Tốt nghiệp THPT 2014: Hoang mang với đổi mới đề và đáp án môn văn
Ngày 10.4, Bộ GDĐT đã công bố những đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường phổ thông. Ngay sau công bố này, nhiều địa phương bày tỏ băn khoăn về việc thực hiện.
Cụ thể, môn ngữ văn sẽ có hai phần: Đọc hiểu và kiểm tra năng lực viết. Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức tiếng Việt, phát hiện những sai sót về chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ… qua một văn bản bất kỳ. Phần kiểm tra năng lực viết gồm hai phần: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Cũng theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Đề thi sẽ tiếp tục ra theo hướng mở nhằm tiến tới kiểm tra kỹ năng chứ không chỉ kiểm tra kiến thức”.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn Ngữ văn sẽ theo cách mới.
Tất cả những thay đổi này chỉ diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp chưa đầy 2 tháng. Bà Phạm Thị Huệ – Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học – Sở GDĐT Nam Định cho biết: “Rất nhiều giáo viên gọi điện đến Sở thắc mắc về các đổi mới và mong nhận được hướng dẫn để giúp học sinh ôn tập, nhưng chúng tôi cũng chịu vì Bộ chưa có “động tĩnh” gì để hướng dẫn”.
Theo bà Huệ, đối với các môn khác, giảm thời gian thi thì đề thi có thể cắt bớt một cách cơ học, nhưng môn ngữ văn thì không thể làm thế. “Học sinh nhiều năm nay đã quen với một đề văn làm trong 150 phút, bây giờ cũng đề văn ấy phải làm trong 120 phút, giáo viên không thể chuẩn bị cho các em kỹ năng này trong vòng chưa đầy 2 tháng với số tiết dành cho môn văn rất ít” – bà Huệ nói. Thầy Ngô Vưu – Tổ văn Trường THPT Quốc Học (Huế) thì cho biết: “Chúng tôi băn khoăn nhiều điểm, chẳng hạn như phần đọc hiểu sẽ vận dụng các đoạn văn bản ngoài hay trong sách giáo khoa? Phần nghị luận theo hướng mở sẽ được chấm như thế nào? Đối với học sinh giỏi, học sinh thành phố thì những thay đổi này không đáng lo, nhưng với học sinh nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa những đòi hỏi về vận dụng này sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Bà Lê Thị Hương (Sở GDĐT Lào Cai) cho biết, hiện nay giáo viên và học sinh vẫn có suy nghĩ “thi gì học nấy, học gì thi nấy”, nếu cấu trúc đề dài, nhiều câu hỏi, nhiều phần mà chưa có hướng dẫn, hoặc định hướng để các em tìm hiểu thông tin làm bài thì sẽ gây khó khăn cho các em. Hơn nữa, việc chấm đề “mở” cũng cần có hướng dẫn “mở”.
Video đang HOT
Đại diện các Sở GDĐT đều đề xuất: “Bộ cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể giúp giáo viên và học sinh có thể hình dung ra cách thi môn văn năm nay để có cách ôn tập hợp lý”.
Theo VNE
Đổi mới kiểm tra môn Văn: Chỉ dám từ từ
Theo nhiều giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, dù họ rất tán thành chủ trương đổi mới cách thức ra đề thi môn Văn của Bộ GD&ĐT trong các kỳ thi tốt nghiệp nhưng nếu thực hiện ngay lập tức trong năm nay thì khó khi hiện có quá nhiều bất cập trong chương trình cũng như năng lực của giáo viên.
Hết "Vợ nhặt" lại đến "Vợ chồng A Phủ"!
Theo Bộ GD&ĐT, yêu cầu đổi mới hướng tiếp cận trong việc dạy học môn Văn đã được đặt ra kể từ khi khởi động chương trình hiện hành (năm 2002) thế nhưng cho đến nay, phương pháp dạy học nhồi nhét, thầy đọc trò chép vẫn thịnh hành.
Việc trì trệ, chậm đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá, thi cử... được xem là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới quá trình dạy học lạc hậu này. PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh than phiền: "Ngữ liệu được dùng trong các bài kiểm tra và bài thi để đánh giá kết quả dạy học rất nghèo nàn, chủ yếu là những văn bản đã có trong sách giáo khoa (SGK)... Các kỳ thi Ngữ văn thường cứ xoay quanh những tác giả và tác phẩm đến mức có năm người ta có thể khoanh vùng được một phạm vi rất hẹp các tác giả và tác phẩm mà người ra đề có thể ra.
