Tốt nghiệp loại giỏi vẫn chật vật tìm việc
Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng khá/giỏi hiện không hiếm. Theo lý thuyết, đối tượng này sẽ dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp.
Song thực tế, chính kỹ năng “ngoài tấm bằng ĐH” đã khiến cho nhiều tân cử nhân tốt nghiệp loại giỏi khi ra trường vẫn thất nghiệp. Bởi, tiêu chí của nhà tuyển dụng nhiều khi lại rất “xa lạ” so với những gì các bạn đã được trang bị. Thậm chí, có những điều đơn giản đến mức SV không hề ngờ đến…
Đào Bích Diệp – tốt nghiệp loại giỏi khoa Marketing Trường ĐH Kinh tế quốc dân – đang làm việc cho một nhà sách sau một năm vất vả tìm việc. Hành trình tìm việc của Diệp khá gian nan: “Khởi nghiệp ở một Cty liên doanh, nhưng chỉ sau 2 tháng thấy công việc không phù hợp, Diệp quyết định nghỉ. Rời Cty thứ hai chỉ sau một tháng vì giám đốc thông báo tình hình khó khăn, ít việc làm. Đến Cty thứ 3 – là một Cty nhà nước – Diệp cũng chỉ làm trong 2 tháng vì theo cô, môi trường làm việc “chuối” quá…
Còn với chỗ làm hiện nay, Diệp đã theo đuổi được 6 tháng. “Trường em nhiều SV tốt nghiệp khá giỏi, đặc biệt là các bạn ở những khoa “điểm” của trường như như kế toán, tài chính ngân hàng… rất nhiều bạn ra trường với tấm bằng giỏi. Em biết ít nhất 5 trường hợp ra trường cả năm vẫn chưa xin được việc. Thường thì các Cty nước ngoài đòi hỏi rất cao về kỹ năng, kinh nghiệm nên nhiều khi bọn em mới ra trường chưa đủ tự tin để xin vào. Các Cty vừa và nhỏ thì lại từ chối sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vì họ ngại giỏi sẽ “chảnh”, đòi hỏi cao về mức lương, môi trường làm việc… mà Cty của họ không đáp ứng được.
Thu Hà – một cựu SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân – thì nhận xét rằng “bằng loại giỏi chỉ có giá trị khi xin việc vào các cơ quan nhà nước. “Nhiều cơ quan ưu ái, cộng điểm cho những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi. Tuy nhiên, những cơ quan này cũng khó vào nếu chỉ có tấm bằng mà không có “quan hệ”.
Hà nhớ như in ngay từ khi mới bước chân vào trường, khi tham dự một buổi nói chuyện mà diễn giả là giám đốc một Cty khá tiếng tăm, vị này đã thẳng thắn cho biết Cty mình không thích tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp từ ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương bằng SV tốt nghiệp Trường ĐH Thương mại, đơn giản vì “các SV Trường ĐH Thương mại biết mình đang ở vị trí nào”… không “vơ đũa cả nắm” nhưng với nhận định của vị giám đốc này cũng cho thấy khuynh hướng “chảnh” của những tân cử nhân các trường “hot” cũng là một trong những nguyên nhân khiến con đường tìm đến việc làm của mình “gập ghềnh, khó khăn” hơn – một điều tưởng như phi lý nhưng lại rất thực tế – Hà kết luận.
Sở hữu tấm bằng loại khá, giỏi nhưng nhiều sinh viên mỏi mắt vẫn không tìm được việc làm – Ảnh: Lê Tuyết
Vì khuynh hướng tuyển dụng thay đổi
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% số cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu. TS Đào Thanh Trường – Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách – cho biết: Ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn.
Thời gian này tại các trường ĐH nhóm đầu như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc gia HN… đang diễn ra chương trình “S.2013″. Theo mong đợi của BTC thì đây là chương trình tuyển chọn và tuyển dụng tài năng trẻ đồng thời kết hợp tuyển dụng thực tập viên cho một DN lớn. Theo đó, SV được tuyển chọn sẽ có cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp tại một trong những môi trường làm việc được đánh giá là có tính sáng tạo và năng động. Tương tự chương trình này, một Cty đa quốc gia khác, nổi tiếng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm vẫn duy trì thường niên chương trình công khai tuyển dụng các chức danh, vị trí làm việc quan trọng… từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong thực tế, để có được một vị trí làm việc ở những Cty này không dễ dàng gì, cho dù có tốt nghiệp khá giỏi. Bởi kiến thức chuyên môn (thể hiện ở bằng cấp) chỉ là một trong những tiêu chí tuyển dụng. Ngoài điểm số, ứng viên còn cần phải thể hiện rất nhiều kỹ năng “mềm khác” như khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt; có tố chất, tiềm năng lãnh đạo; tiếng Anh lưu loát và có khả năng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng…”.
Thay đổi định hướng đào tạo: Hướng tất yếu nhưng nhiều trường vẫn… ngại(!)
