Tốt nghiệp chuyên ngành nào được thi chứng chỉ kế toán viên?
Bà Đào Hồng Diệp có bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế quốc dân. Chương trình học gồm 130 tín chỉ, trong đó có các môn học: Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ); Lý thuyết tài chính tiền tệ (3 tín chỉ); Quản trị tài chính (3 tín chỉ); Thị trường chứng khoán (2 tín chỉ).
Theo bà Diệp tham khảo Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên thì việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán có điều kiện về bằng cấp như sau:
“Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học”.
Bà Diệp hỏi, các môn bà đã học như nêu trên có hợp lệ để được tính trên 7% tổng số học trình không? Nếu không tính môn Thị trường chứng khoán, 3 môn còn lại bà đã đạt 6,9% thì có đủ điều kiện để dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán không?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Video đang HOT
Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên có quy định cụ thể về điều kiện văn bằng, chứng chỉ để dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên:
“2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;”.
Theo thông tin tại câu hỏi và căn cứ quy định trên, môn Thị trường chứng khoán không thuộc một trong các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế. Các môn: Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ), Lý thuyết tài chính tiền tệ (3 tín chỉ), Quản trị tài chính (3 tín chỉ) thuộc môn học Tài chính, Kế toán và đạt 6,9% trên tổng số học trình cả khóa học.
Như vậy, bà Diệp không đủ điều kiện để dự thi chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên.
Học xong lớp 7 có đủ điều kiện học trung cấp chuyên nghiệp?
Bố của ông Đồng Viết Tạo (Nghệ An) học xong lớp 7 cũ (tương đương tốt nghiệp THCS hiện nay) và làm kế toán hợp tác xã, rồi được cử đi học trung cấp kế toán.
Sau khi học trung cấp kế toán (năm 1987), bố ông đi làm rồi tiếp tục học lên đại học.
Hiện cơ quan yêu cầu bố ông Tạo phải chứng minh được có văn bản quy định học xong lớp 7 cũ vẫn được tuyển vào hệ trung cấp chuyên nghiệp. Ông Tạo hỏi, văn bản nào quy định về vấn đề này?
Theo Công văn số 3645/BGDĐT-GDCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, "căn cứ Luật Giáo dục và các quy định hiện hành về đào tạo, trường hợp người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT, nếu đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (dành cho những người đã có bằng tốt nghiệp THCS) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp của người học nói trên được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hoặc cho nhu cầu tuyển dụng".
Ông Tạo muốn được biết, trong trường hợp này người học có cần phải xin giấy xác nhận hoàn thành các môn văn hóa hay không? Nếu có thì ai là người xác nhận?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Mục I phần II quy định về việc mở các hình thức đào tạo và bồi dưỡng trong hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN) ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-THCN ngày 19/8/1988 của Bộ trưởng Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề quy định về việc đào tạo THCN dài hạn tập trung:
"Đây là hình thức đào tạo tập trung theo danh mục ngành đào tạo đã quy định, theo mục tiêu đào tạo hoàn chỉnh, mang tính chất chính quy trong cơ cấu hệ thống giáo dục THCN, có chức năng đáp ứng nhu cầu cán bộ chuyên môn bậc THCN phục vụ sản xuất và xã hội, phải đảm bảo chất lượng đúng chuẩn mực. Sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp bằng tốt nghiệp THCN".
Văn bản trên cũng quy định đối tượng tuyển sinh là: "Tốt nghiệp phổ thông cơ sở đào tạo trong thời gian 3 - 3,5 năm, khi tốt nghiệp có trình độ văn hóa tương đương phổ thông trung học và trình độ chuyên môn bậc THCN đối với các ngành đào tạo không yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, chuyên môn, nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu địa phương...".
Việc xác nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông của người có bằng trung cấp chuyên nghiệp do cơ sở đào tạo, cấp bằng xác nhận cho người học.
Cô gái khuyết tật tốt nghiệp cử nhân Dược, nỗ lực kiếm tiền để sống tự lập Thu Trang không ngần ngại làm đủ các loại công việc, từ rửa bát cho tới đóng hàng thuê để có tiền học tập và sinh sống ở Hà Nội. Thiệt thòi hơn người nhưng trong tư tưởng của cô lúc nào cũng quyết tâm 'phải kiếm tiền bằng mọi giá' để sống tự lập. Khiếm khuyết cơ thể không làm Trang tuyệt...