Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm xuất sắc, các em vẫn không đủ điều kiện tuyển dụng
Với yêu cầu chuẩn giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải có bằng đại học, chúng em vô vùng hụt hẫng, cảm giác như bị bỏ rơi.
Vừa qua, một số trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 2017-2020, theo ghi nhận của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thì xen lẫn những niềm vui khi được nhận bằng tốt nghiệp thậm chí là cầm trên tay tấm bằng xuất sắc thì các em vẫn còn nhiều những trăn trở, băn khoăn.
Đối với các em, ngày ra trường và được nhận bằng tốt nghiệp trên tay là một niềm vinh dự lớn. Đó là bằng chứng cho những nỗ lực, cố gắng học tập và rèn luyện của các sinh viên trong suốt 3 năm học (trồng cây đến ngày hái quả), là sự mong đợi của cả gia đình, thậm chí dòng họ.
Cảm giác cầm bằng tốt nghiệp trên tay thật khác lạ so với những vui mừng, phấn khởi của những ngày cầm giấy báo trúng tuyển vào trường.
Và những ngày tháng học trong trường được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các phòng khoa, sự nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo của đội ngũ giảng viên đã luôn tiếp sức và là động lực lớn để chúng em học tập và rèn luyện, mong sớm hoàn thành khóa học, được nhận bằng tốt nghiệp và được xã hội tiếp nhận kết quả để chúng em nhanh chóng có cơ hội cống hiến và phục vụ xã hội góp phần nhỏ bé cho sự nghiệp trồng người.
Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn
“Tuy nhiên, từ khi Luật Giáo dục 2019 được ban hành và có hiệu lực, theo đó chuẩn giáo viên tiểu học và trung học cơ sở phải có bằng đại học, chúng em vừa âu lo vừa trăn trở xen lẫn sự hẫng hụt và cảm thấy gần như bị bỏ rơi vậy.
Vì chúng em được biết kể từ khi Luật giáo dục có hiệu lực thì nhiều địa phương chỉ tuyển giáo viên có trình độ đại học vào dạy ở tiểu học và trung học cơ sở. Điều này làm cho chúng em hết sức bất ngờ, làm cho những mơ ước ngày nào bỗng dưng vụt tắt, khác với những kỳ vọng khi mới vào học”, cầm bằng xuất sắc trên tay, T. chia sẻ.
Trong khi con đường đừng trên bục giảng bị thu hẹp lại thì mong muốn học tiếp lên đại học cũng không sáng sủa gì.
Video đang HOT
Mặc dù hiện nay khối các trường cao đẳng sư phạm đã rất quan tâm, đã gửi những kiến nghị đến những cơ quan chức năng để những cử nhân tốt nghiệp năm 2020, 2021, 2022 được học tiếp lên đại học một cách có tổ chức hoặc có cơ chế để các cơ quan tuyển dụng giáo viên vẫn xét truyển trình độ cao đẳng vào dạy học ở trường tiểu học và trung học cơ sở (theo chuẩn cũ) sau đó cử đi học nâng chuẩn, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả phản hồi.
Theo T. thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm huyết trở thành giáo viên của chúng em, làm cho tư tưởng, niềm tin có phần ảnh hưởng.
Nguyện vọng của chúng em đơn giản là chỉ mong được cống hiến, được các cơ quan có cơ chế để chúng em được tuyển dụng hoặc được học tiếp lên đại học để được cống hiến lâu dài cho ngành giáo dục.
Được biết, theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019-2020 cả nước thiếu trên 42 ngàn (45.242 ngàn) giáo viên mầm non và gần 20 ngàn (19.474 ngàn) giáo viên tiểu học, Chính phủ đã có Nghị quyết số 102, ngày 03/7/2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
Tuy nhiên vấn đề rất khó khăn hiện nay là không có nguồn để tuyển dụng hoặc ký hợp đồng làm việc do áp dụng quy định điều kiện về trình độ chuẩn của giáo viên các cấp học theo Luật Giáo dục năm 2019 trong tuyển dụng, rất khó để thực hiện tốt chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”.
Chính vì vậy tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục 2020 diễn ra ngày 31/10, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long kiến nghị:
“Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất về việc tuyển dụng sinh viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non, và cao đẳng sư phạm tiểu học trong giai đoạn chuyển tiếp này, song song đó sinh viên được tuyển dụng phải có cam kết tự học để nâng trình độ chuẩn đào tạo đến năm 2025 (bằng thời gian Nghị định 71 về lộ trình nâng chuẩn) quá thời gian cam kết nếu không đạt chuẩn thì đơn vị có thể xem xét chấm dứt hợp đồng”.
