TP HCM chống dịch theo từng nhóm nguy cơ
Huyện Hóc Môn yêu cầu các hộ dân ở 4 xã, thị trấn nhiều ca nhiễm không được giao lưu, tiếp xúc nhau, quận Bình Tân cấm tất cả chợ truyền thống để chống Covid-19.
Sau khi Ban chỉ đạo chống Covid-19 của TP HCM chia các quận huyện theo 3 nhóm nguy cơ để có giải pháp phù hợp, các địa phương trong nhóm “nguy cơ rất cao” đã đưa ra các biện pháp quyết liệt để đối phó dịch. Đây là động thái phù hợp chỉ đạo của Thủ tướng đối với TP HCM trong cuộc họp kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm ngày 1/7 là “những quận huyện dịch phức tạp phải tập trung phòng chống, quận huyện không căng thẳng phải tập trung phát triển kinh tế”.
Một chốt kiểm soát trước khu vực đang phong toả ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Ảnh: Trung Sơn.
Theo đó, huyện Hóc Môn – địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao thứ hai tại TP HCM với 311 ca và 164 ca nghi nhiễm đã quyết định “siết” việc giãn cách tại thị trấn Hóc Môn và 3 xã Bà Điểm, Tân Xuân, Xuân Thới Đông trong 14 ngày từ 0h hôm nay.
Cụ thể, những hộ gia đình ở các khu vực này không được tiếp xúc nhau. Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài khi mua lương thực, trường hợp khẩn cấp… Các chợ truyền thống, người bán hàng rong, vé số, quán ăn; các cửa hàng bán, sửa điện thoại, sửa ôtô, xe máy, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, quần áo, mũ bảo hiểm… phải tạm dừng hoạt động.
Video đang HOT
Những nội dung này tương tự Chỉ thị 16 của Thủ tướng với nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh” và khắt khe hơn Chỉ thị 10 mà toàn thành phố đang áp dụng.
Trong khi đó, Bình Tân – địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất TP HCM với 711 ca đã dừng toàn bộ 11 chợ truyền thống trong 14 ngày, từ hôm qua để phòng dịch lây lan. Trước đó, nhiều chuỗi lây nhiễm đã xuất hiện ở các chợ truyền thống ở quận này như chợ Sơn Kỳ, chợ khu phố 2 với cả trăm ca nhiễm.
TP HCM đang bước vào giai đoạn cao điểm trong vòng 12 ngày từ 29/6 đến 10/7, nhằm đẩy lùi nhanh dịch bệnh. Số ca nhiễm ở thành phố dự báo còn tăng cao thời gian tới khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Đô thị lớn nhất nước đang lấy mẫu diện rộng hơn 5 triệu người từ ngày 26/6 đến 5/7, với mục tiêu 500.000 mẫu một ngày, để đánh giá nguy cơ, truy vết F0 còn ẩn trong cộng đồng.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm ở quận Bình Tân, tối 22/6. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngày 1/7, TP HCM ghi nhận 464 ca nhiễm. Đây là ngày có số ca cao thứ hai kể từ đầu dịch, ngày cao nhất là 25/6 (724), ngày cao thứ ba là 30/6 (249). Trong số ca mắc được phát hiện hôm nay có 85 ca phát hiện qua sàng lọc tại cơ sở y tế và cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Hiện, thành phố ghi nhận 55 trong số 130 bệnh viện ở địa bàn phát hiện ca F0 đến khám chữa bệnh.
Bình Dương – vùng dịch lớn thứ hai ở phía Nam hôm qua ghi nhận thêm 90 ca nhiễm, nâng tổng số ca trên địa bàn trong đợt dịch thứ tư lên gần 500, vượt Hà Nội và xếp thứ tư cả nước.
Covid-19 đã xâm nhập trong nhà máy, khu dân cư tại các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và hai thị xã Tân Uyên và Bến Cát. Đặc biệt, những khu dân cư có tập trung nhà trọ phát hiện nhiều ca bệnh trong cộng đồng. Vì vậy, hôm qua tỉnh ban hành kế hoạch lấy mẫu tầm soát, xét nghiệm cộng đồng diện rộng cho khoảng một triệu người dân tại các địa bàn trọng điểm, nguy cơ cao.
Trong ngày 1/7, Việt Nam ghi nhận thêm 693 ca trong nước, trong đó 584 ca được phát hiện ở khu cách ly, nơi phong tỏa, 109 ca phải điều tra dịch tễ. Hôm qua cũng đánh dấu ngày Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm cao thứ hai kể từ đầu dịch với 693 ca; ngày cao thứ nhất là 25/6 (845), ngày cao thứ ba là 17/6 (503).
Hiện dịch đã lan ra 51 tỉnh, thành. Bắc Giang vẫn là địa phương ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất nước với 5.708 ca, tiếp theo là TP HCM 4.304 ca, Bắc Ninh 1.605 ca và Bình Dương 500 ca.
TPHCM: Thiết lập vùng phong tỏa trên địa bàn 3 xã của huyện Hóc Môn
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND huyện Hóc Môn đã thiết lập vùng phong tỏa thuộc địa bàn 3 xã.
Ngày 29/6, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng đã ký văn bản khẩn gửi công an, quân sự, phòng y tế huyện và một số đơn vị liên quan về việc thiết lập vùng phong tỏa tại một phần ấp 3, xã Xuân Thới Thượng; ấp Bắc Lân, xã Bà Điểm và toàn bộ ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông. Vùng phong tỏa được thiết lập trong vòng 14 ngày kể từ 0h ngày 30/6.
Việc thiết lập vùng phong tỏa dựa trên đề xuất của chính quyền 3 xã về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. UBND huyện Hóc Môn sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan thiết lập 12 chốt kiểm soát dịch Covid-19.
Vị trí đặt các chốt kiểm soát dịch tại vùng phong tỏa mới thiết lập của huyện Hóc Môn.
UBND huyện Hóc Môn cũng giao các xã chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Các chốt chặn cần được thiết lập tuyến đường, tuyến hẻm ra, vào các khu vực phong tỏa và đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm cho người dân tại vùng phong tỏa.
Từ 18h ngày 28/6 đến 18h ngày 29/6, TPHCM ghi nhận 155 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới. Trong đó, 141 trường hợp là các ca tiếp xúc F1 hoặc bên trong khu vực đã phong tỏa, 11 người đang điều tra dịch tễ và 3 bệnh nhân phơi nhiễm nghề nghiệp.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, TPHCM đã ghi nhận 3.591 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được công bố.
Điều chỉnh giao thông các tuyến đường khu vực phong tỏa ở huyện Hóc Môn Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông các tuyến đường khu vực phong tỏa (thị trấn Hóc Môn) để kiểm soát, phòng dịch bệnh COVID-19. Bảng hạn chế đi lại tại đường liên xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn - Ảnh: DUYÊN PHAN Ngày 25-6, Sở GTVT TP có công văn gửi UBND huyện Hóc Môn...