Top 50 2019: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
Năm 2019 được xem là một năm thành công của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)…
Ảnh: TL.
Báo cáo tài chính năm 2019 ghi nhận một năm thành công của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) với lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 đạt 10.036 tỉ đồng, tăng 29% so với năm 2018.
Con số này chính thức đưa MB bước vào câu lạc bộ các doanh nghiệp có mức lợi nhuận trên 10.000 tỉ đồng ở Việt Nam và top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu.
Video đang HOT
Năm 2019, MB kiên trì tập trung vào 4 chuyển dịch: ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao hoạt động của công ty thành viên. Trong đó, ngân hàng số là chuyển dịch ưu tiên hàng đầu. App MBBank và BizApps trở thành 2 nền tảng quan trọng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của MB. Tính tới cuối năm 2019, đã có trên 620.000 tài khoản App đi vào hoạt động, giúp chuyển 65% hoạt động thực hiện offline sang trực tuyến.
Đồng thời, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Với tỉ lệ trích lập dự phòng bao phủ nợ xấu trên 110%, giúp MB trở thành 1 trong 3 ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam hoàn thành khung quản trị rủi ro theo Basel II. Kết thúc năm 2019, tổng tài sản hợp nhất của MB đạt 411.487,5 tỉ đồng. Vốn điều lệ đạt hơn 23.727 tỉ đồng. Nợ xấu kiểm soát dưới 1,2%.
Bước sang năm 2020, trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung đều tăng vì đại dịch COVID-19, tỉ lệ nợ xấu hợp nhất của MB được kiểm soát chỉ ở mức 1,62% và tỉ lệ nợ xấu riêng Ngân hàng là 1,46% (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Trước tình hình hiện nay, Hội đồng Quản trị MB đã thống nhất lợi nhuận mục tiêu năm 2020 là 200 tỉ đồng, thấp hơn so với năm 2019. Giải pháp trước mắt là ưu tiên triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó đại dịch đảm bảo kinh doanh liên tục, an toàn cho khách hàng, nhân viên và các cơ sở kinh doanh, củng cố nền tảng và chuyển dịch số.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng sẽ thúc đẩy các mô hình bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa MB và các công ty thành viên, tối ưu hệ thống mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch để tiết giảm chi phí, ưu tiên số hóa các luồng giao dịch tại sàn thông qua kênh ngân hàng tự động ATM, CDM, Autobank.
MBBank hoàn tất tăng vốn, thu về hơn 1.700 tỷ đồng
Cổ đông mới của ngân hàng đều là các nhà đầu tư tài chính nước ngoài, một điều đã nằm trong kế hoạch dự tính của MBBank. Tuy nhiên, số lượng chào bán thành công thực tế lại thấp hơn những kỳ vọng ban đầu
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã MBB-HoSE) cho biết đã hoàn tất chào bán cổ phiếu riêng lẻ vào hôm 26/2. Ngân hàng đã phân phối 64,3 triệu cổ phiếu với giá bán 27.000 đồng/cổ phiếu, qua đó thu về 1.736 tỷ đồng. Chi phí dự kiến của đợt chào bán này là gần 16,5 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 1/2019, MBBank đã phân phối 21,4 triệu cổ phiếu quỹ. Bên mua ở cả hai giao dịch này đều là 8 nhà đầu tư tài chính từ nước ngoài.
KIM Vietnam Growth Equity Fund, quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc mua gần 24 triệu cổ phiếu MBB phát hành mới, nhiều nhất trong các nhà đầu tư. Cùng với số cổ phiếu quỹ mua trước đó, cổ đông Hàn Quốc này sở hữu gần 32 triệu cổ phiếu, tương đương gần 30% lượng cổ phiếu phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hai đợt chào bán đầu năm. Chưa rõ mức giá MBBank chào bán cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng như quy định áp dụng đối với cổ phiếu phát hành mới.
Ở lần chào bán hồi cuối tháng 1/2020, MBBank bán được 93% lượng đăng ký do giá chưa đặt mức phê duyệt của HĐQT. Trong đợt phát hành vừa qua, lượng cổ phiếu MBB phân phối được nhiều khả năng cũng thấp hơn kế hoạch ban đầu. Bởi theo công văn chấp thuận tăng vốn điều lệ đợt 2/2019 được NHNN gửi ngày 31/1/2020, mức vốn điều lệ dự kiến tăng lên là 690 tỷ đồng, tương đương 69 triệu cổ phiếu mới được phát hành.
Kế hoạch tăng vốn của MBBank thực tế đã đánh tiếng từ lâu. Cuối tháng 10/2019, nguồn tin của Bloomberg cho biết kế hoạch của MBBank là bán 7,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm 141,5 triệu cổ phiếu mới và 47 triệu cổ phiếu quỹ. Trong kế hoạch đã được ĐHĐCĐ ngân hàng thông qua trong cuộc họp thường niên năm 2019, MBBank còn đề ra phương án phát hành 211 triệu cổ phiếu mới.
Việc số lượng cổ phiếu phát hành giảm mặt khác lại giúp ngân hàng giảm áp lực pha loãng cổ phiếu, đòi hỏi sự tăng trưởng của lợi nhuận để giữ/ cải thiện tỷ suất sinh lời.
Thực tế, nhiều ngân hàng cũng đã lên kế hoạch tăng vốn nhưng đa số các trường hợp đều đang hoãn lại do tình hình thị trường chứng khoán không mấy thuận lợi. Kể từ sau khi VN-Index đạt đỉnh vào tháng 4/2018, các thương vụ huy động vốn của các ngân hàng hay việc niêm yết cổ phiếu cũng đều khá nhỏ giọt.
Trước MBBank, BIDV cũng đã phát hành riêng lẻ thành công hơn 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank thu về hơn 20 nghìn tỷ đồng sau nhiều năm theo đuổi thương vụ này. Trong khi BIDV tìm đối tác chiến lược, nhà đầu tư của MBBank đều là các quỹ ngoại, như kỳ vọng mà lãnh đạo ngân hàng sớm có ý định nhiều năm như những chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ.
Danh sách 8 quỹ ngoạimua cổ phiếu MBB
Theo baodautu.vn
Cạnh tranh quyết liệt vị trí số 1 lợi nhuận ngân hàng tư nhân Việt Nam Cuộc đua giữa các ngân hàng cổ phần tư nhân trở nên vô cùng gay cấn, với sự cạnh tranh quyết liệt kéo dài nhiều năm qua giữa bộ ba Techcombank, MBBank và VPBank. Ảnh minh họa. Thời hạn chót công bố báo cáo tài chính năm 2019 đang đến gần. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có 16 ngân hàng công...