Bộ GD-ĐT đã hết hiệu lực từ ngày 26-8-2019, trong khi quy định kèm theo Quyết định 21/2014 của UBND TP HCM có một số điều khoản không còn phù hợp với quy định chung của Bộ GD-ĐT. Do đó, Sở GD-ĐT TP HCM đã trình UBND TP quyết định thay thế nhằm quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động dạy thêm của giáo viên.
Cụ thể, đối với dạy thêm trong nhà trường, việc thu tiền để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy, các công tác quản lý của nhà trường, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm – học thêm, mức thu tiền học thêm… không được quá mức trần cho phép.
Tổ chức các buổi dạy thêm trong nhà trường trên nguyên tắc không gây ảnh hưởng, đan xen với các lớp chính khóa, không tổ chức dạy thêm – học thêm vào chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Học sinh được lựa chọn giáo viên và môn học mình mong muốn.
Trước đó, Sở GD-ĐT ban hành văn bản từ ngày 1-7, không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Đối với dạy thêm ngoài nhà trường, việc thu tiền học thêm phải đạt được thỏa thuận của phụ huynh học sinh, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm, công khai và cấp biên lai mức thu tiền. Phải cam kết với UBND phường, xã về việc bảo đảm an toàn cho người học, người dạy, phòng cháy chữa cháy, không gây ách tắc giao thông, giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo môi trường.
Video đang HOT
Sở GD-ĐT có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, báo cáo UBND TP HCM, Bộ GD-ĐT khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Theo nld.com.vn
TP.HCM: Sẽ có mức trần học phí đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành quy định liên quan đến quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Ảnh minh họa
Theo nội dung tờ trình, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường , mỗi lớp học thêm trong nhà trường không quá 45 học sinh.
Tùy tình hình thực tế có thể tổ chức dạy thêm, học thêm trên nguyên tắc không gây ảnh hưởng, đan xen với các lớp học chính khóa, không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.
Mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Đảm bảo việc chọn lựa giáo viên và môn học theo nguyện vọng của học viên tham gia học thêm.
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, nhưng không vượt quá mức trần được quy định.
Nhà trường thu, chi và công khai thanh toán, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Mức chi và ti lệ phân bổ chi phải được thông qua hội đồng trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị.
Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Công khai mức thu tiền học thêm, khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh theo quy định.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm phải cam kết với UBND phường - xã, thị trấn nơi đặt địa điểm dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; an toàn phòng cháy chữa cháy; không gây ách tắc giao thông, giữ gìn trật tự, an ninh; đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tờ trình cũng ghi rõ quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở GD: Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT, các quy định của UBND TP và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
Phổ biến các văn bản liên quan dạy thêm, học thêm cho cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị; giám sát việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào;
Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, dạy thêm. Nếu tạm ngưng hoặc chấm dứt dạy thêm phải thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất 30 ngày. Hoàn trả các khoản đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan...
Sở GD&ĐT cũng đề nghị Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT hướng dẫn mức thu (quy định rõ mức trần học phí đối với trường hợp dạy thêm, học thêm trong nhà trường), nội dung chi tiền học thêm và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính, công tác thu, chi từ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Đề nghị Thanh tra TP thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của UBND TP về các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức dạy thêm, học thêm.
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
Học thêm kín lịch vì... sợ cô quên mặt Cho con học thêm vì lo cô quên mặt, không nhớ tên, sợ cô ghét, không theo kịp bạn... Chị Nguyễn Thị Hà (35 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, chị có con năm nay học lớp 6 nhưng lịch học ở trường, học thêm dày đặc, không còn buổi trống. Học thêm quá nhiều khiến học sinh không còn thời gian...