Tour xe đạp ‘Dấu chân làng cổ Bát Tràng’ hướng tới SEA Games 31
Tour xe đạp là sản phẩm tour trong chương trình nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội – Làng nghề Bát Tràng do Sở Du lịch Hà Nội triển khai và Công ty Lữ hành Hanoitourist thực hiện.
Du khách tham gia tour xe đạp “Dấu chân làng cổ Bát Tràng” (Ảnh: Phương Bùi).
Sáng 29/4, tại khu vực Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, hơn 30 người yêu du lịch Thủ đô đã tham gia đạp xe theo hành trình “Dấu chân làng cổ Bát Tràng”.
Đây là hoạt động đánh dấu lễ ra mắt tour xe đạp “Dấu chân làng cổ Bát Tràng” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Công ty Lữ hành Hanoitourist tổ chức. Đồng thời, là hoạt động chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và là một trong những tour du lịch trải nghiệm phục vụ SEA Games 31.
Tại ra mắt Tour xe đạp, hơn 30 người đã tham gia đạp xe theo “Hành trình dấu chân làng cổ Bát Tràng”, trải qua lộ trình 15km qua Hàng Ngang – Hàng Đào – chợ Đồng Xuân – cầu Long Biên – đê Long Biên – Bát Tràng; tham quan, trải nghiệm trong làng cổ Bát Tràng với nhiều hoạt động hấp dẫn, mới lạ đã để lại nhiều dấu ấn cho du khách yêu du lịch Thủ đô.
Chia sẻ với báo chí, ông Phùng Quang Thắng – Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, trung tâm thành thị có phố nghề, còn khu vực ngoại thành có hàng chục làng nghề truyền thống là nét độc đáo của Thủ đô Hà Nội ít nơi có được. Làng nghề Bát Tràng khác với nhiều làng nghề khác bởi người dân không làm nghề nông kết hợp mà chủ yếu làm nghề sản xuất gốm sứ truyền thống.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 10 km, làng nghề Bát Tràng tọa lạc ngay bên đê và bờ sông Hồng thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa từ hàng trăm năm nay. Đến đây bằng xe đạp cũng là cách để du khách kết nối một cách mộc mạc và ấn tượng trên đường đi từ “Phố nghề đến Làng nghề”.
Gạch Bát Tràng, sản phẩm gốm sứ đã làm nên danh tiếng “Bát Tràng” từ xưa bằng kỹ thuật và những bàn tay khéo léo của người thợ. Bên cạnh đó là không gian kiến trúc, lối sống trong làng cổ Bát Tràng thực sự quyến rũ, các họ gia đình đã xây dựng đình làng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, bia Văn Chỉ, đền mẫu…
Hành trình du khách đạp xe qua khu bãi giữa sông Hồng ven đê (Ảnh: Báo TT).
Lịch sử làng Bát Tràng còn lưu danh 364 vị đỗ đạt, trong đó có tám vị tiến sĩ và một vị Trạng nguyên. Đường làng hẹp, có chỗ chỉ đủ hai người đi bộ tránh nhau, các bức tường gạch cổ kính hai bên đã trở thành những nơi chụp hình ưa thích của nhiều du khách.
Nhiều gia đình vẫn còn làm nghề sản xuất gốm sứ truyền thống tại gia tạo ra sức sống mãnh liệt từ hàng trăm năm nay mà giờ đây du khách đến vẫn được chứng kiến. Cảnh nhộn nhịp giao thương sẽ lôi cuốn bạn mất hàng giờ mua sắm cho mình những quà lưu niệm ưa thích.
“Từ “Dấu chân” đề cập đến một câu chuyện về người nổi tiếng truyền lại trong làng cổ Bát Tràng. Thông qua sản phẩm tour du lịch mới này, Công ty Lữ hành Hanoitourist muốn đề cập đến cả “Dấu chân” du khách để lại, không thể thiếu trong hành trình đến với Thủ đô Hà Nội…”, Phùng Quang Thắng chia sẻ.
Video đang HOT
Ngại đi xa vì dịch, khách chi tiền triệu đặt tour xe đạp du lịch Hà Nội
Ngọc Dung quyết định dành ngày cuối tuần để tham gia tour đạp xe khám phá Hà Nội với mức chi phí khoảng 1,3 triệu đồng.
