Top 6 ứng dụng “xịn xò” phải có của Gen Z
Năm 2022 là một thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một chặng đường mới trong cuộc sống.
Dù chỉ đơn giản là bắt đầu một thói quen tốt hay từ bỏ một thói quen xấu, thì công nghệ đã ngày càng gắn liền và giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Không ai khác, Gen Z là nhóm đối tượng nắm bắt và sử dụng công nghệ tốt bậc nhất để phục vụ cho cuộc sống tiện nghi và hiệu quả.
Và dưới đây là top 6 ứng dụng “xịn xò” được các bạn trẻ Gen Z năng động lựa chọn:
Shopee là một sàn thương mại điện tử với nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người dùng: thời trang, nhà cửa, thiết bị điện tử, sắc đẹp, sức khỏe… Đặc biệt, Shopee có cộng đồng người dùng đánh giá sản phẩm đông đảo, cộng thêm nhiều chính sách giảm giá, freeship giúp tiết kiệm chi phí khi mua sắm. Với một mặt hàng bất kỳ, người dùng có thể tìm được nhiều gian hàng khác nhau, dễ dàng so sánh giá cả cũng như chất lượng để đưa ra lựa chọn.
Grab – Di chuyển, ăn uống
Hẳn các bạn trẻ đã không còn quá xa lạ với Grab – một siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á. Ngoài việc cung cấp dịch vụ di chuyển, đặt thức ăn và giao hàng như chúng ta đã quá quen thuộc, Grab còn tích hợp thêm nhiều tiện ích khác để phục vụ cho người dùng như: đi chợ (GrabMart), ví điện tử (Moca), nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt phòng khách sạn…
Tương tự với Shopee, Grab cũng có rất nhiều chính sách giảm giá, tặng mã khuyến mãi cho khách hàng thân quen và khách hàng mới.
Video đang HOT
ELSA Speak – Ứng dụng học Tiếng Anh
Bạn muốn nói tiếng Anh như người bản xứ? Hãy thử trải nghiệm ELSA Speak.
ELSA Speak là nền tảng học tiếng Anh khá phổ biến với hơn 13 triệu lượt người dùng trải rộng 101 quốc gia trên thế giới. Đây là ứng dụng giúp người dùng học nói, giao tiếp tiếng Anh và sửa lỗi phát âm chính xác từng âm tiết, đồng thời đưa ra nhận xét tức thì và hướng dẫn sửa lại chuẩn xác nhờ công nghệ AI, Deep Learning và nhận diện giọng nói độc quyền.
Với ứng dụng này, người dùng có thể luyện nói tiếng Anh để chuẩn bị cho các kỳ thi theo tiêu chuẩn quốc tế như IELTS, TOEFL, TOEIC…
MoMo – Ví điện tử
Với hơn 30 triệu người dùng, MoMo được xem là ví điện tử phổ biến hàng đầu hiện nay. Nhờ mạng lưới liên kết rộng rãi, MoMo tích hợp với hầu hết các ngân hàng thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế như MasterCard, Visa…
MoMo tập trung vào các tiện ích chuyên về tài chính (ví trả sau, thanh toán thẻ tín dụng…), chuyển tiền (chuyển tiền trong MoMo, ngân hàng…), du lịch (khách sạn, vé máy bay…), thanh toán hóa đơn (điện, nước, Internet, di động…), giải trí (mua vé xem phim, mua tài khoản K …) và nhiều tiện ích khác.
Ngoài ra MoMo cũng thường xuyên cho ra mắt các trò chơi trên ứng dụng giúp khách hàng có thể săn những voucher mua sắm, giải trí giá trị.
Money Lover – Quản lý tài chính cá nhân
Bạn đang có nhu cầu quản lý chi tiêu hàng tháng, nhưng việc ghi chú trong sổ tay quá bất tiện vì không phải lúc nào bạn cũng cầm sổ theo?
Money Lover sẽ là cứu tinh cho bạn. Bạn có thể sử dụng điện thoại để ghi chú các khoản thu chi mọi lúc mọi nơi. Ứng dụng cũng cung cấp báo cáo hàng tháng giúp bạn theo dõi bạn đã chi trả tổng cộng bao nhiêu cho từng hạng mục: ăn uống, di chuyển, tiện ích, mua sắm… Đây là tiền đề giúp bạn cân đối các khoản chi tiêu hằng tháng và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.
Fmarket – Tiết kiệm và đầu tư
Chi tiêu mua sắm hay giải trí là nhu cầu không thể thiếu, nhưng chúng ta không thể bỏ qua khâu tích lũy và đầu tư. Giai đoạn giãn cách xã hội do đại dịch Covid vừa qua đã cho chúng ta thấy có một khoản tiền tiết kiệm dự phòng quan trọng như thế nào.
Với Fmarket, việc bắt đầu thói quen tích lũy trở lên vô cùng đơn giản. Ứng dụng cho phép bạn tự động tích lũy một khoản tiền định kỳ vào ngày nhận lương hằng tháng.
Với số tiền đầu tư tối thiểu chỉ từ 100k, bạn sẽ sở hữu trực tiếp Chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư uy tín hàng đầu Việt Nam.
Ứng dụng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép và thu hút cộng đồng nhà đầu tư trong năm qua với triển vọng trở thành một nền tảng đầu tư ưa thích không chỉ của giới trẻ mà cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Người Việt tiêu tốn nhiều giờ mỗi ngày cho ứng dụng di động, mạng xã hội
Nhóm người dưới 26 tuổi tại Việt Nam dành hơn 7 tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng trên di động với những app phổ biến như Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee...
Một nghiên cứu trực tuyến do Q&me thực hiện trên một số người dùng tại Việt Nam cho thấy, thời gian sử dụng các ứng dụng di động của người Việt tăng cao hơn so với năm trước; số lượng các ứng dụng mỗi người dùng tăng lên và đa dạng hơn. Điều này có thể đến từ thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh trong năm 2021.
Theo số liệu từ nghiên cứu này, trung bình mỗi ngày, người dùng Việt dành ra 6,1 giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động. Con số này tăng cao hơn so với con số trung bình năm 2020 là 5,7 giờ. Trong đó, nhóm người có độ tuổi dưới 26 thường có thời gian sử dụng lâu hơn, với hơn 7 giờ mỗi ngày.
Nhiều người dùng mạng xã hội thích xem và mua sắm qua hình thức livestream trên mạng xã hội.
Nhu cầu sử dụng tăng cao, số lượng ứng dụng trên điện thoại cũng tăng lên với con số 25,7 ứng dụng so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.
Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.
Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.
Tik Tok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4 lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7 lên 8%. Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).
Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.
Nghiên cứu của Q&me cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua. Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.
MoMo đầu tư vào Nhanh.vn để thúc đẩy giải pháp không dùng tiền mặt MoMo vừa hoàn thành đầu tư vào Nhanh.vn. Thông qua thương vụ này, MoMo tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ và đầu tư vào các công ty đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Thông qua phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đang được hàng chục ngàn doanh nghiệp sử dụng trên toàn quốc của Nhanh.vn, MoMo mong muốn sẽ...