Tốt nghiệp xong không chịu đi làm vì bận ở nhà mở công ty
Ra trường, thay vì bận rộn gửi CV đi xin việc thì một số bạn trẻ lại chọn cách ở nhà khởi nghiệp. Giấc mơ làm ông, bà chủ tưởng như xa vời với những cô, cậu cử nhân vừa tốt nghiệp, nhưng lại được nhiều SV ĐH FPT biến thành sự thật.
Không cần có số vốn khủng, nhiều sinh viên ĐH FPT vẫn khởi nghiệp thành công bằng những ý tưởng khác biệt. Họ đều là những CEO quyết đoán, dám từ bỏ các cơ hội việc làm hấp dẫn trước mắt để chọn đi con đường của riêng mình. Nhìn vào câu chuyện thực tế của những cựu sinh viên bước ra từ ngôi trường này, các bạn trẻ được truyền thêm niềm cảm hứng, nhưng cũng không quá “tô hồng” giấc mơ khởi nghiệp.
Bỏ lương 2.000$ để được ăn cả ngã về không
Hoàng Phương Nga (cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT) từng từ bỏ mức lương 40 triệu đồng/tháng để theo đuổi một dự án dạy lập trình cho trẻ em. Thời điểm ấy, vừa tốt nghiệp Nga được một công ty Nhật Bản mời về làm việc với mức lương cao ngang ngửa mức thu nhập của những cán bộ quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng lực xuất sắc cùng với thành tích ấn tượng trong suốt 4 năm đại học đã giúp Nga lọt vào mắt xanh của nhiều nhà tuyển dụng.
Hoàng Phương Nga từng là một trong số các sinh viên nữ được nhận học bổng toàn phần của ĐH FPT
Năm 2017, cô được nhận danh hiệu Nữ sinh Công nghệ thông tin tiêu biểu do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Ra trường, thành tích của Nga thuộc vào hàng Á khoa, không ít doanh nghiệp rộng cửa đón cô với thu nhập hấp dẫn. Thế nhưng, dù những cơ hội đến với Nga hấp dẫn là thế, cô vẫn không chọn “an phận” làm thuê.
Nga đam mê việc dạy lập trình cho trẻ em và muốn trở thành một trong những người tiên phong phát triển dự án này. Ở một số nước phát triển, mô hình dạy lập trình cho trẻ em đã xuất hiện. Còn tại Việt Nam thì điều này vẫn còn khá mới mẻ, không có một trung tâm nào đi trước để học theo. Bằng vốn tiếng Anh và tiếng Nhật có được nhờ chăm chỉ học tập ở trường, cô cựu sinh viên ĐH FPT nghiên cứu tài liệu và các chương trình nước ngoài. Cô tự biên soạn giáo trình, lên nội dung bài giảng, nghiên cứu mở khóa học, gọi vốn đầu tư, học cách điều hành nhân sự…
Một năm sau khi tốt nghiệp, Nga sở hữu 5 cơ sở dạy lập trình cho trẻ em. Doanh thu mỗi tháng như một con số không thể chạm tới với những cử nhân mới ra trường 1-2 năm. Lúc này, nữ CEO 9x không còn phải “sợ mắc sai lầm” khi bỏ mức lương ngàn đô để rẽ hướng khởi nghiệp nữa.
Không có vốn, “thấm thía” giấc mơ làm ông chủ
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng cần phải có một số vốn “khủng” thì mới có thể khởi nghiệp, còn Nguyễn Việt Hùng (cựu sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, ĐH FPT) lại chứng minh ngược lại
Thời đi học, Hùng nhận ra bạn bè xung quanh mình có nhu cầu khá cao về việc học thiết kế để phục vụ cho công việc. Thế nhưng nhiều người ngần ngại vì đi học ở trung tâm học phí quá cao, hơn nữa những khóa học chuyên sâu trong một thời gian dài không đáp ứng được nhu cầu “cần biết ngay” của những bạn trẻ mới đi làm. Hùng nảy ra ý tưởng mở một khóa học thiết kế ngắn hạn với mức học phí thấp, lại có tính ứng dụng cao. Đối tượng Hùng hướng đến là học sinh, sinh viên và một bộ phận người đã đi làm có thu nhập thấp.
