TP HCM đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho nhà trường
Trong năm học 2022 – 2023, các cơ sở giáo dục công lập tại TP HCM sẽ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn
Một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TP HCM trong năm học mới là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; trao quyền chủ động cho giáo viên (GV) trong triển khai kế hoạch bài giảng.
Tự chủ về tuyển dụng giáo viên
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, trong năm học 2022 – 2023, ngành GD-ĐT thành phố sẽ tiếp tục chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các nghị định, thông tư mới và với thực tiễn thành phố. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Triển khai theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn các đề án, chương trình đột phá của ngành.
Kỳ tuyển dụng giáo viên năm học 2022 – 2023 tại TP HCM
Trong việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố đặc biệt nhấn mạnh đến tính chủ động, linh hoạt trong triển khai chương trình mới đối với lớp 3, 7, 10 trong năm học này. Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết Sở GD-ĐT thành phố cũng chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện chương trình mới…; khai thác, sử dụng sách giáo khoa (SGK), các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; bảo đảm dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục của trường.
Tại TP HCM, dù mô hình tự chủ ở bậc phổ thông còn khá dè dặt nhưng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố, các cơ sở giáo dục trên địa bàn hiện nay có mức độ tự chủ khác nhau giữa các trường ngoại thành, nội thành, trường đông hay ít học sinh. Sự tự chủ thể hiện ở chương trình giáo dục của nhà trường, về biên chế, trong việc hợp đồng thêm các nhân sự cần thiết như bảo mẫu, GV thỉnh giảng… Thực tế, việc tự chủ tuyển dụng GV đã được thực hiện ở nhiều trường. “TP HCM có 2 trường THPT chuyên là Trần Đại Nghĩa và Lê Hồng Phong đã thực hiện tự chủ hoàn toàn việc tuyển GV. Năm học này có thêm 3 trường THPT theo mô hình tiên tiến triển khai và 4 trường tại khu vực huyện Cần Giờ được tự chủ tuyển dụng GV” – ông Tống Phước Lộc, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, thông tin.
Chủ động khi triển khai chương trình, soạn giáo án
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD-ĐT đều có hướng dẫn các trường và đội ngũ thầy cô giáo cần bảo đảm theo đúng hướng dẫn chung, đồng thời linh động, chủ động thực hiện, không mang tâm lý chờ đợi.
Để thực hiện được điều này, ông Nguyễn Bảo Quốc cho rằng GV cần thay đổi thói quen, phương pháp dạy học cũ là truyền dạy kiến thức mà cần chú ý hơn đến việc phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. “Hiện nay, đâu đó GV vẫn mang tâm lý chờ hướng dẫn xây dựng giáo án từ cơ quan chuyên môn, quá phụ thuộc vào ngữ liệu trong một bộ SGK. Nhận thức này cần thay đổi bởi SGK chỉ là một trong những tư liệu dạy học khi triển khai chương trình mới” – ông Quốc nói.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng cho rằng việc xem SGK chỉ như một tư liệu hỗ trợ dạy học kéo theo cách kiểm tra, đánh giá sẽ có nhiều thay đổi. Kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ ở việc ra các đề kiểm tra, các câu hỏi như những năm học trước mà có thể thay đổi cả dữ liệu để xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
5 năm qua, quy mô sinh viên tăng nhưng tỷ lệ tốt nghiệp lại giảm
Mặc dù quy mô sinh viên tăng lên hàng năm, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học qua các năm lại có chiều hướng giảm.
Đây là kết quả theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tại Niên giám thống kê năm 2021 (tính đến thời điểm 30/9/2021). Để giúp độc giả có thêm góc nhìn về bức tranh giáo dục đại học Việt Nam trong vòng 5 năm qua, từ năm 2015-2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê chi tiết các dữ liệu về số lượng các cơ sở giáo dục, số lượng giảng viên, sinh viên và sinh viên tốt nghiệp.
Quy mô đào tạo đại học năm 2020, số liệu từ Niên giám thống kê năm 2021. Đồ họa: Doãn Nhàn
Số lượng các cơ sở giáo dục đại học
Theo số liệu, trong khoảng thời gian từ năm 2015-2020, nước ta đã có thêm 19 cơ sở giáo dục đại học mới được mở ra, trong đó 6 trường ngoài công lập và 13 trường công lập.
