Top ngành có mức lương cao nhất hiện nay, mới ra trường nhận 9 triệu, thậm chí có người hơn 95 triệu/tháng
Những ai đang đắn đo chọn ngành, chọn trường hay nhảy việc cần tham khảo những số liệu hữu ích về mức lương dưới đây.
Theo JobStreet Việt Nam, Dịch vụ Luật/Pháp lý, Bất động sản và Công nghệ thông tin/Máy tính là những ngành nghề được trả lương cao nhất hiện nay.
Dịch vụ Luật/Pháp lý có mức lương dao động từ $383 (khoảng 9 triệu đồng) đến $4.125 (hơn 95 triệu đồng). Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất 20.600 nhân lực trong lĩnh vực này nhưng hiện tại hằng năm chỉ có khoảng 3.500 – 4.000 sinh viên ngành luật tốt nghiệp. Nghĩa là chúng ta đang thiếu hụt khoảng 16 – 17.000 người cho ngành này.
Lương của lĩnh vực Bất động sản dao động từ $378 (khoảng 8.8 triệu đồng) đến $1.324 (gần 31 triệu đồng). Khoảng lương tối thiểu khởi điểm từ của ngành này ở mức khá cao, $277 (gần 6.5 triệu đồng) tuy nhiên mức độ cạnh tranh rất lớn.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin/Máy tính có mức lương dao động từ $296 (khoảng 6.8 triệu đồng) đến $759 (khoảng 17.6 triệu đồng). Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu cho ngành Công nghệ thông tin/Máy tính đến năm 2020 lên đến hơn 1 triệu lao động nhưng hiện tại chúng ta đang thiếu hụt gần một nửa.
Theo bảng “Khảo sát lương của người tìm việc năm 2019 tại Việt Nam” do VietnamWorks phát hành, top 5 ngành nghề được có khoảng lương phổ biến cao nhất lần lượt là: Ngành Tài chính/Đầu tư; Ngân hàng; Công nghệ thông tin; Marketing; và Xây dựng.
Video đang HOT
Đối với ngành Tài chính/Đầu tư, mức lương cho sinh viên Mới ra trường: 5 triệu đồng; Có kinh nghiệm: 7,175 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12,5 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 25 triệu đồng. Hiện nay có 25% người thuộc vị trí Quản lý/Trưởng phòng đang nhận được mức lương từ mốc 70 triệu đồng/tháng trở lên.
Ngành Công nghệ thông tin sinh viên mới ra trường nhận khoảng từ 6 đến 9 triệu đồng. Cấp quản lý, trưởng phỏng nhận mức khoảng 20 đến 45 triệu đồng.
Top 5 các nhóm ngành nghề có mức lương tối đa thấp nhất lần lượt là: Hành chính/Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng.
Đối với ngành Hành chính/Thư ký, mức lương cho vị trí có kinh nghiệm là 8 triệu đồng, vị trí Quản lý/Giám sát có mức lương vào khoảng 15 triệu đồng.
Theo Helino
Ngành Quản trị kinh doanh, học xong sẽ làm quản lý?
Qua các buổi tư vấn tuyển sinh đại học 2019 vừa thực hiện ở các địa phương trong cả nước, quầy tư vấn của các trường có đào tạo ngành quản trị kinh doanh nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía học sinh và cả phụ huynh. Phần lớn các câu hỏi đều cho thấy nhiều em chưa thực sự hiểu về định nghĩa của ngành này và cũng chưa biết rõ ra trường sẽ làm công việc cụ thể nào.
Quản trị kinh doanh, ngành học rộng khiến sinh viên còn hoang mang với nghề nghiệp tương lai
Khái niệm Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Bà Trần Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Tuyển sinh Viện Đào tạo Quốc tế (IEI), Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ: "Quản trị kinh doanh thực sự chưa bao giờ thôi thu hút các bạn trẻ trong các mùa tuyển sinh. Đây là một ngành học rất rộng và mở ra cho sinh viên sau tốt nghiệp cơ hội việc làm phong phú, năng động, thu nhập, đãi ngộ hấp dẫn và cơ hội phát triển là không giới hạn. Tuy nhiên, chính vì phạm vi công việc rộng, đa dạng, các bạn sinh viên trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học khá mơ hồ nếu chưa được hướng nghiệp rõ ràng. Sinh viên cần có cái nhìn từ khái quát đến cụ thể về ngành nghề trong tương lai để có thể chuẩn bị tâm lý, chọn trường, chọn ngành cho đúng và học tập thật tốt".
Trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học và kể cả khi đã theo học ngành quản trị kinh doanh, sinh viên cần được định hướng rõ ràng về những công việc mà người học quản trị kinh doanh có thể làm trong tương lai khi tham gia vận hành và quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực như phòng kinh doanh, kinh tế, tài chính - đầu tư, dịch vụ ngân hàng, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, giáo dục, quản trị nhân sự, chiến lược tiếp thị và truyền thông,... chứ không chỉ đơn giản là kinh doanh, buôn bán, quản lý cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng.
Qua các giờ học, môn học, giảng viên cần giúp sinh viên nhận ra sở trường và khai thác điểm mạnh của từng em đối với những ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Ví dụ, với các sinh viên hướng ngoại, tính cách trẻ trung, có khả năng sáng tạo, yêu thích các sự kiện và thương hiệu sẽ phù hợp với vị trí chuyên viên phòng tiếp thị - truyền thông. Với sinh viên mạnh về các môn toán học, kinh tế, đầu tư, có tư duy chiến lược và tầm nhìn xa sẽ thích hợp với vị trí chuyên viên đầu tư của các định chế tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán hoặc bất động sản.
Phải liên tục cập nhật kiến thức mới bắt kịp xu hướng công việc và không bị thị trường đào thải
Nhân sự trong lĩnh vực quản trị kinh doanh đều cần thiết trong hầu hết các doanh nghiệp với phạm vi làm việc sôi động ở trong và ngoài nước. Đối với công việc này, người lao động cần hội tụ đủ các yếu tố gồm: đam mê kinh doanh; có năng lực dự báo, tiên liệu thị trường; kỹ năng ngoại ngữ, quản lý, giao tiếp và vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết được học vào thực tiễn.
Các phương thức kinh doanh trong mọi lĩnh vực hiện nay đang ngày càng thay đổi để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Công nghệ thông tin được áp dụng triệt để nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh, giảm thiểu tối đa rủi ro và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Ví dụ điển hình nhất là việc phát triển sôi động của các sàn giao dịch thương mại điện tử đã thay đổi đáng kể các phương thức bán lẻ từ quy mô, hình thức, đối tượng bán/ mua hàng, cách thức quản lý, cạnh tranh và việc làm truyền thông, tiếp thị. Điều này buộc các bạn trẻ mới vào nghề lẫn những người có kinh nghiệm lâu năm phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng quản trị và các xu hướng mới nhất trong kinh doanh. Sự cạnh tranh và phát triển đa dạng của các ngành kinh tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn khiến những người làm trong lĩnh vực này phải học hỏi liên tục để không bị đào thải", bạn Phạm Như Lan (sinh viên năm 4 ngành Quản trị Kinh doanh, Đại học Andrews, Hoa Kỳ) chia sẻ.
Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực quản trị kinh doanh trong việc giảng dạy, học tập và hướng nghiệp, sinh viên có thể liên hệ Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM để được tư vấn thêm. Đây cũng là cơ sở giáo dục với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực đào tạo liên kết quốc tế, chuyên về ngành quản trị kinh doanh. Viện đã hợp tác với trường Đại học Andrews (bang Michigan, Hoa Kỳ) để xây dựng một chương trình học đạt chuẩn quốc tế cả về nội dung và phương pháp giảng dạy.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận bằng cử nhân do Đại học Andrews cấp có giá trị được công nhận trên toàn cầu. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị vốn ngoại ngữ, các bài học kỹ năng mềm về phong cách sống, làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân quốc tế ngành quản trị kinh doanh tại IEI có thể tự tin gia nhập vào bất kì tổ chức, doanh nghiệp lớn nào trên thế giới với khả năng học và tự học suốt đời.
Theo Dân trí
Gỡ rối hướng nghiệp, chọn lối vào đời Chọn nghề nào và học trường nào? Đó là băn khoăn của đại đa số học sinh lớp 12 trước thềm Kỳ thi THPT quốc gia. Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, đại học rất cần thiết nhưng không phải là con đường duy nhất. Quan trọng là biết cách "chọn lối" vào đời để có thể thành công trong sự...