Tốt nghiệp đạt 98-99%, có cần một kỳ thi?
Luật Giáo dục nên giao việc đánh giá tốt nghiệp cho các trường THPT.
Đảm bảo quyền của giáo viên tham gia lựa chọn SGK
Tại Hội thảo góp ý Luật Giáo dục sửa đổi do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 5/4, về chương trình, SGK giáo dục phổ thông (Điều 32), GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, ủng hộ Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra Luật kiên trì quan điểm “thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học”.
Theo GS Thuyết, điều này đã được thực hiện trước kia mà không nảy sinh vấn đề gì. Nay Việt Nam đã trở thành một nước đang phát triển, không lẽ không làm được như thời trước?
Tuy nhiên, đi vào chi tiết, vị chuyên gia cho rằng dự thảo còn một số điểm cần điều chỉnh.
Thứ nhất, cần quy định “chương trình được thực hiện thống nhất trong cả nước” chứ không phải “được xây dựng thống nhất trong cả nước” vì “được xây dựng thống nhất trong cả nước” là cụm từ vô nghĩa.
Thứ hai, cần quy định “ Cơ sở giáo dục chủ động vận dụng chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của trường”, chứ không phải “được tổ chức thực hiện linh hoạt”, quá lỏng lẻo vì sử dụng từ ngữ mơ hồ.
Thứ ba, cần bảo đảm quyền của giáo viên tham gia lựa chọn SGK, không để quyền lựa chọn rơi vào một hoặc một số cá nhân hay một tập thể chung chung là “nhà trường”.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. Ảnh: VUSTA
“Trong dự thảo luật viết cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa… “có tham khảo ý kiến của giáo viên” là chuyện nhẹ vô cùng, giáo viên không được quyền quyết định mà chỉ giao cho mỗi ban giám hiệu thì chỉ cần các nhà xuất bản chạy đến vận động, hoa hồng là họ quyết ngay.
Nếu bây giờ giao cho một tập thể sư phạm của nhà trường, ví dụ tổ Ngữ văn chọn sách Văn, tổ Toán chọn sách Toán… và có biểu quyết thì sẽ tốt hơn là giao cho một, hai người, có tham khảo ý kiến giáo viên. Nếu chỉ giao quyền lựa chọn SGK cho một hay một số cá nhân, tập thể chung chung thì họ sẽ chọn không chính xác và sẽ bị tắc ở trong khâu thực hiện”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chỉ rõ.
Cũng góp ý cho nội dung này, GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, chương trình SGK nên tiến tưới gia nhập quốc tế trong toàn hệ thống.
Theo đó, chương trình SGK phổ thông nên thực hiện một chương trình và nhiều bộ sách, trước mắt là hai bộ. SGK các môn khoa học tự nhiên nên sử dụng SGK của các nước tiên tiến như Anh, Mỹ… để hội nhập quốc tế.
“Trước mắt nên chọn một bộ của Anh, một bộ của Mỹ và nên giao cho hai trường Đại học Sư phạm lớn tập hợp lực lượng giáo viên, chuyên gia nước ngoài biên soạn để có một bộ sách chuẩn, chính xác và có thể học song ngữ để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ đang rất cần của người học. Phần bài tập nên in riêng để SGK được sử dụng nhiều lần”, GS.TS Nguyễn Đình Hương đề xuất.
Không cần thi tốt nghiệp vì năm nào cũng đạt 98-99%
Tại Hội thảo tháng 1/2019 của VUSTA, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã lưu ý Ban soạn thảo, quy định về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là điều được học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và cả xã hội trông đợi. Tiếp tục duy trì cách thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học như hiện nay sẽ hạn chế việc dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, khó bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
“Thông thường, một cuộc thi toàn quốc hay toàn tỉnh chỉ có thể kiểm tra kiến thức và kỹ năng giải bài tập. Như vậy, giáo viên vẫn phải tranh thủ thời gian cung cấp kiến thức, kỹ năng giải bài tập cho học sinh, còn học sinh vẫn học để đối phó và chịu áp lực nặng nề.
Theo tôi, việc tổ chức thi tốt nghiệp quy mô toàn quốc hay toàn tỉnh tốn kém mà không cần thiết khi tỉ lệ tốt nghiệp năm nào cũng đạt 98-99%”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhận xét.
Vị Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, Luật Giáo dục nên giao việc đánh giá tốt nghiệp cho các trường THPT. Nhà trường sẽ đánh giá học sinh dựa trên kết quả học tập, rèn luyện thực chất, trong đó chú trọng kỹ năng thực hành. Căn cứ kết quả tốt ng hiệp tại trường, hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh.
Còn việc đánh giá để tuyển sinh đại học, theo GS Thuyết, giao cho các trung tâm khảo thí được tổ chức ở ba miền. Mỗi năm, các trung tâm khảo thí có thể đánh giá từ 2-4 lần. Các trường đại học có thể căn cứ vào kết quả đánh giá này để tuyển sinh hoặc tổ chức thêm một kỳ thi/một cuộc phỏng vấn đề lựa chọn những thí sinh thích hợp với ngành đào tạo.
Theo baodatviet
LHHVN tổ chức hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục
Sáng nay 5/4 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục.
Buổi hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục(sửa đổi) do TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) và TS. Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) làm chủ tọa.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Đại biểu Quốc hội), GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (Hội Tâm lý Giáo dục), PGS.TS Phạm Bích San, PGS.TS Bùi Thị An cùng nhiều đại biểu được mời tham dự.
THKS. Nghiêm Vũ Khải phát biểu tại hội thảo.
Tại Hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ý kiến bổ sung về phạm vi điều chỉnh "Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhà giáo, người học; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; quyền, trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với hoạt động giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục".
Về mục tiêu giáo dục, ông Thuyết cho rằng luật Giáo dục cần thể hiện cả 2 mục tiêu của giáo dục: Mục tiêu chung: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của con người.
Trong buổi hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đóng góp ý kiến về tính chất, nguyên lý giáo dục: nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân văn, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Mặt khác, hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (Hội Tâm lý Giáo dục) cho rằng nên có quy định học sinh không đạt kết quả được tiếp tục học theo lớp nhưng phải thi lại những môn chưa đạt yêu cầu. Nhà trường có trách nhiệm cử giáo viên hướng dẫn những học sinh này. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường có thể mời chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý tư vấn cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường để giúp những học sinh này đạt được yêu cầu.
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia và các nhà khoa học cũng đã trao đổi, tranh luận sôi nổi về giáo dục hướng nghiệp, trình độ chuẩn của nhà giáo, việc phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp, quản lý nhà nước...
Phát biểu kết luận và kết thúc hội thảo, TSKH. Nghiêm Vũ Khải khẳng định về cơ bản các ý kiến đồng thuận với Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhưng vẫn còn 1 số vấn đề có quan điểm khác nhau, cảm ơn về các đóng góp thiết thực, sôi nổi của các đại biểu, mong muốn các nhà khoa học, các chuyên gia cần có mục tiêu sửa đổi đánh giá lại kinh nghiệp trong hơn 10 năm qua trên cơ sở phát huy, khắc phục những bất cập, những vấn đề chưa cân đối trong nhà trường.
Quý An
Theo kienthuc.net.vn
Chủ tịch Quốc hội lo có hiện tượng "chạy"... sách giáo khoa! "Không thể phê phán ban soạn thảo luật Giáo dục sửa đổi và Chính phủ thoát ly định hướng, chỉ đạo nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng" - Chủ...