Không có tiền trong tay, Hùng đánh liều đi vay 10 triệu về để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp. 10 triệu không phải là con số lớn đối với một doanh nghiệp. Vì thế, Hùng phải làm tất cả mọi thứ có thể làm, mượn những gì có thể mượn. Cậu thiết kế giáo trình, truyền thông khóa học, chiêu mộ học viên, thuê phòng học, mua sắm bàn ghế… Những việc mà ở những trung tâm khác cần một nhóm nhân sự cùng thực hiện thì Hùng làm một mình. Khi ấy, Hùng vẫn là sinh viên nên vừa đi học cậu vừa sắp xếp công việc, lại vừa lo về khoản nợ 10 triệu đồng treo lủng lẳng trên đầu. Hùng xác định, cậu sẽ dành toàn bộ tâm huyết cho dự án khởi nghiệp của mình, nếu thất bại thì đi làm thuê để trả nợ.
Chỉ sau vài tháng, dự án khiến cậu “bạc mặt” này đã thu hút nhiều học viên và mang lãi về cho “ông chủ 9x”. Hùng không dừng lại hài lòng, cậu tiếp tục cải thiện khóa học và áp dụng những kiến thức học được ở trường để xây dựng các công cụ số hỗ trợ việc quản lý trung tâm.
Đến khi tốt nghiệp, trong khi bạn bè đang bận tâm đến việc làm ở đâu với mức lương bao nhiêu thì chàng cựu sinh viên ĐH FPT đã có một công ty riêng đứng tên mình và đi tuyển dụng nhân sự.
Có thể nói, Nguyễn Việt Hùng và Hoàng Phương Nga là hai trong số nhiều bạn trẻ của ĐH FPT dám theo đuổi khởi nghiệp và đạt được thành công. Dù trên con đường tự vẽ ra có rất nhiều chông gai mà người ngoài cuộc không nhìn thấy, nhưng những 9x này không hề bỏ cuộc, mà còn kiên trì đi tới cuối cùng. Tinh thần này rất cần có ở cả những người trẻ khởi nghiệp và những người chọn đầu quân vào các công ty, doanh nghiệp sau khi ra trường.
Thay vì học những ngành dễ 'toang', thời CMCN 4.0 nên chọn những ngành này mới đúng
Có ai nhận ra rằng, đợt nghỉ dịch này đã giúp chúng ta nhìn ra một chân lý: Những ngành nghề đang dễ dàng "thích nghi" và sống sót đều là những ngành phù hợp với tính công nghệ của CMCN 4.0 không?
Phải công nhận rằng công nghệ đang giúp chúng ta sống, làm việc và kết nối ngày một dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính sự phát triển của công nghệ cũng đã lấy đi rất nhiều việc làm của chúng ta trong tương lai. Nếu 2k2 sáng suốt nhận ra hiện thực này, hãy chọn những ngành học dưới đây để có một tương lai tươi sáng.
Công nghệ thông tin
Không thể chối cãi rằng ngành Công nghệ thông tin chính là sự lựa chọn an toàn và phù hợp nhất khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng phát triển.
Từ khi Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, học tập, làm việc, mua sắm thậm chí thăm hỏi bạn bè đều dần chuyển sang trực tuyến.
Nếu Covid kết thúc, với thói quen sử dụng các dịch vụ trực tuyến nhiều như hiện nay của con người, ngành công nghệ thông tin cũng sẽ có cơ phát triển mạnh trong tương lai. Theo học ngành này, bạn không lo không kiếm được việc làm phù hợp. Hơn nữa, làm IT, chỉ cần chiếc máy tính và Internet, ở đâu cũng là văn phòng, miễn hoàn thành công việc. Bạn vừa có thể ở nhà, vừa cập nhật tình hình thế giới vừa lập trình, chẳng lo nguy cơ mắc bệnh mà vẫn đảm bảo thu nhập.
Nhắc đến đào tạo Công nghệ thông tin phải kể đến ĐH FPT. Ngành Công nghệ thông tin ở ĐH FPT gồm các chuyên ngành "hot" như Kỹ thuật phần mềm, Trí tuệ Nhân tạo - AI, Internet kết nối vạn vật - IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số. Toàn bộ giáo trình giảng dạy đều là giáo trình nước ngoài đến từ các nhà xuất bản uy tín.