Thích du lịch trải nghiệm, Bùi Ngọc Dung (28 tuổi, Hàng Buồm, Hà Nội) đăng kí một tour du lịch Ninh Bình bằng xe đạp.
Nhưng chờ đợi khá lâu mà chưa sắp xếp được chuyến đi phù hợp, Dung quyết định thử trải nghiệm trước với tour du lịch xe đạp quanh Hà Nội.
Cô muốn thử sức xem, bản thân có thể hoàn thành quãng đường 40km khám phá Hà Nội hay không, trước khi bắt đầu hành trình dài hơi hơn với chuyến đi Ninh Bình.
"Mình đã chuyển ra Hà Nội sống khoảng 1,5 năm nên ban đầu, mình không nghĩ tour du lịch giữa lòng thành phố này sẽ có quá nhiều điều ấn tượng, mới lạ với mình. Nhưng cuối cùng, mình đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, được nhìn thấy một Hà Nội rất khác, bình yên và cổ kính", Dung chia sẻ.
Nhiều người Hà Nội sẵn sàng chi tiền triệu tham gia tour xe đạp khám phá thành phố.
Trước đây, Dung sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Năm 2020, Dung chuyển ra Hà Nội làm việc. Yêu thích khí hậu, con người của thành phố này, Dung quyết định ở lại, gắn bó lâu hơn với Hà Nội.
Sáng cuối tuần, Dung tập trung tại đơn vị thực hiện tour cùng 6 du khách khác. Các du khách đều phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng chống Covid-19, thực hiện khai báo y tế.
Tại đây, họ làm quen với nhau, cùng khởi động nhẹ và được hướng dẫn viên (HDV) hướng dẫn việc sử dụng xe đạp. Mỗi du khách được chuẩn bị một chiếc xe phù hợp với chiều cao, cân nặng, giới tính.
Từng chiếc xe được hướng dẫn viên kiểm tra rất kĩ cho du khách.
7h30 sáng, đoàn bắt đầu khởi hành. Đoạn đầu hành trình, đoàn sẽ đi khá chậm để các du khách làm quen với phương tiện, thong thả ngắm nhìn cây cầu Long Biên trong nắng sớm. Theo sự hướng dẫn của HDV, Dung và các du khách dắt xe đạp qua cầu thang nối từ cầu Long Biên xuống khu vực bãi bồi.
Du khách dắt xe đạp từ cầu Long Biên xuống bãi giữa sông Hồng.
"Mình chưa từng biết về khu vực này nên khá tò mò", Dung chia sẻ. Càng đi sâu vào bãi bồi này, Dung càng thấy không khí trong lành, xung quanh là cây xanh bao phủ, tách biệt khỏi thành phố ồn ào.
Ở đây, cô được cùng đoàn ghé thăm nhà ông Được - người đầu tiên ra bãi giữa sông Hồng "ở tạm" rồi gắn bó từ đó đến nay. Ông Được kể cho đoàn khách nghe về cuộc đời trôi nổi của mình, những lần xả thân cứu người đuối nước, tự vẫn,... hay hành trình đưa những đứa trẻ vô danh ở bãi giữa về quê làm giấy khai sinh.
Dung thích thú với quãng đường khám phá bãi giữa.
Tiếp theo, Dung và cả đoàn rong ruổi đi xuyên vào bãi giữa. Càng vào sâu, đoạn đường càng nhỏ hẹp, khó đi, có khi phải lên dốc đột ngột.
"Nhiều đoạn HDV phải nhắc mình về số hay tăng số cho phù hợp đoạn đường", Dung nói. Nhưng bù lại sau hành trình di chuyển gập ghềnh, đoàn đến một điểm camping rất "chill", nằm ngay sát sông Hồng, nơi có thể nhìn ngắm dòng sông, cầu Nhật Tân...
Trên đường đi, Dung cũng được chiêm ngưỡng những cánh đồng rau, rặng chuối dài tít tắp - hình ảnh mà cô chỉ từng thấy ở những làng quê cách xa trung tâm thành phố.
Khung cảnh bãi giữa xanh mướt, thanh bình như một làng quê.
Rời bãi bồi sông Hồng, cả đoàn sẽ men theo con đê để ngược về khu vực Đông Ngạc, Nam Từ Liêm, tới thăm những ngôi đình cổ hàng trăm năm tuổi như đình Chèm, đình Đông Ngạc.
Tại đây, Dung rất thích thú khi được trò chuyện với nhà trí thức 85 tuổi - ông Nguyễn Bảo, một người con của làng Đông Ngạc. Ông là "hướng dẫn viên", trực tiếp đón đoàn, giới thiệu về lịch sử ngôi làng, ngôi đình, truyền thống hiếu học ở mảnh đất này.
"Bác rất gần gũi, thân mật, giống như một người ông trong gia đình. Câu chuyện của bác vừa có kiến thức lịch sử vừa có niềm tự hào rất lớn. Bác trực tiếp đạp xe, dẫn đoàn vào thăm đường làng, ngõ xóm, những nhà thờ họ cổ kính trăm năm tuổi", Dung kể. Đến trưa, ông Bảo lại đón đoàn vào thăm nhà, dùng bữa cơm thân mật với cả gia đình.
"Hướng dẫn viên" 85 tuổi đang chia sẻ về lịch sử ngôi đình Đông Ngạc tới du khách.
Du khách được tham quan nhiều nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi.
Buổi chiều, khi kết thúc bữa trưa và nghỉ ngơi tại nhà ông Bảo, Dung cùng đoàn đi quay về phía ven hồ Tây, ngắm hoàng hôn.
"Mình từng đi du lịch nhiều nơi nhưng trước đây, mình cứ nghĩ muốn tìm kiếm điều mới mẻ phải đi thật xa nơi mình sống.
Mình không ngờ chính nơi mình ở vẫn có những điều khác biệt, mới lạ tới vậy. Chuyến đi mang tới cho mình không chỉ niềm vui, những người bạn mới, trải nghiệm thực tế cuộc sống người địa phương mà cả kiến thức lịch sử, văn hóa", Dung chia sẻ.
Đi du lịch xe đạp quanh Hà Nội là một trải nghiệm khiến nhiều người bất ngờ
Theo chia sẻ của đại diện đơn vị cung cấp tour xe đạp giữa lòng Hà Nội này, tour được triển khai từ đầu tháng 10 tới nay, chủ yếu diễn ra vào thứ 7 và Chủ nhật. Sau khoảng 2 tháng triển khai, đơn vị này đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của du khách.
Mỗi tour trải nghiệm thường có từ 5 - 10 khách, với chi phí khoảng 1,3 triệu đồng/ người. Đoàn sẽ có một HDV chính và một HDV phụ để phục vụ, hỗ trợ khách khi cần.
"Trước đây, tệp khách hàng chủ yếu của chúng tôi là khách nói tiếng Pháp. Hầu hết họ ưa khám phá sâu về văn hóa điểm đến, yêu thích những nét hoang sơ, mộc mạc thay vì du lịch đại trà, đông đúc.
Thời điểm này, chúng tôi phát triển mở dịch vụ tour xe đạp tới du khách nội địa - những người đam mê khám phá điều mới lạ, yêu thích trải nghiệm có chiều sâu. Trong thời điểm dịch còn diễn biến phức tạp, tour du lịch này được du khách nội địa đón nhận tích cực", đại diện đơn vị này cho biết.
Hiện nay, các hoạt động du lịch ngay tại thành phố được người Hà Nội yêu thích hơn rất nhiều so với trước đây. Thay vì đi xa, người dân Thủ đô lựa chọn tham gia các hoạt động trải nghiệm như chèo thuyền sông Hồng, cắm trại ngoại ô, cắm trại chân cầu Vĩnh Tuy, bay dù lượn Đồi Bù,...
Về đất Tổ dự ngày hội bóng đá SEA Games 31 và trải nghiệm những điểm đến hấp dẫn Tỉnh Phú Thọ sở hữu nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời và được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tại SEA Games 31 tới đây, tỉnh Phú Thọ đã được lựa chọn là sân nhà của U23 Việt Nam tại vòng bảng. Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho đại...