TP HCM bỏ cộng điểm nghề ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Từ năm học 2019-2020, điểm nghề không áp dụng trong chế độ ưu tiên cho thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập.
Chiều 5/3, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM công bố kế hoạch huy động trẻ vào mẫu giáo và tuyển sinh các lớp đầu cấp từ năm học 2019-2020, vừa được Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm phê duyệt.
Cái mới của quy định tuyển sinh lớp 10 năm nay là, điểm nghề không nằm trong chế độ ưu tiên cộng điểm như trước (giỏi 1,5 điểm; khá 1 điểm; trung bình 0,5 điểm).
Học sinh được cộng 2 điểm nếu là con liệt sĩ, con thương binh mất sức lao động trên 81%, con của người được cấp giấy chứng nhận “ người được hưởng chính sách” như thương binh và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trường hợp được cộng 1,5 điểm là con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con thương binh mất sức dưới 81%; con của người được cấp giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh mà người này bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Ngoài ra, học sinh là người dân tộc thiểu số; có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số được ưu tiên 1 điểm.
Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo kế hoạch, học sinh tốt nghiệp THCS tại TP HCM trong độ tuổi quy định được tham gia dự tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo phương thức thi tuyển.
Video đang HOT
Học sinh được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập, trừ THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa và Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia; không được thay đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.
Việc tuyển thẳng vào lớp 10 áp dụng cho học sinh khuyết tật, học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học.
Thí sinh dự thi ba môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ, thời gian thi được thông báo sau. Điểm thi tuyển là tổng điểm ba bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên nhưng không quá 3 điểm.
Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ ba bài và không bị điểm 0. Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.
Tại Hà Nội, theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 mới được UBND thành phố phê duyệt cũng thay đổi khi không cộng điểm khuyến khích cho các thành tích học sinh đạt được từ kỳ thi văn hóa, khoa học kỹ thuật, chứng chỉ nghề… trong cách tính điểm xét tuyển.
Mạnh Tùng
Theo VNE
"Chảy máu chất xám" từ bậc... phổ thông
Tại không ít trường phổ thông trọng điểm ở TPHCM, chỉ cần sau một học kỳ là... rơi rụng hàng loạt học trò khi chào tạm biệt lên đường đi du học.
Trường học rơi rụng học sinh
Trong một tọa đàm về giáo dục, hiệu trưởng một Trường THPT có tiếng đóng ở quận 3, TPHCM khổ tâm kể cứ sau một học kỳ là có thể học sinh (HS) ở trường "hụt" mất 2 - 3 lớp vì các em đi du học.
Có em đi theo diện học bổng, có em tự túc, nhà trường vừa mừng khi các em có thêm cơ hội để phát triển bản thân nhưng đau đầu vì kế hoạch, tổ chức trường học bị xáo trộn khi thiếu HS, phải dồn lớp. Có những lớp các em đi du học đến gần nửa lớp.
Đã như "đến hẹn lại lên", nhiều năm qua, giữa năm học, TPHCM lại ráo riết tuyển bổ sung trăm HS vào lớp 10 chuyên cho nhiều trường. Lý do hàng đầu phải kể đến là nguồn lực ở trường chuyên đã "chảy máu chất xám" ra nước ngoài qua con đường du học.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, HS ở một số trường trọng điểm, điểm đầu vào cao ở TPHCM có nhu cầu đi học rất lớn. Nhất là khi hết lớp 10 hoặc hết kỳ 1 của lớp 11 là các em đi du học do đây là thời điểm phù hợp với trạng thái sức khỏe, tâm lý, sự chuẩn bị của các em.
Theo ông Hiếu, vấn đề này thành phố đã lường trước nên hàng năm, khi giao chỉ tiêu cho các trường điểm thường có dư để "bù" việc thiếu hụt này, ngoài ra cũng tiến hành tuyển bổ sung HS theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
Việc này, có mặt tích cực là tạo thêm cơ hội cho HS có học lực tốt nhưng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chưa đạt kết quả như nguyện vọng.
Vui nhưng "chạnh lòng"
Hiện nay, TPHCM có nhiều chương trình hợp tác với các nước giới thiệu các chương trình du học, học bổng đến HS phổ thông. Cùng với nhiều kênh tiếp cận, HS Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để chạm đến giấc mơ du học. Không chỉ bằng học bổng, nhiều gia đình có nguồn lực tài chính, cũng chờ con đến ngưỡng THPT là tìm đường cho con ra nước ngoài du học.
Một khảo sát ở TPHCM đã chỉ ra, có đến 60% HS-SV mong muốn đi du học và khao khát này ngày càng có xu hướng lớn hơn và trẻ hóa.
Một vị hiệu trưởng ở Q.1, TPHCM chia sẻ, HS đi du học thì thầy cô cũng vui khi các em sẽ có nhiều cơ hội để phát triển triển, khám phá, chinh phục đỉnh cao tri thức mới, mở mang tư duy... Nhưng xét một góc độ nào đó thì quả thật là có chút chạnh lòng và trăn trở khi biết rằng mình không thể níu chân các em, chưa thể trao cho các em môi trường giáo dục tốt nhất.
Sau kỳ thi lớp 10, nhiều học sinh ở TPHCM lên kế hoạch đi du học (Ảnh minh họa)
Bà cho biết, không chỉ chờ đến cấp 3, mà hiện nay, ngay từ rất sớm nhiều gia đình đã lên kế hoạch, dự định cho con đi du học... ở cấp 1. Theo bà đó không chỉ là cơ hội, là mong muốn mà phải nhắc đến cụm từ đau lòng là "tị nạn giáo dục". Cần nhìn thẳng, điều này còn phản ánh sự mất niềm tin của phụ huynh, HS đối với giáo dục trong nước với những tồn tại, tiêu cực.
Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số lượng du HS Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng năm thứ 17 liên tiếp. Báo cáo chỉ ra rằng, trong năm học 2017 - 2018, Việt Nam tiếp tục đứng thứ sáu trong danh sách những nước dẫn đầu về số lượng SV du học tại Hoa Kỳ, với 24.325 sinh viên, tăng 8,4%. SV Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Những năm gần đây, số lượng du HS Việt Nam tăng vọt so với cách đây khoảng 10 năm và tập trung nhiều nhất ở Mỹ, Australia, Anh, Canada, Nhật Bản... Ở phân khúc thị phần nhỏ hơn, các nước châu Âu như Đức, Phần Lan, Hà Lan... cũng gia tăng số lượng du HS Việt Nam do chi phí học tập ở mức vừa phải
Trong lần chia sẻ về SV Việt Nam đi du học, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên minh Châu Âu bộc bạch, việc mọi người chọn du học, nghiên cứu ở nước sau khi tốt nghiệp ĐH là điều dễ hiểu, đáng kích lệ. Còn HS có xu hướng đi du học ngay từ ở bậc phổ thông lại là một vấn khác, chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về chất lượng, môi trường giáo dục trong nước.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Điểm mới tuyển sinh đầu cấp ở Sài Gòn Cấu trúc đề thi vào lớp 10 tiếp tục giữ ổn định, tăng các câu hỏi thực tiễn. Đổi mới đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM Nội dung đề thi sẽ tiếp tục ra theo hướng đổi mới với những câu hỏi nhằm kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào thực tiễn. Năm nay,...