Tốt nghiệp THPT: Văn bản đề thi chắc chắn không lấy trong sách giáo khoa
Chiều 10-4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chốt lại đề thi Ngữ văn năm nay sẽ có phần nằm ngoài sách giáo khoa và ma trận đề thi khác hẳn với cách thức trong các kỳ thi trước.
Chiều 10-4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chốt lại đề thi Ngữ văn năm nay sẽ có phần đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa và theo ma trận đề thi khác hẳn với cách thức thường ra trong các kỳ thi trước
Chiều 10-4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chốt lại đề thi Ngữ văn năm nay sẽ có phần đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa và theo ma trận đề thi khác hẳn với cách thức thường ra trong các kỳ thi trước
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, việc có được sự quan tâm đóng góp ý kiến của rất nhiều Sở GD-ĐT và giáo viên trong buổi hội thảo ngày hôm nay, cho thấy sự lo lắng thể hiện trách nhiệm với học trò. “Nhưng nếu lo quá sẽ làm thui chột tài năng, làm cả xã hội cứng nhắc” – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phân tích.
“Đừng đòi Bộ phải hướng dẫn kỹ quá, môn văn không thể đưa ra hướng dẫn cụ thể. Còn đã quyết tâm đổi mới thì phải đổi mới. Nếu cứ trì trệ thì không có đột phá. Lần này sẽ phải đột phá. Bộ sẽ yêu cầu tác giả ra đề thi nên để ý không yêu cầu học sinh quá nhiều kiến thức trong thời gian làm bài 120 phút. Chúng ta yêu cầu đánh giá đúng năng lực hơn” – Thứ trưởng giải thích trước các đề nghị của đại biểu về việc phải có hướng dẫn cụ thể, tránh gây hoang mang cho học sinh và giáo viên.
Đề thi Ngữ văn năm nay sẽ có nhiều thay đổi theo phương pháp đánh giá Pisa
Video đang HOT
Thứ trưởng cũng thống nhất học sinh sẽ làm bài trong vòng 120 phút và khẳng định không có cấu trúc đề thi. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, hình thức đề thi sẽ bao gồm phần đọc hiểu và bài viết nhằm đánh giá được nhiều loại kiến thức kỹ năng cũng như khả năng vận dụng tổng hợp được các kiến thức này của học sinh.
“Không quan trọng đề thi gồm 2 hay 3 câu, nhưng câu hỏi phải đáp ứng yêu cầu ma trận đề. Văn bản phần đọc hiểu trong đề thi chắc chắn sẽ không lấy trong sách giáo khoa, nhưng phải vừa sức với phổ thông” – Thứ trưởng khẳng định.
Với đề viết thì vẫn định hướng theo đề thi mở nhưng phải có chuẩn về đạo đức, có giá trị sống làm chuẩn. “Đừng để học sinh đem bài văn mẫu vào chép vẫn được điểm tối đa” – Thứ trưởng nhấn mạnh. Ngoài ra phần viết vãn sẽ bao gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Theo VNE
Tốt nghiệp THPT: Thời gian thi môn Ngữ văn giảm xuống còn 120 phút
Một trong những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013-2014 là thời gian làm bài thi môn Ngữ văn giảm từ 150 phút xuống còn 120 phút.
Việc thay đổi này khiến nhiều giáo viên, học sinh băn khoăn về việc đề thi sẽ điều chỉnh như thế nào và hướng ra đề sẽ có những đổi mới ra sao?
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết đối với môn Ngữ văn, vì thời gian làm bài giảm xuống còn 120 phút nên việc ra đề thi sẽ được tính toán để dung lượng đề thi phù hợp với thời gian làm bài.
Đưa các tác phẩm không có trong sách giáo khoa vào đề thi
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng từ trước đến nay, việc dạy và học tại trường phổ thông vốn quen với việc dạy tác phẩm nào thì kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó. Điều này dẫn đến học sinh chỉ học vẹt, chưa kiểm tra, đánh giá được năng lực ngữ văn của học sinh.
Vì vậy, đề Ngữ văn năm nay cần thay đổi thiết kế theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình thể hiện vào bài thi, qua đó đánh giá toàn diện nhất năng lực của học sinh.
Theo Thứ trưởng, ở cấp Tiểu học, trong các bài kiểm tra giữa kỳ, học kỳ, giáo viên đã đưa vào đề thi những văn bản không có trong sách giáo khoa. Ở Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đọc hiểu chiếm phần lớn lượng thời gian dạy học của môn Ngữ văn.
Để đạt mục tiêu tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh đã có khả năng đọc hiểu tốt. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là việc hoàn toàn bình thường và là yêu cầu bắt buộc.
Điểm mới ở đây là chuyển từ việc yêu cầu học sinh học thuộc lòng những nội dung đã đọc hiểu của các tác phẩm có trong sách giáo khoa sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện, phát triển vào việc đọc hiểu các tác phẩm khác không có trong sách giáo khoa nhưng có kết cấu nội dung, độ khó tương đương những tác phẩm đã học.
Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của học sinh; tránh được hiện tượng học tủ, học vẹt.
Ở phần kiểm tra kỹ năng viết, tiếp tục phát huy hướng ra đề của những năm trước, đề thi năm nay cũng sẽ đưa vào những câu hỏi theo hướng mở, yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức và làm bài theo tư duy mở. Học sinh chủ động vận dụng kiến thức thực tế, đưa ra những quan điểm cá nhân để giải quyết những vấn đề cụ thể.
Có khả năng môn thi Ngữ văn bao gồm hai phần
Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp lớp 12 năm nay nhiều khả năng sẽ bao gồm hai phần: Phần thi kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu dưới dạng trên cơ sở một trích đoạn văn bản (có hoặc có thể không có trong sách giáo khoa) yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi thể hiện kỹ năng đọc-hiểu (áp dụng phương pháp đánh giá bằng câu hỏi của phương pháp PISA).
Hiện đang cân nhắc điểm cho phần thi này ở mức 30-50% tổng điểm bài thi.
Phần thi viết, có thể bao gồm hai phần cho thí sinh lựa chọn là bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học, cũng có thể là một bài kiểm tra tổng hợp yêu cầu cả văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Đây là hai thể văn quen thuộc đã có từ nhiều năm nay trong đề thi văn tốt nghiệp lớp 12./.
Theo TTVN
Thay đổi lớn trong đề thi tốt nghiệp THPT Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay dự kiến sẽ có nhiều thay đổi ở những môn thi quan trọng. Học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) ôn thi môn văn. Cấu trúc đề thi môn này có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Môn văn có 2...