Nhìn lại mục tiêu của giáo dục ĐH cho thấy: Đến năm 2020, ít nhất 70% số SV được đào tạo theo định hướng thực hành. Với định hướng này, các nhà “lãnh đạo ngành giáo dục” cũng như đơn vị cung cấp nguồn lực lao động đã “ý thức và có những động thái tích cực để thay đổi định hướng đào tạo. Cũng qua thực tế cho thấy, một số trường ĐH khởi động triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm.
Chương trình này được đánh giá là có ưu điểm vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. SV chương trình này cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn, khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp cũng cao hơn…
Liệu định hướng này có thể nhân rộng và hiệu quả, khi: Vẫn biết nhiều ưu điểm nhưng việc nhân rộng các chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng thực sự rất khó khăn. Bởi, hiện có tới 6/8 trường thực hiện chương trình này tự coi mình là trường định hướng nghiên cứu(!?).
GS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội – lý giải: Học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp – ứng dụng cao gấp nhiều lần so những chương trình truyền thống, khiến sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao. Đó là chưa kể đến việc các chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đánh giá qua thi cử nên điểm số của SV cao hơn hẳn – yếu tố này cũng tác động đến tâm lý không ít SV.
Mục tiêu của giáo dục ĐH là đến năm 2020, ít nhất 70% số SV được đào tạo theo định hướng thực hành. Định hướng này được nhiều nhà tuyển dụng lao động nhận định là “hướng đi đúng đắn”, trước thực trạng nhiều cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi vẫn bị các nhà tuyển dụng từ chối.
Theo 24h
Cử nhân học thêm trung cấp nghề
"Con tôi tốt nghiệp hai bằng đại học. Chẳng lẽ như vậy vẫn chưa đủ "phù hợp" để làm việc hay sao?" - đó làm tâm sự của nhiều gia đình hiện nay khi sinh viên tốt nghiệp vẫn không kiếm được việc làm.
Các chuyên gia tâm lý - giáo dục cho rằng bằng cấp vẫn chưa đủ để dự tuyển khi xin việc làm. Bằng cấp quan trọng, nhưng vào đời với tấm bằng cử nhân chỉ như có giấy thông hành. Hành trang vào đời còn nhiều thứ hệ trọng khác như là kỹ năng nghề nghiệp bên cạnh kiến thức chuyên môn.
"Chúng tôi tuyển lao động biết làm việc, chứ không tuyển bằng cấp" - các nhà tuyển dụng trong giới giải trí, du lịch, khách sạn - nhà hàng nói thẳng như thế sau khi có nhu cầu tuyển dụng đến gần 50 ứng viên vào các vị trí cần thiết mà rốt cuộc không tìm được ai phù hợp, dù họ đã tốt nghiệp nhiều trường cao đẳng, đại học. Họ muốn lưu ý rằng, người xin việc trước mắt hay làm việc lâu dài cần thấy sự thiết yếu coi trọng "tay nghề" hơn là hư danh.
Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, Q.3 (TP.HCM) cho biết, đã thấy được rất nhiều cử nhân khi ra đi làm với nghề được học thì luôn cảm thấy "dội" vì không hợp, không tự tin vào tay nghề. Vì thế các trường nghề đang là "cứu cánh" cho họ hiện nay.
Tranh biếm họa trích nguồn từ báo Tuổi Trẻ.
Theo thạc sĩ Trần Phương - Hiệu Trưởng trường trung cấp nghề Việt Giao, số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH theo học lấy bằng nghề tại trường chiếm tỷ lệ gần 60% vì các ngành nghề tại trường đang đào tạo suốt hơn 12 năm qua như Quản trị khách sạn nhà hàng, Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị Bếp và Ẩm thực hoặc các hệ ngắn hạn như Tổ chức lễ hội sự kiện, Quản trị khách sạn và resort, các nghiệp vụ Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á, Bếp bánh, Bếp trưởng, Bartender, Lễ tân khách sạn quốc tế luôn thu hút đông đảo học viên vì tỷ lệ thực hành chiếm tỷ trọng cao trong chương trình học và những buổi học lý thuyết được giảng dạy bởi các nghệ nhân, nghệ danh trong lĩnh vực họ đang làm việc.
Chương trình đào tạo luôn có sự tham gia từ các giảng viên nước ngoài hướng dẫn.
Sinh viên các khóa dài hạn ngành Quản trị khách sạn được thực tập tại các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chất lượng giảng viên giảng dạy luôn là tiêu chí tiên quyết cho phong cách đào tạo tại trường trung cấp nghề Việt Giao.
Vì vậy mới có chuyện "đào tạo nâng cao tay nghề" hoặc "bồi dưỡng lại". Nói một cách hình tượng "phải lót thêm bông vào quanh chân để đi cho vừa giày".
Tư liệu: Việt Giao
Theo Infonet
Mất cơ hội vì thiếu kỹ năng Sinh viên (SV) còn thiếu và yếu kỹ năng mềm là vấn đề không mới nhưng vẫn làm đau đầu nhiều nhà tuyển dụng. Những cảnh báo về thực trạng này đã có nhưng làm sao để lấp khoảng trống đó lại là chuyện không dễ. Trong buổi trao học bổng của Công ty Ernst & Young và ACCA mới đây dành cho...