Học sinh lớp 12 của một trường THPT ở Hà Nội
Phát biểu đề dẫn tại một hội thảo gần đây, TS Nguyễn Trọng Hoàn, Vụ GD Trung học, Bộ GD&ĐT nhận xét: "Ở trung học vẫn yêu cầu học sinh kể chuyện hoặc phân tích một tác phẩm theo chủ đề bắt buộc..., khi chấm bài, giáo viên vẫn dựa theo việc đếm ý của đáp án để cho điểm".
Giờ chúng tôi không ra A Phủ thì ra cái gì đây khi mà chương trình loanh quanh chừng ấy tác phẩm? Không "Vợ chồng A Phủ" thì "Vợ nhặt", không "Vợ nhặt" thì "Lặng lẽ Sa pa"...!". Thầy giáo Ngô Vưu
Trường Quốc học Huế
Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy Văn cho rằng, họ phần nào thông cảm được với nỗi khó khăn của những người ra đề khi mà chương trình môn Ngữ văn hiện hành đã góp phần quan trọng khiến "tiết Văn như bị cầm tù trong lớp".
Cô giáo Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa nêu dẫn chứng trong chương trình học sinh chỉ được tiếp cận bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận trong khi đó nhà thơ này còn có nhiều tác phẩm có nội dung tươi trẻ, gần gũi với tâm lý lứa tuổi học trò hơn.
"Vậy thì chương trình thay vì đưa cứng một bài có thể giới thiệu những bài khác và để học sinh tự mê, tự say có hơn chăng? Có tạng thích "Tràng giang" nhưng cũng có tâm hồn thích chất lãng mạn tình tứ. Nếu trò được chọn có phải sẽ tốt hơn không?", cô Kim Anh băn khoăn.
Thầy giáo Ngô Vưu, Trường THPT Quốc học Huế, người từng nhiều năm tham gia việc ra đề thi tốt nghiệp THPT cho rằng những người làm đề cũng muốn đổi mới nhưng trước thực trạng dạy học văn hiện nay trong các nhà trường, họ chỉ dám đổi từ từ.
Thầy Ngô Vưu đưa ra dẫn chứng, năm 2009, câu 1 đề thi tốt nghiệp THPT chỉ có một thay đổi rất nhỏ trong cách hỏi, trước thì thường hỏi về tác giả, năm đó hỏi về tác phẩm, kết quả là chỉ 20% học sinh một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt điểm từ trung bình trở lên! "Năm ngoái đề nghị luận xã hội được dư luận đánh giá cao, nhưng nghị luận văn học thì bị nhà văn Phạm Thị Hoài đánh giá "muôn thuở vợ chồng A Phủ!". Giờ chúng tôi không ra A Phủ thì ra cái gì đây khi mà chương trình loanh quanh chừng ấy tác phẩm? Không "Vợ chồng A Phủ" thì "Vợ nhặt", không "Vợ nhặt" thì "Lặng lẽ Sa pa"...!", thầy Ngô Vưu chia sẻ.
Giáo viên chưa kịp đổi mới
Theo cô giáo Nguyễn Thị Thu Thanh, chuyên viên Sở GD&ĐT Hải Dương, Sở này đã rất tích cực trong việc chỉ đạo giáo viên đổi mới kiểm tra đánh giá môn Văn. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên lúng túng.
Cô Thanh dẫn chứng: "Ngay trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, do đối tượng dự thi là học sinh giỏi nên các em có nhiều sự chủ động, sáng tạo nhưng khi chấm, bản thân thầy cô giáo chưa mở, chưa phát hiện, chưa trân trọng cái mới của học trò. Các thầy cô khi chấm cứ khuôn vào cái cũ, trước sự sáng tạo của học sinh không dám ghi nhận để cho điểm cao. Khi chọn giáo viên chấm thi học sinh giỏi chúng tôi toàn chọn giáo viên giỏi, vậy mà họ vẫn chưa thể thoát khỏi tư duy cũ".
Cô Thanh nói: "Theo tôi, muốn đổi mới thì một trong những yếu tố cần phải làm ngay là thay đổi nhận thức của chính các thầy cô giáo để mà biên soạn đề kiểm tra theo hướng mở, chấm bài theo hướng mở, trân trọng những cái mới của các em".
Theo TNO
Dư luận xung quanh đề thi môn văn TN THPT không nằm trong SGK Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, các thí sinh có thể sẽ phải đối mặt với đề thi mà nội dung không nằm trong sách giáo khoa... Với quy định thi mới này, Bộ GD - ĐT cho rằng sẽ tránh được sự học vẹt các tác phẩm văn mẫu như trước đây, thí sinh sẽ không còn máy móc và thụ...