Top hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới: Việt Nam tạo ấn tượng mạnh
Theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, sự phát triển của Việt Nam đã thực sự tạo ấn tượng.
7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, có sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh m
Sự phát triển giáo dục của Việt Nam tạo ấn tượng
Theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, có sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ở những nơi khác trong khu vực, 60% học sinh vẫn đang học tại các hệ thống nhà trường yếu và không được trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công.
Báo cáo Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới cho thấy, cải thiện chất lượng giáo dục là điều cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo cũng chỉ ra cách các quốc gia trong khu vực sử dụng để cải thiện kết quả học tập của học sinh. Từ những bài học kinh nghiệm của các hệ thống giáo dục thành công trong khu vực, báo cáo đưa ra một loạt các đề xuất chính sách thiết thực để, thúc đẩy học tập hướng đến trang bị cho học sinh các kỹ năng đọc và tính toán cơ bản, cũng như các kỹ năng phức tạp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tương lai.
Theo bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đảm bảo giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em, bất kể nơi sinh ra ở đâu, không chỉ đơn thuần là một việc làm đúng đắn. Điều này còn là nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh và là cách tốt nhất giúp ngăn chặn và đảo ngược sự gia tăng bất bình đẳng.
Khoảng 331 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương đang ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng một phần tư tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường của thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD.
Các trường này không chỉ nằm ở các nước giàu có như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh Top đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.
Thu nhập hộ gia đình không phải luôn quyết định kết quả học tập
Cũng theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, bên cạnh những nước có thành quả tốt trong giao dục, nhiều nước trong khu vực vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
Theo dẫn chứng của Ngân hàng Nhà nước, ở Indonesia, điểm thi cho thấy học sinh đang tụt hậu khoảng 3 năm so với bạn bè đồng trang lứa ở các nước có hệ thống giáo dục hàng đầu trong khu vực. Ở các quốc gia như Campuchia và Đông Timor, thậm chí có tới hơn một phần ba học sinh lớp 2 hoàn toàn chưa biết đọc trong các bài kiểm tra tập đọc.
Ngoài ra, một phát hiện quan trọng khác của báo cáo là thu nhập hộ gia đình không phải luôn quyết định kết quả học tập của trẻ, và điều này đúng với tất cả các nước trong khu vực.
Ví dụ, ở Việt Nam và Trung Quốc, học sinh từ các hộ gia đình nghèo có kết quả học tập trong lĩnh vực toán và khoa học ngang bằng, thậm chí cao hơn so với nhóm học sinh trung bình trong khối OECD.
Theo nhận xét của Giám đốc cấp cao về Giáo dục của Ngân hàng Thế giới, ông Jaime Saavedra, hiệu quả chính sách cho việc lựa chọn, thúc đẩy, và hỗ trợ giáo viên cũng như thực tiễn dạy học ở nhà trường là yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Đối với các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách cải thiện hệ thống giáo dục của đất nước, việc phân bổ ngân sách một cách hiệu quả, đi kèm với cam kết chính trị mạnh mẽcó thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho cuộc sống của trẻ em trong khu vực.
Báo cáo đưa ra các bước cụ thể giúp cải thiện kết quả học tập cho các hệ thống giáo dục tụt hậu trong khu vực cũng như các quốc gia khác trên thế giới, bắt đầu bằng việc đồng bộ thể chế để đảm bảo sự nhất quán và phù hợp giữa mục tiêu và trách nhiệm trên khắp hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, các quốc gia cần tập trung vào bốn lĩnh vực chính: chi tiêu công có hiệu quả và công bằng, chuẩn bị cho học sinh học tập, lựa chọn và hỗ trợ giáo viên và sử dụng có hệ thống các chương trình đánh giá để định hướng công tác giảng dạy.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, các hệ thống giáo dục đứng đầu chi tiêu hiệu quả cho cơ sở hạ tầng trường học và giáo viên, có các quy trình tuyển dụng để đảm bảo thu hút được những ứng viên giỏi nhất cho công tác giảng dạy và đưa ra cơ chế lương thưởng xứng đáng cho các giáo viên có thành tích giảng dạy trên lớp.
Theo Vnmedia.vn
Trẻ Hồng Kông quay cuồng với bài vở
Thời gian học quá dài, quá nhiều bài tập về nhà..., học sinh tại Hồng Kông (Trung Quốc) đang chịu áp lực rất lớn và hệ thống giáo dục tại đây được ví như cơn ác mộng...
ảnh minh họa
Học sinh sợ đến trường
"Giáo viên nói rằng lớp cháu quá dốt và vì vậy dù giờ học bắt đầu từ 7 giờ sáng, chúng cháu phải ở lại trường học tới 7 giờ tối" - một học sinh 8 tuổi than phiền - "Khi chúng cháu tỏ vẻ bất bình qua ánh mắt và tiếng thở dài, giáo viên yêu cầu phải ở lại lớp thêm 15 tiếng. Càng phản đối thì giáo viên càng tăng mức phạt. Cuối cùng cháu phải ở lại trường 3 ngày. Cháu quá sợ hãi".
Cậu bé kể rằng nỗi sợ hãi tới trường không chỉ trong cơn ác mộng mà còn nguyên cả khi cậu thức giấc.
Javis không phải trường hợp cá biệt. Hàng chục nghìn học sinh Hồng Kông đang chịu sức ép kinh khủng trong một hệ thống giáo dục cạnh tranh, đối mặt với thời gian học kéo dài và phải xử lí lượng bài tập về nhà quá lớn.
Một nghiên cứu với khoảng 1.300 học sinh do Tổ chức xã hội Baptist Oi Kwan thực hiện năm ngoái cho thấy có tới 21,7% cảm thấy căng thẳng liên tục, lí do chung nhất là áp lực từ bài tập quá nhiều, chuẩn bị thi đầu cấp THCS và kết quả học tập không đạt yêu cầu.
Chỉ số trên đã tăng 5,5% so với nghiên cứu tương tự năm 2016 và là mức cao nhất trong 3 năm qua.
Đáng lo hơn nữa, những nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng học sinh Hồng Kông thiếu quan tâm, tự tin và tự nguyện học tập. Nhiều ý kiến cho rằng đã tới lúc nhà chức trách xem xét lại chương trình GD.
Javis học một trường công tại quận phía Đông, cho biết sợ tới trường vì áp lực. Cậu bé thường ngày dậy từ 7 giờ sáng, tới trường lúc 8 giờ. 7 tiếng tiếp theo là học trong lớp với vỏn vẹn 3 lần nghỉ giải lao mỗi lần 5 phút; và nửa tiếng ăn trưa. Sau đó mất 2 tiếng làm bài tập - 8 hoặc 9 bài/ngày, riêng thứ Sáu là 12 bài. Ngoài ra còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác mà giáo viên giao.
Trường học phớt lờ khuyến cáo
Học sinh lớp 3 tiểu học trung bình chỉ có 30 - 45 phút chơi trong những ngày đi học.
"Cuộc sống thật buồn chán và vô nghĩa" - Javis . Cậu bé cũng không có nhiều thời gian gặp gỡ gia đình và dịp cuối tuần.
Yêu thích thể thao nhưng Javis chỉ có 1 giờ tập bóng đá vào mỗi thứ Bảy và 2 giờ chơi thể thao tự do sau giờ học chính khoá vào thứ B.
Một ước mong khác của Javis là trở thành nhà khoa học và nhà thám hiểm. Nhưng kiến thức nhà trường không giúp đạt mong ước đó. "Trường học quá buồn chán, chúng cháu chỉ đọc sách giáo khoa và thi cử liên miên những kiến thức học thuộc lòng" - cậu kể.
Khối lượng bài tập về nhà dường như quá tải với Javis nhưng không phải là không phổ biến tại Hồng Kông.
Một nghiên cứu gần đây với 1.402 phụ huynh do Liên đoàn Phụ huynh Cải cách Giáo dục Hồng Kông cho thấy 60% con cái họ mất hơn 1,5 giờ/ngày làm bài tập sau giờ học. Khoảng 23% cho biết con họ mất hơn 2,5 tiếng làm bài tập về nhà.
Một nghiên cứu khác cũng của tổ chức này, khảo sát 518 phụ huynh đại diện 116 trường tiểu học, cho thấy 68% trường dành dưới 40 phút cho giải lao trong khi 74% dành ít hơn 50 phút cho bữa trưa.
Cả 2 tỉ lệ trên đều dưới mức khuyến cáo của Cơ quan quản lí GD Hồng Kông là 2 lần nghỉ giải lao mỗi lần 20 phút và một tiếng ăn trưa mỗi ngày.
Mẹ Javis, Tsang Ling-ling, cho biết, lắm khi muốn trò chuyện với con về cuộc sống hay chuẩn mực ứng xử xã hội nhưng không có đủ thời gian làm vậy. "Khi con về nhà đã hơn 6 giờ tối. Tắm rửa và ăn uống xong đã khoảng 8 giờ tối. Tôi phải chắc chắn bọn trẻ ngủ trước 9 giờ để bảo đảm sức khỏe" - Tsang .
Theo Giaoducthoidai.vn
Năm 2018: Đại học Luật Hà Nội dự kiến xét tuyển 2.210 chỉ tiêu Năm 2018, ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.210 chỉ tiêu. Trong đó, 15% chỉ tiêu dựa trên kết quả học tập của thí sinh các trường THPT chuyên, 85% chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi THPT 2018. Đại học Luật Hà Nội đang tư vấn cho các thí sinh mùa tuyển sinh năm 2018. Tại Ngày Hội tư vấn...