Toyota và Honda bị kiện vi phạm bằng sáng chế công nghệ
Theo Nikkei, Toyota Motor và Honda Motor đã bị một công ty quản lý bằng sáng chế có trụ sở tại Mỹ cáo buộc vi phạm bằng sáng chế bao gồm các công nghệ liên lạc trong xe.
Trong vụ kiện hiếm hoi nhắm vào các nhà sản xuất ô tô về việc sử dụng công nghệ liên lạc, Intelligence Ventures cáo buộc Toyota và Honda đã vi phạm hơn 10 bằng sáng chế, bao gồm cả bằng sáng chế dành cho liên lạc khoảng cách ngắn.
Với sự lan rộng của dịch vụ truyền thông 5G siêu nhanh, các nhà sản xuất ô tô đang tập trung vào việc phát triển những chiếc xe luôn được với kết nối internet. Theo dự đoán của công ty nghiên cứu Fuji Keizai có trụ sở tại Tokyo, doanh số ô tô kết nối internet mới trên toàn cầu sẽ đạt 94,2 triệu chiếc vào năm 2035, chiếm khoảng 80% thị trường.
Video đang HOT
Intelligence Ventures cáo buộc Toyota và Honda đã vi phạm hơn 10 bằng sáng chế
Tuy nhiên, khi công nghệ tiến bộ nhanh chóng kết hợp với nhiều loại và số lượng bằng sáng chế, thì việc thường xuyên xảy ra tranh chấp bằng sáng chế là khó tránh khỏi. Intellectual Ventures đã đệ trình tổng cộng ba vụ kiện tại hai tòa án quận liên bang ở Texas (Mỹ) vào ngày 19.10 nhắm vào Toyota, Honda và General Motors. Công ty này nêu rõ xe hybrid Prius và ô tô hạng sang Lexus của Toyota, cùng với Accord và Odyssey của Honda, nằm trong số những phương tiện vi phạm bản quyền, với thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng trăm triệu USD.
Intellectual Ventures không sản xuất sản phẩm, phí sáng chế là nguồn thu chính của công ty. Ngoài việc thực hiện nghiên cứu và phát triển nội bộ, Intellectual Ventures mua bằng sáng chế thông qua các quỹ liên kết và kiếm lợi nhuận từ việc cấp phép chúng, ngoài ra còn từ việc giành chiến thắng trong các vụ kiện tụng. Intelligence Ventures được thành lập vào năm 2000 bởi cựu giám đốc điều hành Microsoft Nathan Myhrvold. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty đã “có được hơn 70.000 bằng sáng chế bao gồm nhiều phát minh quan trọng của kỷ nguyên internet”.
Toyota nói với Nikkei rằng sẽ từ chối bình luận trong quá trình tố tụng. Honda cũng đưa ra thông báo tương tự.
Toyota xây dựng nhà máy pin xe điện gần 1,3 tỉ USD tại Mỹ
Toyota sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin trị giá 1,29 tỉ USD ở Bắc Carolina trong nỗ lực đưa một số chuỗi cung ứng xe điện của mình sang Mỹ.
Theo The Verge, tin tức này xuất hiện ngay sau thông báo của Toyota cho biết họ sẽ đầu tư khoảng 13,6 tỉ USD vào công nghệ pin trong thập kỷ tới, bao gồm cả khoản đầu tư 9 tỉ USD vào sản xuất khi cố gắng điện khí hóa dòng xe của mình.
Toyota có nhiều kế hoạch cho mảng xe điện trong tương lai
Chris Reynolds, giám đốc hành chính của Toyota Motor Bắc Mỹ cho biết Toyota có kế hoạch chi 1,29 tỉ USD cho nhà máy mới trong thập kỷ tới, và quá trình sản xuất tại nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025. Trong năm đầu tiên, Toyota có kế hoạch sản xuất 1,2 triệu bộ pin cho dòng xe điện sắp ra mắt của mình.
"Khoản đầu tư này, mà tôi tin rằng cho đến nay là khoản đầu tư vốn tư nhân lớn nhất trong lịch sử Bắc Carolina, sẽ tạo ra ít nhất 1.750 việc làm mới và giúp chúng tôi phát triển và nội địa hóa sản xuất pin ô tô, sẽ mở đường cho các loại xe điện chạy bằng pin được chế tạo tại Mỹ", Reynolds nói trong một cuộc họp báo.
Theo News & Observer, Ủy ban đầu tư kinh tế Bắc Carolina đã phê duyệt gói ưu đãi thuế trị giá 438,7 triệu USD để khuyến khích Toyota xây dựng tại bang này.
Nhà máy sản xuất pin của Toyota là cơ sở mới nhất được lên kế hoạch khi các công ty ô tô đang tranh giành để tăng cường sản xuất xe điện. Chiếc xe điện tầm xa đầu tiên của Toyota, chiếc SUV nhỏ gọn BZ4X, dự kiến sẽ được ra mắt vào giữa năm 2022.
Trên toàn cầu, sản lượng pin dự kiến sẽ tăng từ 95,3 GWh vào năm 2020 lên 410,5 GWh vào năm 2024, theo công ty phân tích và dữ liệu GlobalData.
Mặc dù là công ty đi đầu trong lĩnh vực ô tô lai (hybrid) xăng - điện với Prius nhưng Toyota vẫn xem hybrid như một biện pháp tạm thời cho đến khi pin nhiên liệu hydro trở nên cạnh tranh. Giờ đây, công ty đang bắt kịp những công ty như Nissan và được cho là đã vận động hành lang để làm chậm quá trình chuyển đổi sang xe điện của Mỹ.
Trung Quốc nhắm mục tiêu vào quyền sở hữu trí tuệ Các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đang trở thành mục tiêu chính trong ngày càng nhiều vụ kiện về sở hữu trí tuệ. Apple từng bị một công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc đệ đơn ra tòa, cáo buộc công nghệ nhận dạng giọng nói Siri vi phạm bằng sáng chế của họ Theo Nikkei, luật sở hữu trí...