Giai đoạn từ 2015-2017, số lượng các cơ sở giáo dục đại học được mở mới tăng mạnh nhất (13 trường). Cụ thể: từ năm 2015-2017 có thêm 5 trường đại học ngoài công lập được mở ra, số trường đại học công lập được mở mới là 8 trường.
Giai đoạn từ năm 2017-2019 ít có sự biến động về số lượng các cơ sở giáo dục đại học. Trong 2 năm từ 2019-2020, có thêm 1 trường đại học ngoài công lập và 4 trường đại học công lập được thành lập.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương triển khai xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035 theo hướng thiết lập một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời; đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, tăng cường ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; bảo đảm đầu tư công bằng, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả, đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực xã hội phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
Số lượng giảng viên
Về đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn từ 2015-2020, nhìn chung số lượng giáo viên có chiều hướng tăng lên, với số lượng khoảng hơn 1000 giảng viên được bổ sung mới mỗi năm.
Cụ thể năm 2015, tổng số giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học là 69,6 nghìn giảng viên, năm 2020 số giảng viên tăng lên là 76,6 nghìn giảng viên. Như vậy, trong vòng 6 năm, có thêm khoảng 7000 giảng viên được bổ sung vào các cơ sở giáo dục đại học.
Trong đó, số lượng giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập tăng thêm khoảng 4000 giảng viên, cơ sở giáo dục đại học công lập tăng thêm 3000 giảng viên.
Năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chú trọng triển khai có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2030.
Số lượng sinh viên
Số sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học trong vòng 5 năm qua (từ năm 2015-2020) có sự biến động đáng kể. Nhìn chung, số lượng sinh viên có chiều hướng gia tăng, đột biến có giai đoạn từ 2017-2019 số lượng sinh viên giảm đáng kể.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2015, tổng số sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả công lập và ngoài công lập) là 1753,2 nghìn sinh viên. Đến năm 2020, số sinh viên tăng thêm khoảng 152,8 nghìn sinh viên, nâng tổng số sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là 1906 nghìn sinh viên.
Tuy nhiên, năm 2018, số lượng sinh viên biến động giảm, theo thống kê chỉ có khoảng 1526,1 nghìn sinh viên. Từ năm 2018-2020, số lượng sinh viên bắt đầu có chiều hướng tăng trở lại.
Nhìn vào biểu đồ thống kê cho thấy số lượng sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có sự tăng trưởng khá mạnh. Cụ thể, năm 2015, số lượng sinh viên tại các cơ sở này mới chỉ đạt 232,4 nghìn sinh viên, đến năm 2020 số lượng đã tăng lên 365,4 nghìn sinh viên (tăng 36,4%).
Số sinh viên tốt nghiệp
Mặc dù quy mô sinh viên tăng lên hàng năm, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm công lập và ngoài công lập) qua các năm lại có chiều hướng giảm. Cụ thể, năm 2015, số sinh viên tốt nghiệp là 352,8 nghìn sinh viên, tuy nhiên năm 2020, số sinh viên tốt nghiệp chỉ có khoảng 242,4 nghìn sinh viên (giảm 11,04%).
Trong đó, số sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục đại học công lập giảm đáng kể. Năm 2015, tại các cơ sở giáo dục đại học công lập có khoảng 307,8 nghìn sinh viên, đến năm 2020 số sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt 209 nghìn sinh viên (giảm 47,27%).
Các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập cũng có số lượng sinh viên tốt nghiệp giảm qua các năm mặc dù quy mô sinh viên vẫn tăng đều từng năm. Năm 2015, số sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập là 45 nghìn sinh viên, năm 2020 chỉ có 33,4 nghìn sinh viên (giảm 34,73%).
Lương không đủ sống, áp lực bủa vây khó níu người giỏi gắn bó nghề giáo Lương không đủ sống, áp lực bủa vây nên học sinh giỏi ít mặn mà với nghề giáo, thầy cô trẻ xin nghỉ việc, giáo viên có thâm niên lại xin về hưu trước tuổi. Năm học mới sắp bắt đầu, tuy nhiên nhiều địa phương dù đã đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn không...