Tốt nghiệp nhưng không có bằng cấp?
Ra trường đi làm nhưng nhiều người vẫn chưa chính thức nhận bằng tốt nghiệp. Các trường đưa ra nhiều lý do trong đó có những nguyên nhân lại không xuất phát từ phía người học.
Dù Bộ GD-ĐT có quy định về thời gian cấp bằng tốt nghiệp nhưng trên thực tế nhiều trường không tuân thủ đúng quy định.
30 ngày thành 1 năm
Quy định hiện hành về quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông, THCN, ĐH và sau ĐH yêu cầu đối với chứng chỉ, bằng tốt nghiệp THCN, CĐ, ĐH, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ chậm nhất sau 30 ngày cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để cấp văn bằng. Thế nhưng đa số các trường ĐH, CĐ, TCCN thường phát bằng trong khoảng thời gian 3 tháng vì phải chờ SV các khoa cùng tốt nghiệp. Thậm chí có rất nhiều trường hợp phải sau 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa.
Chị Võ Thị Phương Hoa – cán bộ công tác tại Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, bức xúc: Chị học ngành Điều dưỡng (khóa 2006 – 2008), bậc trung cấp trường ĐH Y Dược TP.HCM và nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp vào tháng 12.2008 nhưng mãi đến tháng 4.2010 mới được cấp bằng tốt nghiệp chính thức. “Tôi và các bạn đã đến phòng đào tạo của trường hơn 10 lần nhưng nhà trường cứ hứa hẹn… Tôi không thể vào biên chế công tác được vì không có bằng tốt nghiệp. Một số đồng nghiệp còn nghi ngờ tôi mua bằng” – chị Hoa tâm tư.
Mới đây, vào ngày 9.11, trong lễ tốt nghiệp khóa 2006 – 2010 của trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, gần 20 học sinh trung cấp của trường gây áp lực với hiệu trưởng, phòng đào tạo để được cấp bằng. Những học sinh này của khóa trước, đã tốt nghiệp vào tháng 6.2009 nhưng không hiểu sao vẫn chưa được cấp bằng.
Tốt nghiệp hơn một năm, các SV học lớp ĐH ngoài chính quy (khóa 2005 – 2009) trường ĐH Công nghệ Sài Gòn chỉ mới nhận bằng trong tháng 11 năm nay sau nhiều lần kiến nghị.
K., cựu SV trường CĐ Xây dựng số 2, tốt nghiệp hơn 1 năm mới được nhận bằng, bức xúc: “Thi tốt nghiệp gần 3 tháng mới có điểm. Đã vậy, điểm dán lên bị sai, sau đó lại điều chỉnh bằng bảng điểm khác”.
H.T.T, cựu SV lớp ngoài chính quy (khóa 2005 – 2010) trường ĐH Luật TP.HCM, tốt nghiệp hơn 5 tháng mới nhận được bằng. “Tôi cũng cảm thấy khá lâu nhưng vì đã có công việc ổn định, chỉ chờ có bằng là nâng ngạch lương nên cũng không gấp gáp” – T. cho biết. Còn theo Đ.T.B – SV ngoài chính quy (khóa 2005 – 2010) ngành Xây dựng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thì phải mất hơn 6 tháng mới nhận được bằng.
Video đang HOT
Đa số các trường ĐH, CĐ, TCCN thường phát bằng trong khoảng thời gian 3 tháng vì phải chờ SV các khoa cùng tốt nghiệp. (Ảnh minh họa).
Chưa có bằng vì tín chỉ?
Phạm Duy Linh, cựu SV ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), kể lại: “Năm 1998, tôi trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin của trường. Khi nhập học, nhà trường tổ chức buổi thông báo và trao đổi về quy chế học chế tín chỉ (TC) cho khóa đào tạo năm 1998, yêu cầu SV phải học đủ 210 TC mới được tốt nghiệp.
Trong 210 TC có một số TC tự chọn. Đại diện trường cũng đã giải thích về TC tự chọn là SV chọn đăng ký học thêm các môn học khác ngoài môn quy định bắt buộc, để tích lũy đủ 210 TC”. Vừa đi học vừa đi làm nên thời gian học của Linh kéo dài 6 năm (thay vì 4 năm như thông thường) nhưng vẫn đủ thời hạn quy định. Linh giải thích thêm: “Tôi đã tích lũy được 211 TC gồm đủ các TC quy định bắt buộc và một số TC tự chọn.
