Top bàn phím cho game thủ đáng mua dưới 1 triệu đồng
Bàn phím là một trong những thiết bị không thể thiếu của game thủ PC, với giá dưới 1 triệu đồng các game thủ có không ít sự lựa chọn phù hợp dành cho mình.
Bàn phím là một trong những thành phần không thể thiếu đối với các game thủ trong công cuộc chinh phục thế giới ảo. Với sự phát triển của công nghệ sản xuất phần cứng như hiện nay đã có không ít hãng công nghệ tiến hành nhảy vào lĩnh vực này. Hãy cùng điểm qua những bàn phím đáng mua nhất trong thời điểm hiện nay.
1. Razer Arctosa (800.000 VND)
Là một trong những nhà sản xuất chuột và bàn phím chơi game nổi tiếng từ rất lâu với đặc điểm dễ nhận thấy là có rất nhiều đèn và thiết kế mang màu sắc chủ đạo là đen.
Razer Arctosa là một phiên bản tiết giảm bớt những tính năng không cần thiết ví dụ như đèn nền (một trong những thứ khiến giá của bàn phím bị đội lên nhiều). Sau khi đã cắt giảm hầu hết các tính năng không cần thiết Arctosa dừng lại ở mức giá không thể nào dễ chịu hơn, 800 nghìn đồng cho một thương hiệu có nhiều tên tuổi như Razer thì đây quả là sự lựa chọn không tồi.
2. Roccat Arvo Compact Gaming Keyboard 900 (900.000 VNĐ)
Gia nhập làng sản xuất đồ công nghệ ít năm trở lại đây, Roccat là một trong những cái tên nhanh chóng dành được sự tín nhiệm của game thủ sau một số sản phẩm chất lượng không thua kém gì những hãng lâu năm mà lại có cái giá hết sức cạnh tranh.
Roccat Arvo Compact Gaming Keyboard 900 là loại sản phẩm được thiết kế thu gọn nhằm tối ưu cho game thủ chứ không phải dành cho dân văn phòng chung chung. Bàn phím được tích hợp thêm các phím tự lập trình độc đáo với khả năng gán những chuỗi phím đặc trưng vào từng phím macro để thực thi một chuỗi skill nhanh chóng. Mức giá 900 nghìn đồng cho một bàn phím loại thường hội tụ những chức năng cao cấp thường thấy ở các hãng sản xuất tên tuổi như Logitech là điều không có gì cần bàn cãi.
Video đang HOT
3. Thermaltake Tt eSports KNUCKER (950.000 VNĐ)
Vốn tiếp cận làng sản xuất phần cứng bằng các sản phẩm tản nhiệt cao cấp, gần đây Thermaltake mới bắt đầu đánh vào những đối tượng game thủ eSport chuyên nghiệp dưới series Tt eSports.
Ở mức giá dưới 1 triệu đồng, KNUCKER thể hiện được vẻ ngoài đơn giản, chỉ chứa đầy đủ những tính năng cần thiết mà một chiếc bàn phím thông thường phải có, ngoài ra không có thêm một nút chức năng nào nữa. Sự đơn giản mà KNUCKER mang lại là khá phù hợp cho những game không yêu cầu cao về bàn phím.
4. SteelSeries Merc (1.050.000 VNĐ)
Không ai còn lạ lẫm với cái thương hiệu SteelSeries rất nổi tiếng nhờ nguyên tắc thiết kế hướng tới cảm nhận thực tế cho game thủ chứ không phải đánh vào mẫu mã vẻ ngoài hào nhoáng như Razer. SteelSeries Merc là một sự lựa chọn không tồi cho game thủ chơi các game nhập vai chiến thuật cần nhiều phím multimedia để combo skill cho nhuần nhuyễn.
Với hàng loạt phím phụ được thêm vào ngay bên trái bàn phím, SteelSeries Merc với giá trên 1 triệu đồng sẽ trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những game thủ game chiến thuật nhập vai.
Theo VNE
Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần I)
Trong bài trước Genk đã giới thiệu cho các bạn về một số điều cơ bản cần biết trước khi mua tai nghe để chơi game và bây giờ đến lượt các bạn hãy chọn cho mình loại tai nghe phù hợp nhất với danh sách gợi ý dưới đây. Bảng xếp hạng này được tạo bởi trang web Reghardware.
1. Astrogaming A50
Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng "khủng", khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.
A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.
Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.
2. Creative SB Recon 3D Omega
Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với "diện mạo" bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi "xài" Skype và Ventrilo.
Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.
3. Logitech F540
Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài "hào nhoáng" như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.
F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.
4. Plantronics GameCom 780
Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi "soi" kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.
Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá "bét" nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).
5. Razer Tiamat 7.1
Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.
Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).
Theo genk
Chuột chơi game giá cả đa dạng Chuột chơi game cho độ chính xác cao hơn so với sản phẩm thông thường, tuy nhiên, số tiền game thủ phải đầu tư cho sản phẩm cũng rất đa dạng, dao động từ 200.000 đến 3 triệu đồng. Đối với game thủ, ngoài bàn phím, chuột là một trong những yếu tố không thể thiếu cho bộ "gaming gears". Sở dĩ nói...