Toshiba chính thức dừng sản xuất máy tính cá nhân sau hơn 30 năm
Thực tế, quá trình dần thoát khỏi thị trường PC đã được Toshiba thực hiện từng bước trong vài năm trở lại đây.
Toshiba sẽ chính thức dừng sản xuất thiết bị máy tính cá nhân (PC). Trong trường hợp bạn chưa biết, Toshiba đã dừng sản xuất laptop trong vài năm trở lại đây, song quyết định mới được đưa ra là một diễn biến xa hơn thế. Gizmodo đánh giá đây là một quyết định mang tính chất hoàn toàn rút khỏi thị trường máy tính của hãng công nghệ Nhật Bản.
Cụ thể, Toshiba nói rằng nó sẽ chuyển số lượng cổ phần nhỏ mình còn nắm giữ ở mảng máy tính cá nhân sang cho Sharp. Hồi năm 2018, Toshiba bán 80,1% mảng kinh doanh máy tính cá nhân cho Sharp. Về sau, Sharp đổi tên nó thành Dynabook. Sharp hiện tại cũng đang kinh doanh dòng laptop dưới thương hiệu Dynabook.
Video đang HOT
Trong thông báo của mình, Toshiba nói rằng Sharp đã thực hiện quyền mua số lượng cổ phần còn lại (19,9%) mà Toshiba nắm giữ từ hồi cuối tháng 6 và mới đây toàn bộ quá trình chuyển đổi và sang nhượng đã được hoàn thành. “Sau khi chuyển nhượng, Dynabook trở thành một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu cuả Sharp,” Toshiba nói. Và cũng với thông báo này, Toshiba hoàn toàn rút chân khỏi thị trường máy tính cá nhân.
Một chiếc máy tính thuộc thương hiệ Dynabook. Ảnh: The Verge
Toshiba ra mắt dòng máy tính tương thích IBM đầu tiên của mình, chiếc T1100, vào năm 1985. Nó được xem là một trong những dòng laptop lát những viên gạch nền tảng cho sự phát triển ở mảng sản phẩm này. Theo Computer World, mặc dù có nhiều mẫu laptop trên thị trường, T1100 được trang bị nhiều tính năng nổi bật về sau trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp như pin rời, màn hình LCD, ổ đĩa mềm 3,5 inch và có thể tương thích với PC IBM.
Theo The Register, Toshiba là nhà sản xuất số 1 trên thị trường laptop vào những năm 90 của thế kỉ trước và kéo dài sang cả những năm 2000. Toshiba về sau cũng thường xuyên xuất hiện trong danh sách 5 nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới.
Nikkei: Dừng sản xuất máy tính ở Trung Quốc, Samsung muốn chuyển sang Việt Nam
Trong quá trình dịch chuyển chuỗi sản xuất, Việt Nam nổi lên như một điểm đến mới của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Samsung Electronics sẽ dừng sản xuất máy tính cá nhân ở Trung Quốc trong lúc ông lớn công nghệ Hàn Quốc muốn chuyển năng lực sản xuất sang Việt Nam để duy trì cạnh tranh và cắt giảm chi phí.
Cụ thể, nhà máy của Samsung ở Tô Châu có thể sẽ đóng cửa ngay trong tháng này và chuyển đổi một phần sang hạ tầng nghiên cứu và phát triển. Samsung đã chính thức thông báo về việc nhà máy dừng hoạt động và cắt giảm nhân sự hồi cuối tháng 7.
Theo Nikkei, Samsung đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất sang một nhà máy ở Việt Nam. Người phát ngôn của công ty này xác nhận quyết định đóng cửa nhà máy Trung Quốc được đưa ra dựa trên nhu cầu tìm kiếm lợi thế về chi phí.
Nhà máy Máy tính Tô Châu Samsung Electronics được Samsung thành lập vào năm 2002 trong vai trò một trung tâm lắp ráp máy tính của Samsung. Các sản phẩm máy tính tại đây chủ yếu được bán ở các thị trường là Hàn Quốc, Bắc Mỹ và Trung Quốc.
Vào thời kì đỉnh cao, Nhà máy Máy tính Tô Châu Samsung Electronics có khoảng 6.500 nhân sự. Định biên nhân sự từ đó giảm xuống mốc khoảng 1.700 người.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu tăng nhẹ 0,6% lên mốc 261,33 triệu đơn vị trong năm ngoái, công ty nghiên cứu Gartner cho biết. Lenovo Group (Trung Quốc) hiện đang là công ty có miếng bánh thị phần lớn nhất (24,1%), trong khi đó đối thủ HP (Mỹ) xếp liền sau với 22,2% thị phần. Ở mảng máy tính, Samsung đang có thị phần một con số, thấp hơn cả Dell, Apple, Acer và Asus, theo Nikkei.
Samsung từng vận hành ba nhà máy smartphone ở Trung Quốc song tất cả đã bị đóng cửa cho tới thời điểm cuối năm 2019. Các năng lực sản xuất này hiện chủ yếu được chuyển sang nhà máy ở Việt Nam hoặc cho các đối tác lắp ráp hợp đồng. Samsung hiện chỉ còn hai nhà máy bán dẫn ở quốc gia tỉ dân, theo Reuters.
Thị trường PC toàn cầu tăng trở lại trong quý 2 Theo báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường IDC và Gartner thì thị trường máy tính cá nhân (PC) đã phục hồi trở lại trong quý 2 vừa qua. Tuy nhiên sự phục hồi này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sự phục hồi của thị trường PC toàn cầu trong quý 2 chủ yếu nhờ vào...