Nhà trường cũng đã cấp phiếu điểm và xếp loại điểm trung bình chung học tập là 5,98. Theo đúng thời hạn quy định, tôi đã gửi đơn xin xét tốt nghiệp. Sau đó, khi danh sách duyệt tốt nghiệp được công bố (năm 2005), tôi không thấy tên mình trong đó. Tôi lên gặp và được một cán bộ phòng đào tạo giải thích là do tôi thiếu 1 TC tự chọn, nghĩa là phải 212 TC mới được tốt nghiệp! Ngay sau đó, tôi làm đơn gửi lên thầy hiệu trưởng để xin được xét tốt nghiệp, nhưng vị cán bộ phòng đào tạo từ chối nhận với lý do: “Không ai xem xét đơn này đâu!”.
Những năm sau đó, tôi và cha tôi lại tiếp tục gửi đơn lên trường để xin cấp bằng nhưng lãnh đạo trường giải thích là “đã hết thời gian quy định xin cấp bằng” và hướng dẫn tôi làm đơn gửi lên ĐH Quốc gia TP.HCM. Tôi lại tiếp tục lên ĐH Quốc gia để xin giải quyết nhưng vẫn chỉ nhận được câu trả lời: Thời hạn xin giải quyết cấp bằng đã hết”.
Lỡ cơ hội xin việc
Thi tốt nghiệp từ ngày 20.6.2010 thế nhưng cho đến nay hàng trăm SV khóa 7 Học viện Hành chính (cơ sở phía Nam) vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp. Theo phản ảnh của SV, họ chỉ có được giấy xác nhận do trưởng phòng đào tạo ký với nội dung đã hoàn thành chương trình học, có đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp. Một SV bức xúc kể rằng anh đang cần phải nộp hồ sơ để tuyển công chức vào một tổ chức chính trị xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tổ chức này yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp mới được dự thi vì đã gần 5 tháng ra trường, không có lý do gì lại không có bằng tốt nghiệp.
Nhiều SV khác đang muốn xin vào làm việc trong các ngành công an, thanh tra… cũng phải ngồi chờ vì những đơn vị này yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp. Các SV cho biết, họ cũng đã liên hệ với nhà trường để hỏi nhưng trường chỉ trả lời là phải chờ phôi bằng của Bộ GD-ĐT.
Có quy định nhưng không thực hiện Năm 2007, khi ban hành văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD-ĐT có quy định: Từ năm học 2008-2009, cơ sở giáo dục ĐH có trách nhiệm công bố thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; văn bằng, chứng chỉ phải có đầy đủ các nội dung như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ quy định…; bảo đảm dễ dàng quản lý, truy nhập, tìm kiếm. Thông tin phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ lâu dài trên trang thông tin điện tử. Thế nhưng cho đến nay, quy định này vẫn chưa được thực hiện ở hầu hết các trường.
24H.COM.VN (Theo Thanh niên)
Nhiều trường lúng túng khi miễn, giảm học phí
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Thế nhưng đến nay do vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này nên các trường đang rất lúng túng...
Trong khi chờ thông tư, ngày 21-9 Bộ GD-ĐT đã có công văn số 5997/BGDĐT-KHTC hướng dẫn các trường thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2010-2011. Nhưng đến ngày 10-11, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp lại "thổi còi" công văn này của Bộ GD-ĐT vì cho rằng trái pháp luật, khiến các trường càng thêm bối rối.
Các trường bối rối...
Theo ông Nguyễn Anh Đức, trưởng phòng công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nghị định 49 có hiệu lực gần sáu tháng nay nhưng do chưa có thông tư hướng dẫn nên các trường không thể triển khai được. Trong đợt tập huấn các trường ĐH, CĐ toàn quốc vào tháng 8-2010 của Bộ GD-ĐT, nhiều trường đã thắc mắc về việc ban hành thông tư này.
"Khi đó, đại diện Bộ GD-ĐT hứa chậm nhất đầu tháng 9-2010 sẽ có thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể gửi đến các trường. Tuy nhiên, tháng 10-2010, chúng tôi liên hệ các đơn vị chức năng của bộ lại được trả lời vẫn chưa có và thông tư này liên quan nhiều bộ nhưng không cho biết bị tắc ở cơ quan nào" - ông Đức cho biết.
