Toyota, Sony, SoftBank cùng 5 doanh nghiệp Nhật ‘bắt tay’ phát triển con chip thế hệ mới
Được đặt tên là Rapidus, dự án này đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất chip tiên tiến vào cuối những năm 2020…
Nhật đang chậm chân hơn các cường quốc khác trong việc phát triển công nghệ chip tiên tiến – Ảnh: Rueters
Một nhóm gồm 8 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản sẽ hợp tác cùng Chính phủ nước này để thành lập một công ty phát triển chất bán dẫn thế hệ mới.
Được đặt tên là Rapidus, dự án này đặt mục tiêu bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất chip tiên tiến vào cuối những năm 2020.
Trong bối cảnh cuộc đua phát triển công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo ngày càng “ nóng” lên trên toàn cầu, công ty mới này hướng tới trở thành một nền tảng cho sự hợp tác giữa các công ty Nhật và Mỹ, cũng như hợp tác giữa các chính phủ trên thế giới.
Các công ty tham gia Rapidus bao gồm Toyota Motor, Sony Group, SoftBank, Denso, NTT, Kioxia Holdings, NEC và ngân hàng Mitsubishi UFJ. Người phụ trách điều phối việc thành lập công ty này là ông Tetsuro Higashi, cựu chủ tịch nhà sản xuất thiết bị chip Tokyo Electron. Dự kiến công ty sẽ tiếp tục thu hút thêm vốn đầu tư và sự hợp tác của các nghiệp khác trong thời gian tới.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ dự án thông qua trợ cấp và các ưu đãi khác. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura ngày 11/11 đã công bố chiến lược sản xuất chip tiên tiến trong nước thông qua dự án Rapidus do 8 công ty hàng đầu Nhật Bản thành lập. Ông cho biết Chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ 70 tỷ Yên (khoảng 494 triệu USD) thông qua trợ cấp cho công ty này.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura công bố dự án Rapidus với cam kết đầu tư gần 500 triệu USD của Chính phủ Nhật – Ảnh: JP Times
Được đặt tên theo tiếng Latin có nghĩa là “thần tốc”, công ty mới đặt mục tiêu phát triển các con chip logic kích thước 2 nanomet và xây dựng dây chuyền sản xuất vào cuối thập kỷ này. Từ những năm 2030, công ty hướng tới bắt đầu sản xuất chip theo hợp đồng cho các công ty thiết kế và công ty sử dụng chip.
Chip logic có kích thước mạch điện nhỏ và tiêu chuẩn cao, là linh kiện quyết định khả năng xử lý của điện thoại thông minh, trung tâm dữ liệu và các thiết bị khác. Loại chip này cũng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới viễn thông cao cấp và xe tự lái hoàn toàn.
Hiện tại, các doanh nghiệp có liên quan đang đua nhau đầu tư vào lĩnh vực này để chuẩn bị cho tương lai cũng như duy trì cạnh tranh. Rủi ro địa chính trị gia tăng khiến các công ty buộc phải hành động để đảm bảo năng lực sản xuất con chip tiên tiến – mặt hàng hiện do các doanh nghiệp Đài Loan thống trị.
Công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC) và Samsung Electronics hiện đang hợp tác phát triển công nghệ sản xuất hàng loạt con chip 3 nanomet và đặt mục tiêu sản xuất con chip 2 nanomet vào năm 2025.
Ở cấp quốc gia, Nhật Bản và Mỹ có thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới. Trong ngân sách bổ sung lần hai cho năm 2022, Chính phủ Nhật đã dự toán một khoản 350 tỷ Yên để đầu tư vào một trung tâm nghiên cứu hợp tác giữa Nhật và Mỹ. Trung tâm này sẽ được thành lập vào cuối năm nay, dự kiến hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản và quốc tế. Hai trong số các đơn vị tham gia dự án này là hãng công nghệ IBM của Mỹ và viện nghiên cứu IMEC của Bỉ.
Trở lại với Rapidus, công ty này cũng sẽ hợp tác với một số trung tâm nghiên cứu và hiện đã nhận được đầu tư 70 tỷ USD từ Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng mới.
Tuy nhiên, với dự án mới này, Nhật Bản còn rất nhiều việc phải làm mới bắt kịp với các nước khác. Dây chuyền sản xuất chip logic hiện đại nhất của nước này hiện mới chỉ sản xuất được con chip 40 nanomet. Kể từ khi cuộc cạnh tranh công nghệ chip tiên tiến bắt đầu “nóng” lên vào những năm 2010, nước này không thể theo kịp làn sóng đầu tư khủng trong lĩnh vực này của các doanh nghiệp cũng như chính phủ nước ngoài.