Ngoài giờ học trên lớp với mô hình lớp học nhỏ 30 sinh viên, sinh viên ngành Công nghệ thông tin ở ĐH FPT còn có vô số giờ thực hành tại phòng lab, trong các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm thực tế do sinh viên và giảng viên cùng làm, tại các sân chơi kiến thức IT do trường tổ chức hàng năm. ĐH FPT cũng là một trong số ít trường ĐH được 5 sao QS Star cho chất lượng đào tạo, và là trường đại học đầu tiên trên cả nước được QS Star đánh giá 3 sao vào năm 2012; hay đạt giải Đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc do Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á Thái Bình Dương ASOCIO trao tặng vào năm 2018...
Công nghệ tự động hoá
Sinh viên Đại học FPT tại chung kết cuộc thi về xe tự hành với chiếc ô tô do chính nhóm nghiên cứu và phát triển.
Xu hướng tự động hoá với robot, xe không người lái và các thiết bị tự hành đã không còn là viễn cảnh chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và thế giới đã sử dụng robot để thay thế sức lao động của con người trong sản xuất và lắp ráp. Nhiều cải tiến trong nghiên cứu các phương tiện tự hành cũng đã có những kết quả tích cực.
Ngay trong mùa Covid, hình ảnh các khu cách ly sử dụng robot tự động trong một số nghiệp vụ để giảm thiểu khả năng lây nhiễm từ người cách ly khiến không ít bạn trẻ ngưỡng mộ. Để trở thành nhân sự trong ngành học này, các bạn cần có kiến thức tốt về cả phần cứng và phần mềm của một robot; nên khi chọn ngành học bạn có thể tuỳ theo thiên hướng thích lắp ráp phần cứng hay lập trình phần mềm hơn để chọn ngành phù hợp.
Trong thời sinh viên, cũng đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các cuộc thi lớn để cọ sát và học hỏi nhé. Vì các doanh nghiệp thường săn nhân sự giỏi trên ghế nhà trường từ chính các sân chơi này.
Truyền thông đa phương tiện
Không chỉ đến gần đây chúng ta mới nhận thấy rằng, cả thế giới đang online liên tục trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter... và các video trên Youtube, Tiktok đang tăng view nhanh đến mức chóng mặt. Bởi lẽ, các phương tiện kết nối xã hội này đã và đang trở thành một phần cuộc sống của hàng tỉ người.
Càng như vậy, Truyền thông đa phương tiện càng chứng minh được tầm quan trọng. Truyền thông là công cụ để doanh nghiệp tiếp cận và gây ấn tượng với công chúng. Hiện nay, hoạt động tiếp thị trực tuyến trên thị trường online phát triển đa dạng, phong phú bao nhiêu thì nhu cầu định vị thương hiệu của các doanh nghiệp cũng tăng cao bấy nhiêu.
Sinh viên Truyền thông đa phương tiện là nhân sự được nhiều doanh nghiệp săn đón
Digital Marketing
Thực tế cho biết, mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của những người sử dụng thành thạo các thiết bị số, đặc biệt là smartphone. Dễ thấy nhất là trong mùa COVID, việc mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng. Hơn nữa, phần lớn khách hàng sẽ quyết định mua sản phẩm thông qua các hoạt động quảng cáo. Vì thế, các doanh nghiệp đang săn đón ráo riết những chuyên gia Digital Marketing giỏi để giúp họ thuyết phục thêm nhiều khách hàng hơn.
Trong tương lai, khi cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển sâu rộng hơn, thị trường tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp sẽ càng phát triển lớn mạnh. Đây là lý do khiến ngành học Digital Marketing sẽ tiếp tục "hot" trong nhiều. năm tới.
Như vậy, cuộc cách mạng 4.0 giúp những ngành học ứng dụng công nghệ tiếp tục "lên ngôi". 2k2 hãy có lựa chọn sáng suốt và phù hợp xu thế khi chọn ngành chọn trường năm nay nhé.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm hoc ba thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.
Học viện Kỹ thuật mật mã tuyển sinh trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ATTT năm 2020 Học viện Kỹ thuật mật mã thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ An toàn thông tin (ATTT) dự kiến vào tháng 8 và tháng 10 năm 2020. Về tuyển sinh trình độ Tiến sĩ ATTT Đối với hệ tập trung, chương trình sẽ tuyển sinh những ứng cử viêncó bằng thạc sĩ là 03 năm, có bằng đại học...