Tương tự, một số trường thành viên ĐHQG TP.HCM như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn... đều cho biết đang rất lúng túng nên vẫn thực hiện việc miễn, giảm học phí cho các sinh viên thuộc diện miễn, giảm như các năm trước đến khi có thông tư hướng dẫn của liên bộ về việc thực hiện nghị định 49.
Trong khi đó, Trường ĐH Luật TP.HCM đã thực hiện việc thu học phí cả những đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm. Theo quy định của trường, nếu chưa đóng học phí sinh viên sẽ không được dự thi học kỳ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó trưởng phòng công tác chính trị - sinh viên nhà trường, lý giải: "Theo nghị định 49, nhà trường sẽ không được cấp bù kinh phí cho các đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm từ năm học này nên không thể tiếp tục miễn, giảm cho sinh viên. Với những đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí, trường vẫn thu và đến khi nào có hướng dẫn của các đơn vị chức năng sẽ hoàn trả cho sinh viên phần được miễn, giảm".
Đầu năm học này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ra thông báo tất cả sinh viên học sinh của trường đều phải đóng học phí theo quy định mới. Một số sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí lo sợ bị cấm thi giữa học kỳ đã vay mượn tiền để nộp. Nhưng cũng có không ít sinh viên diện chính sách phản ứng nên trường rút lại thông báo này.
Các trường đại học lúng túng trong việc thực hiện miễn, giảm học phí cho sinh viên. (Ảnh minh họa).
PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - phó hiệu trưởng nhà trường - thừa nhận: " Chúng tôi thật sự bối rối trong việc này. Do chưa có thông tư hướng dẫn, trường đã thông báo lại với sinh viên diện chính sách là vẫn chưa phải đóng". Cũng theo ông Ngoạn, sinh viên diện miễn, giảm vừa qua đã đóng học phí, sau này có hướng dẫn nhà trường sẽ hoàn trả.
Đừng để ảnh hưởng đến việc học
Theo quy định tại khoản 2, điều 7 của nghị định 49, các đối tượng được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập sẽ được trực tiếp nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí của Nhà nước và thực hiện đóng học phí đầy đủ cho nhà trường.
Hầu hết các trường đều hiểu việc miễn, giảm học phí cho sinh viên được thực hiện tại địa phương, sinh viên nhận tiền tại địa phương và đóng học phí cho nhà trường. Nhưng nghị định lại không hề nêu sinh viên phải về địa phương nhận tiền và chưa có hướng dẫn rõ ai sẽ là người cấp khoản tiền này cho sinh viên, điều này khiến mỗi trường làm mỗi kiểu.
Về đối tượng được miễn học phí, nghị định 49 quy định " sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn", đại diện các trường cho rằng nên sớm có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc này. Theo các trường, trước đây các bộ đã ban hành nhiều văn bản xác định các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa... hiện có nhiều thay đổi nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào cập nhật, tổng hợp lại nên các trường rất khó khăn trong việc thực hiện việc miễn, giảm học phí.
Ông Phạm Trí Thức, trưởng phòng kế hoạch tài chính Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho rằng: "Hiện muốn thu học phí cũng khó vì các em thuộc diện miễn, giảm đang khó khăn, họ vẫn chờ hướng dẫn mới có tiền để đóng, sinh viên vẫn chưa được vay vốn".
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: " Trước mắt, những sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM thuộc diện chính sách đang khó khăn nhà trường tạm thời không thu học phí đối với trường hợp này. Tuy nhiên, sinh viên phải làm đơn xin nợ học phí và phải cam kết khi có hướng dẫn phải nộp học phí cho trường để trường xem xét giải quyết".
Ông Nguyễn Anh Đức đề xuất: " Theo tôi, trước mắt, các trường cần tạo điều kiện cho sinh viên để không ảnh hưởng đến việc học tập của họ, bằng việc thực hiện miễn, giảm học phí như mọi năm. Trong lúc chưa có thông tư hướng dẫn của các bộ không nên tạo ra những xáo trộn quá lớn để sinh viên yên tâm học tập."
24H.COM.VN (Theo Tuổi trẻ)
4 năm học ĐH, vẫn là SV dự thính Suốt 4 năm học, Nguyễn Thị Thanh H. học và thi tốt nghiệp bình thường như bao sinh viên khác của ĐH Dân lập Văn Hiến, TPHCM. Khi đến hỏi bằng tốt nghiệp thì nhà trường thông báo suốt thời gian qua cô chỉ là sinh viên dự thính nên không cấp bằng. Điểm thấp vẫn vào học đại học Năm 2003, chị...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025