Theo lý giải của vị này thì giải pháp này vừa giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên để dạy 2 buổi/ngày nhất là đối với cấp tiểu học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; vừa tạo điều kiện cho các em sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp nhưng chưa đáp ứng quy định về trình độ đào tạo có được cơ hội được tham gia tuyển dụng, có việc làm để có điều kiện lo cho việc hoc nâng chuẩn của mình.
Trước đó, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo một trường cao đẳng sư phạm cho biết: ” Đến nay Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định chuyển tiếp cho số sinh viên tốt nghiệp tại các trường Trung cấp Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm đối với các khóa tuyển sinh năm 2017, 2018 và 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, ngân sách nhà nước cấp để đào tạo giáo viên trình độ chuẩn theo quy định.
Số sinh viên này sẽ tốt nghiệp vào các năm 2020, 2021 và 2022 nhưng sẽ không được tuyển dụng vì chưa đạt trình độ chuẩn mới, không thuộc đối tượng được đào tạo nâng chuẩn theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP, trong khi đó, các trường cao đẳng sư phạm không được giao nhiệm vụ đào tạo để đạt chuẩn mới “.
Bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học năm 2020
Tính đến 31/5/2020, cả nước đã có 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Việt Nam.
Hệ thống hiện tại có 240 trường đại học, học viện (bao gồm 175 trường đại học/ học viện công lập, 61 trường đại học ngoài công lập và 5 trường có 100% vốn nước ngoài, không tính 31 trường thuộc Bộ Công an - Bộ Quốc phòng), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 31 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Tuy nhiên từ năm 2020 thực hiện quy định của Luật Giáo dục 2019 về điều kiện chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên giảng dạy các trình độ đào tạo từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dừng cấp chỉ tiêu đào tạo sư phạm trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành đào tạo giáo viên trừ trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Cụ thể năm 2020, đã giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho 52 trường đại học, 52 trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm và 31 trường cao đẳng sư phạm).
Tính đến 31/5/2020, cả nước đã có 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam.
Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/ kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA).
Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn
Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, có 121 chương trình đào tạo của 38 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 174 chương trình đào tạo của 32 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Không chỉ kiểm định trong và đánh giá ngoài theo các bộ tiêu chuẩn, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã không ngừng vươn cao khi liên tiếp tham gia các Bảng xếp hạng uy tín của thế giới, đạt những vị thế đáng tự hào.
Lần đầu tiên có 4 cơ sở giáo dục đại học từng lọt vào tốp 1.000 đại học tốt nhất thế giới là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Mới đây nhất, Việt Nam có 02 đại học nằm trong tốp 101-150 Bảng xếp hạng thế giới các trường đại học trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường đại học trong "độ tuổi vàng" và cũng là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng Webometrics (phiên bản lần thứ nhất năm 2020) của Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (CSIC - Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố tháng 01/2020, Việt Nam có 172 cơ sở GDĐH Việt Nam (tăng 38 cơ sở so với năm 2019).
Số lượng các công trình công bố quốc tế của các trường đại học Việt Nam liên tục tăng, tăng hơn 10 lần so với năm 2013. Năm 2020, lần đầu tiên một tạp chí khoa học của Việt Nam được lọt vào danh sách 25% tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới. Nhiều công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học được chuyển giao công nghệ, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Trước đó, theo kết quả xếp hạng 505 đại học tốt nhất châu Á năm 2019 (QS Asia 2019) do tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh công bố, Việt Nam có 7 trường đại học có mặt trong bảng xếp hạng này bao gồm:
Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí minh (144), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường Đại học Cần Thơ (nhóm 351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (nhóm 451-500).
Trong khi đó, theo bảng xếp hạng Webometrics (phiên bản lần thứ nhất năm 2020) của Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (CSIC - Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố tháng 1/2020, Việt Nam có 172 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng (năm 2019 là 134 cơ sở).
Mới đây, ngày 28/10, 3 cơ sở giáo dục đại học lọt tốp 1000 trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực năm 2021 (THE WUR by Subject): Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới Trước quy định của Luật Giáo dục 2019, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn lo lắng không được dạy chương trình mới. Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo...