‘TP HCM có nhiều ưu thế để học tiếng Anh đón đầu hội nhập’
Khi đầu tư nước ngoài vào TP HCM tăng, ông Phan Duy, Tổng giám đốc một trung tâm dạy tiếng Anh, dự đoán tiếng Anh cho người đi làm và học trực tuyến sẽ là 2 mô hình phát triển.
- Đối với những người không có điều kiện để thường xuyên học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, theo ông, TP HCM có những cơ hội cụ thể nào để họ rèn luyện việc sử dụng ngoại ngữ?
- Tôi cho rằng không thể hoàn toàn tự học tiếng Anh, vì trong ngôn ngữ có phần Viết, Nghe và Nói cần sự tương tác nên khó có thể học một mình. Học viên cần một người giúp họ phát hiện và sửa lỗi sai. Nhưng khi bạn đã có nền tảng tốt, việc tự học sẽ quyết định lớn đến khả năng thành công. Khi đó, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
Ông Phan Duy. Ảnh: Hải An.
Với sự phổ biến của Internet hiện nay, tôi nghĩ ưu thế về thông tin, nguồn học liệu để học tiếng Anh giữa TP HCM và các địa phương khác đã không còn quá khác biệt như nhiều năm trước. Tuy nhiên, thành phố vẫn có những lợi thế đặc thù để giúp một người rèn luyện ngoại ngữ.
Đầu tiên, TP HCM có môi trường học và sử dụng tiếng Anh rộng rãi hơn so với các địa phương khác. Môi trường rất quan trọng trong việc học. Khi bạn bè xung quanh đều học tiếng Anh, tự bản thân mỗi người sẽ có động lực tốt hơn.
Đối với những sinh viên từ các tỉnh khác mới đến TP HCM, các bạn có thể tới những địa điểm như Hội đồng Anh hoặc Trung tâm Mỹ để tìm hiểu về việc học hoặc các thông tin bổ ích liên quan. Rõ ràng, ưu điểm của TP HCM là nhiều tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại đây.
- Với những ưu điểm như trên nhưng rất nhiều sinh viên ra trường sau ít nhất 4 năm học tại TP HCM không thể sử dụng tiếng Anh trong công việc hay đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. Ông có thể phân tích một số nguyên nhân?
- Đây là vấn đề chung của học viên Việt Nam. Các bạn học nhiều nhưng thực hành ít, và chủ yếu là ngại thực hành, đặc biệt phần Nói. Ngại nói sai, ngại nói không chuẩn theo giọng Anh hoặc giọng Mỹ… là những rào cản tâm lý khiến các bạn không thực tập thường xuyên.
Môi trường cũng là một nguyên nhân. Không phải trường đại học nào cũng đặt ra tiêu chuẩn tiếng Anh cao để sinh viên tốt nghiệp. Nghe – Nói cũng không hẳn chiếm trọng tâm lớn đối với các trường. Do vậy, nếu nói rằng sinh viên học tiếng Anh suốt quá trình học đại học, tổng thời gian này thực tế vẫn không đáng kể so với một trường quốc tế. Nhiều trường đại học trong khu vực sử dụng 100% tiếng Anh khi dạy, buộc sinh viên phải tiếp xúc thường xuyên với ngoại ngữ hơn.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong việc học thì sự quyết tâm của người học quan trọng hơn yếu tố môi trường.
Video đang HOT
Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh, nhưng khi đó không ai có thể khẳng định họ nói tiếng Anh chuẩn. Tuy nhiên, họ giao tiếp bằng tiếng Anh hàng ngày, lâu dần hình thành một phong cách nói tiếng Anh theo kiểu Ấn Độ. Ngày nay, không ai chê người Ấn Độ nói tiếng Anh kém.
Do vậy, các bạn học viên Việt Nam cứ tự nhiên thực tập thôi. Đối với tôi, quan trọng nhất là có thể đạt mục đích cuối cùng là mọi người giao tiếp được bằng tiếng Anh.
- Ông dự báo thế nào về nhu cầu học tiếng Anh trong thời gian tới? Hàng trăm trung tâm dạy ngoại ngữ đang hoạt động ở TP HCM đã đủ đáp ứng nhu cầu chưa?
Hàng trăm trung tâm tiếng Anh đang hoạt động tại TP HCM. Bên cạnh điểm tích cực về sự lựa chọn nơi học đa dạng, các bạn phải đối mặt sự thiếu hụt thông tin để tìm một nơi thực sự tốt. Đây là điều rất khó, như khi bạn tra cứu trên Google nhưng không biết chắc chắn thông tin thực sự có ích hay không.
Khi Việt Nam tích cực hội nhập, ngày càng nhiều công ty nước ngoài sẽ đến TP HCM, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao cũng nhiều hơn. Do vậy, số lượng người học để đáp ứng các đòi hỏi công việc hoặc nhu cầu vươn ra nước ngoài sẽ tăng theo. Khi thị trường mở rộng, số lượng trung tâm tốt và có chất lượng ở TP HCM hiện tại vẫn chưa đủ đáp ứng.
Theo nhận xét cá nhân, tôi cho rằng, chúng ta chưa có nhiều cơ sở dạy tiếng Anh cho người đang đi làm hiệu quả. Phần lớn các trung tâm không thể đáp ứng tốt nhu cầu của công ty lẫn học viên.
Khi các công ty nước ngoài đến mở văn phòng tại TP HCM, họ chủ yếu sử dụng lãnh đạo là người nước ngoài. Do vậy, nhân viên cần học tiếng Anh để sử dụng hiệu quả trong công việc chứ không chỉ giao tiếp đơn thuần.
Bên cạnh đó, đối với những đơn vị chưa từng sử dụng tiếng Anh, nhu cầu này càng rõ nét nếu họ muốn hợp tác với công ty nước ngoài. Có rất nhiều nội dung để dạy, từ đơn giản nhất như soạn thảo hợp đồng hoặc gửi email cho các đối tác.
Tôi cũng tin rằng, học tiếng Anh trực tuyến đang và sẽ phát triển.
- Với kinh nghiệm từng xuất phát từ học trực tuyến, ông nhận định thế nào về mô hình học tiếng Anh trực tuyến?
- So với điều kiện hiện nay, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn thành lập khi xây dựng doanh nghiệp bằng con đường học trực tuyến cách đây khoảng 6 năm. Khi đó, những bất cập như chưa có nền tảng công nghệ thông tin, thói quen lên mạng hoặc lượng người dùng điện thoại thông minh chưa đáng kể như hiện nay. Do vậy, việc buộc một người phải ngồi trước máy tính để học trong khoảng thời gian dài là điều khó khăn.
Hơn nữa, học trực tuyến đòi hỏi học viên phải tập trung cao độ và nỗ lực đạt kết quả cao. Vì lên mạng học là bạn phải nghiên cứu một mình, không có môi trường như lớp học, nên có thể mau chán. Cho nên, mô hình này chủ yếu phục vụ hai nhóm. Nếu đối tượng là người đã đi làm và sinh viên, họ phải quyết tâm cao. Nhóm đối tượng thứ hai là những người chuẩn bị có kỳ thi và họ cần bổ sung kiến thức.
Tôi cho rằng, độ tuổi càng nhỏ thì càng khó học trực tuyến. Ở lứa tuổi này, các em cần sự tương tác nhiều hơn trong việc học. Tiếng Anh dành cho người lớn hoặc dành cho các đối tượng cần đáp ứng nhu cầu khẩn cấp trước mắt sẽ phù hợp để xây dựng nội dung dạy trực tuyến.
Phan Duy (sinh năm 1984) là một trong những người sáng lập Trung tâm Ngoại ngữ Thông minh – YOLA cùng một nhóm du học sinh Mỹ trở về TP HCM lập nghiệp.
Ban đầu, họ thử sức với việc dạy tiếng Anh trực tuyến và tiếng Anh cho người lớn nhưng thất bại. Đến cuối năm 2009, việc kinh doanh mới dần ổn định khi họ chọn thị trường ngách: luyện tiếng Anh cho các học viên chuẩn bị du học.
Theo Zing
Trung tâm Anh ngữ tại Hà Nội có trường quay trong lớp học
Tại trường quay này, học viên có thể sáng tạo những sản phẩm truyền thông độc đáo như clip quảng cáo, bản tin thời sự... bằng tiếng Anh.
Đây là trường quay thu nhỏ tại trung tâm Anh ngữ Apax English (Hà Nội). Sau 3 buổi học, học viên cùng nhau thực hiện các clip ngắn bằng tiếng Anh như một cách luyện tập hữu ích.
Trung tâm còn có các phòng học mang tên những trường đại học nổi tiếng trên thế giới như Yale, Princeton, Columbia...
Phòng hội thảo Havard lấy cảm hứng từ phòng họp Quốc hội Mỹ là nơi tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ với phụ huynh về kinh nghiệm học tiếng Anh cùng con và những buổi học ngoài giờ thú vị.
Thư viện sở hữu hơn 500 đầu sách và hệ thống máy tính kết nối Internet, cài đặt phần mềm E-learning cho phép học viên luyện tập online trước giờ học và làm bài tập về nhà.
Trung tâm có hệ thống tivi cảm ứng tích hợp toàn bộ giáo trình điện tử, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tạo hứng thú trong việc học tập.
Giáo trình của trung tâm Anh ngữ Apax English do đội ngũ chuyên gia người Mỹ của tập đoàn Chungdahm thiết kế riêng cho học sinh châu Á. Nội dung được xây dựng từ 120 chủ đề trong cuộc sống đời thường và kiến thức tổng hợp của 6 môn học: Lịch sử, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Toán gọc, Nghệ thuật và Giáo dục thể chất.
Để tham gia giảng dạy, giáo viên phải trải qua quy trình tuyển chọn, đạo tạo nghiêm ngặt và đạt chứng chỉ giảng dạy được chính phủ Hàn Quốc công nhận.
Sau giờ lên lớp, học viên và giáo viên tham gia hoạt động ngoài giờ do trung tâm tổ chức.
Trong ảnh là một buổi trải nghiệm đóng vai nghệ nhân tò he nhí với chương trình "Cánh diều tuổi thơ".
Apax English thuộc tập đoàn tiếng Anh uy tín châu Á CDI, đạt doanh thu hàng năm 130 triệu USD và có mặt tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... Từ tháng 6, trung tâm này đến Việt Nam thông qua hợp tác với Công ty Egame và đặt mục tiêu mở 50 chi nhánh nhượng quyền trong năm 2016.
Theo Zing
Hà Tĩnh: 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh năm học 2015 2016 GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu các phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND cấp huyện để có phương án bố trí đủ giáo viên dạy Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5; đảm bảo 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học Tiếng Anh từ năm học 2015 - 2016. Cụ thể, từ năm học 2015 - 2016, 100%...