Theo kế hoạch kiện tại, Rapidus sẽ được dẫn dắt bởi một đội ngũ các giám đốc dày dặn kinh nghiệm, bao gồm ông Higashi và Atsuyoshi Koike, người từng là giám đốc tại công ty linh kiện điện tử Western Digital Japan. Sắp tới, công ty này sẽ phải tập trung vào chiêu mộ nhân tài có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ chip tiên tiến cũng như quy trình sản xuất.
Chuyện gì đang xảy ra với Sony: Cổ phiếu giảm mạnh nhất 13 năm, vốn hoá bốc hơi 20 tỷ USD trong 1 ngày
Các cổ đông Sony lo sợ chưa từng có sau 1 tuyên bố của Microsoft.
Tờ Bloomberg đưa tin, cổ phiếu của Sony Group đã giảm 13% trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo vào ngày thứ tư. Đây được ghi nhận là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Mọi chuyện diễn ra ngay sau khi đối thủ của họ là Microsoft công bố thỏa thuận trị giá 69 tỷ USD mua lại nhà phát hành trò chơi Activision Blizzard Inc.
Thương vụ thâu tóm bom tân kể trên của Microsoft được cho là để đảm bảo tài sản sở hữu trí tuệ cho dịch vụ Xbox Game Pass của mình. Đồng thời, nó đã xóa sạch 20 tỷ USD vốn hoá của Sony trong một ngày. Việc thúc đẩy thu hút người đăng ký trả phí với danh mục trò chơi phong phú thách thức mô hình kinh doanh bảng điều khiển truyền thống của Sony dựa vào các tựa game độc quyền cao cấp và doanh số bán phần cứng. Trò chơi và dịch vụ mạng hiện chiếm khoảng 30% doanh thu của Sony.
Microsoft đã công bố hôm thứ ba rằng họ có hơn 25 triệu người đăng ký Game Pass. Cũng theo Phil Spencer, giám đốc Xbox, họ "sẽ cung cấp nhiều trò chơi Activision Blizzard nhất có thể trong Xbox Game Pass và PC Game Pass", bao gồm cả các tựa game hiện có và mới. Call of Duty, Diablo và World of Warcraft là một trong số những tựa game nhượng quyền thương mại rất thành công được phát triển dưới sự bảo trợ của Activision Blizzard.
Amir Anvarzadeh của Asymmetric Advisors cho biết: "Sony sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn để tự đứng vững trong cuộc chiến tiêu tốn tiền của này. Với việc Call of Duty giờ đây có nhiều khả năng được thêm độc quyền vào danh sách Game Pass, những khó khăn đối với Sony sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn".
Ở những nơi khác trong ngành công nghiệp trò chơi, các nhà phát hành lại chứng kiến cổ phiếu phục hồi sau thông báo của Microsoft, với Capcom Co. và Square Enix Holdings Co. tăng hơn 3,7% trên sàn Tokyo. Các nhà phân tích, bao gồm cả Jefferies 'Atul Goyal, coi động thái này là việc nâng cao định giá cho các công ty trò chơi có danh mục đầu tư game IP (Game bản quyền trí tuệ) và nội dung mạnh mẽ.
Sony đã duy trì vị trí dẫn đầu nhất quán về doanh số bán hàng và các trò chơi độc quyền so với các sản phẩm cạnh tranh của Microsoft trên một số thế hệ PlayStation và Xbox. Giờ đây, đối thủ Mỹ đã ra dấu hiệu quyết tâm chi tiêu mạnh tay hơn nữa để thu hẹp khoảng cách đó. Và đương nhiên, Sony sẽ phải chịu áp lực đáp trả những đòn đánh đó.
Nhà phân tích Kazunori Ito của Morningstar Research cho biết: "Sony sẽ phải vật lộn để so găng với Microsoft về số tiền mà hãng có thể chi ra để mua các game IP phổ biến. Cổ phiếu công ty giảm cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng rằng Sony có thể sẽ không thể tiếp tục chiến thắng nếu thực sự ngành công nghiệp này sẽ chuyển hướng khỏi mô hình dựa trên phần cứng".
Hãng Sony ngừng dùng bao bì nhựa cho thiết bị nhỏ từ năm 2023 Người phát ngôn của Sony nêu rõ hãng điện tử Nhật Bản này muốn loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng hộp nhựa để đựng những mặt hàng nhỏ mới thiết kế vào năm 2025. Kể từ tháng 4/2023, bao bì nhựa sẽ không được dùng cho những sản phẩm mới có khối lượng từ 1kg trở xuống của Sony. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày...