Top 9 bàn phím chơi game tốt nhất hiện nay (Phần 1)
Là một cao thủ chơi game, chắc chắn bạn không thể không có một trong số những bàn phím sau.
Một PC bình thường cùng bàn phím và chuột chính là thiết bị chơi game tuyệt nhất. Ngoại trừ các game thể thao (đua xe, đá bóng) thường phù hợp với các loại tay cầm chơi game chuyên dụng hoặc vô lăng thì đối với các game FPS hay game online, keyboard là không thể thay thế. Thế nhưng, các bàn phím văn phòng của Dell hay Mitsumi bạn đang sử dụng lại khá hạn chế trong việc phục vụ chơi game. Nếu là một game thủ chuyên nghiệp hay một người thực sự đam mê game keyboard chơi game chuyên dụng là một đầu tư thực sự cần thiết.
Những bàn phím chơi game tốt nhất là các thiết bị có các phím nhạy, phản ứng nhanh, có thêm các tính năng macro, dùng để điều chỉnh nhanh trong khi chơi game. Hầu hết các bàn phím hi-end còn sử dụng phím cơ tạo cảm giác chơi thoải mái và tối ưu hơn hẳn bàn phím thường. Nhiều bàn phím có cổng USB, có microphone để bạn không bị vướng víu khi dùng tai nghe, và cả các loại đèn nền nhấp nháy “vui mắt”.
Sau đây là 9 bàn phím chơi game tốt nhất hiện nay đã được các BTV Techradar giới thiệu và đánh giá.
Logitech G110 (khoảng 2,1 triệu VNĐ)
Logitech G110 không phải là bàn phím chơi game chắc chắn nhất, nhưng nó có các phím được điều chỉnh lực nhấn rất tốt, tạo cảm giác tuyệt vời khi chơi game.
Để tránh việc ấn nhầm vào nút Windows khi đang chơi game, Logitech đã sử dụng một núm nhựa ở phím này. G110 còn có rất nhiều các phím macro có thể lập trình được, điều này chắc sẽ làm những người chơi game MMO yêu thích, tuy nhiên chúng lại nằm ở vị trí khá bất tiện – ở góc trái phía trên của bàn phím.
Không như các đối thủ, các phím của G110 khá lồi và nhạy, chính vì thế người dùng cần nhiều thời gian làm quen. Thêm vào đó, nên tránh việc tay trái của bạn tì vào các phím khi chơi game. Ở phía trước G110 có một cổng USB 2.0 tích hợp. Bên cạnh đó còn có một jack 3.5 để giúp người dùng dễ dàng cắm thẳng tai nghe vào bàn phím, tránh dây rợ lằng nhằng gây vướng víu.
Điểm: 78
Microsoft Sidewinder X4 (khoảng 1,2 triệu VNĐ)
Các phím của X4 được chỉnh lực nhấn hợp lý đến tuyệt vời và có lớp lót tốt hơn hẳn so với người anh em X6. Không chỉ hoàn hảo cho chơi game, X4 còn đáp ứng rất tốt các nhu cầu văn phòng thông thường như soạn email hay văn bản.
Video đang HOT
Keyboard của Microsoft còn có 6 phím macro ở phía bên trái. Thêm vào đó, X4 còn có tính năng lưu các thiết lập lại bằng một nút trên bàn phím, một điểm khiến việc tùy biến các phím macro trên X4 là dễ dàng nhất trong các keyboard ở bài test.
Điểm hấp dẫn nhất của SideWinder X4 là giá cả phải chăng. Với giá thấp hơn hẳn các đối thủ, X4 là một trong những keyboard có tỷ số hiệu năng trên giá tiền cao nhất. Và nếu không quá lo ngại phải chịu thêm vài phần trăm giây lag khi chơi game, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.
Điểm: 92
Razer Anansi MMO Keyboard (khoảng 3,1 triệu VNĐ)
Bàn phím của Razer nhắm đến đối tượng khách hàng là game thủ MMO – những người dành rất nhiều thời gian với game đến mức chúng ta không thể tưởng tượng được. Anansi có thiết kế vững chắc và các nút macro có thể lập trình dễ dàng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy 7 phím đặc biệt ngay dưới phím cách và 5 ở phía bên trái của bàn phím.
Với Razer, các game thủ có thể tận dụng lợi thế của việc 100 phím có thể lập trình được và 10 profile lưu thiết lập khác nhau. Mức độ tùy biến của Anansi là đáng kinh ngạc, thậm chí ta có thể điều chỉnh màu của đèn nền bàn phím một cách thoải mái.
Các phím được sắp xếp cực kì hợp lý với cảm giác nhấn tốt. Tuy vậy sản phẩm lại không có lớp lót chắc chắn và tạo cảm giác chân thật như của Cyborg V7. Nhưng nhìn chung khả năng sử dụng của Razer Anansi rất thoải mái, kể cả khi chơi liên tục trong thời gian dài.
Mặc dù là sản phẩm dành cho thị trường game MMO – các game thường xuyên yêu cầu các game thủ hợp tác để làm quest nhưng Anansi lại không có cổng cắm headphone. Một điều thực sự làm giảm sức hút của nó với người tiêu dùng.
Điểm: 72
Razer BlackWidow (khoảng 2,4 triệu đồng)
Razer Black Window là bàn phím dành riêng cho tín đồ của game FPS. Các phím cực kì nhạy tạo cảm giác khi chơi game, tạo cảm giác ngón tay như “bay” trên bàn phím. Tốc độ gõ trên sản phẩm của Razer cũng rất tốt. Tuy vậy, việc không có các lớp lót gây tiếng ồn khi gõ phím với tốc độ cao.
Không phải ai cũng thích bàn phím BlackWidow, nhưng chắc chắn nó sẽ có sức thu hút mạnh mẽ với các game thủ FPS. Có 5 phím đặc biệt có thể lập trình được ở bên trái thiết bị và bạn có thể điều chỉnh các phím macro ngay trong khi đang chơi. Razer BlackWindows còn có cổng USB và headphone.
Nhìn chung, BlackWidow là thiết bị mà các game thủ FPS cần mua, nhưng nếu bạn quan tâm đến việc gõ phím nhiều hơn có lẽ bạn bạn nên tìm đến sản phẩm khác.
Điểm: 84
Theo PLXH
Bàn phím chơi game Zibal 60 độc đáo
Chiếc bàn phím là sáng tạo của Mionix. Họ tin rằng nó sẽ giảm bớt sự nhàm chán và đơn giản ở những chiếc bàn phím cũ hiện nay. Các game thủ sẽ cảm thấy hứng khởi và say mê hơn khi sử dụng.
Bàn phím Zibal 60 sử dụng công nghệ đèn LED được lắp ở dưới giúp các ký tự in trên phím phát sáng trong điều kiện thiếu sáng, giúp người sử dụng có thể nhìn rõ được mà không cần phải bật đèn.
Đèn LED nền màu xanh lá cây với 3 chế độ chiếu sáng đa cấp, không giống như loại bàn phím Isku của Roccat, phần để tay có thể tháo rời ra được.
Phím điều khiển media hỗ trợ các phím tắt cho các tính năng của máy tính. Cổng USB 2.0 hỗ trợ việc kết nối tới các thiết bị, hệ thống âm thanh trong và ngoài.
Cổng kết nối USB 2.0 và cổng kết nối âm thanh, mic
Dây kết nối bàn phím với các thiết bị - hệ thống âm thanh khác
Phần để tay bàn phím
Bàn phím khi tháo rời phần để tay
Hệ thống đèn LED xanh phía dưới phím có 3 chế độ màu tùy chỉnh
Với kích thước 444 x 206 x 44 mm, Zibal 60 sẽ được tung ra thị trường vào tháng 6 tới với mức giá bán lẻ tại Mỹ khoảng 3 triệu đồng.
Theo Ndhmoney.vn
Bàn phím máy tính xách tay chạy Chrome OS lộ diện Keyboard tích hợp trên netbook chạy hệ điều hành của Google trông khá giống trên Windows và được bổ sung thêm phím search nằm thay thế vị trí nút Caps Lock Theo bức hình rò rỉ đăng tải trên Engadget, những phím bấm tắt khác xuất hiện trên keyboard bao gồm tắt và mở máy, tính năng phóng to toàn màn hình, chỉnh...