Top 5 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới 2019
Có 684 trường xuất hiện trên bảng xếp hạng đại học đào tạo khoa học máy tính chất lượng của Times Higher Education (THE) năm 2019. Gần 1/6 trong đó là đại học của Mỹ, gần 1/3 là trường châu Âu và gần 200 trường đại học có trụ sở ở châu Á.
Khoa học máy tính đang là một trong những ngành học mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai theo đuổi nó mỗi năm. Sự lựa chọn điểm đến cũng khá đa dạng bởi lẽ các trường đại học đang quan tâm đào tạo ngành học theo xu thế toàn cầu này.
Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2019 dựa trên những phân tích về: Chất lượng giảng dạy 30%; nghiên cứu (số lượng, thu nhập, danh tiếng) 30%; trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu) 27,5%; triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) 7,5% và thu nhập của ngành 5%.
Top 10 Đại học Đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất năm 2019.
Dưới đây là 5 trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng:
1. Đại học Oxford (Anh)
Đại học Oxford là một trong những trường có ngành Khoa học máy tính lâu đời bậc nhất nước Anh.
Kể từ khi bắt đầu, khoa đã cung cấp các bài giảng cho sinh viên đại học và sinh viên nghiên cứu được đào tạo ở cấp độ sau đại học.
Khoa cung cấp ba văn bằng đại học: khoa học máy tính, toán học và khoa học máy tính, và khoa học máy tính và triết học. Ngoài các chủ đề khoa học máy tính cốt lõi, sinh viên có thể tham gia khóa học về sinh học, tính toán lượng tử, hệ thống thông tin, xác minh phần mềm, kỹ thuật phần mềm và ngôn ngữ học máy tính.
Khuôn viên Đại học Oxford.
2. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ – ETH Zurich
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) được thành lập vào năm 1855, có lịch sử phát triển phần mềm và thiết kế hệ thống máy tính. Cuối cùng, các dự án liên quan hai mảng này đã kêu gọi một thành lập Khoa khoa học máy tính chuyên dụng vào năm 1981.
Bộ phận này bao gồm nhiều lĩnh vực của khoa học máy tính, bao gồm trí thông minh tính toán, mạng và hệ thống phân tán, thuật toán và lý thuyết và bảo mật thông tin. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng được dạy trên các khóa học kỹ thuật phần mềm.
Trường có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong trường đại học và với các đối tác trong kinh doanh và công nghiệp, như IBM, Microsoft, Google, SAP và Disney trong các dự án nghiên cứu.
Video đang HOT
Khuôn viên viện ETH Zurich.
3. Đại học Stanford (Mỹ)
Khoa Khoa học máy tính của Đại học Stanford được thành lập vào năm 1965, cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và cả tiến sĩ. Khoa giảng dạy, nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo, robot, nền tảng của khoa học máy tính, các hệ thống lập trình.
Ngoài ra, khoa còn có nghiên cứu liên ngành với hóa học, ngôn ngữ học, di truyền học, xây dựng và y học. Trụ sở của Khoa khoa học máy tính là tòa nhà Khoa học máy tính Gates, được đặt theo tên của Bill Gates, người đã quyên góp 6 triệu đô la cho dự án.
Đại học Stanford.
4. Đại học Cambridge (Anh)
Khoa học máy tính của Đại học Cambridge cung cấp khóa học mang tên Computer Science Tripos kéo dài ba đến bốn năm. Trường cũng cung cấp khóa đào tạo thạc sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính, giúp chuẩn bị cho sinh viên học lấy bằng tiến sĩ về ngành này. Có nhiều nhóm nghiên cứu có trụ sở tại khoa khoa học máy tính nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, bảo mật, đồ họa và tương tác, và kiến trúc máy tính.
Khuôn viên đại học Cambridge.
5. Viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ)
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính “đình đám” nhất thế giới với tuyên bố “sinh viên của chúng tôi thay đổi thế giới”. Và thực tế, nhiều người trong số cựu sinh viên của trường có mặt trong danh sách doanh nhân có ảnh hưởng trong và ngoài nước. Sinh viên được khuyến khích phát triển khởi nghiệp và các dự án nghiên cứu đã khám phá các vấn đề như tính toán rủi ro tài chính của năng lượng tái tạo và phát triển điện toán song song nhanh hơn.
Các sinh viên được ghi danh vào một chương trình giảng dạy linh hoạt cho phép họ tập trung vào cả lý thuyết trừu tượng và các vấn đề thực tế trong khoa học máy tính. Học sinh có thể chuyên ngành khoa học máy tính hoặc trong cả khoa học máy tính và sinh học phân tử.
Sinh viên đã tốt nghiệp thường tiếp tục nghiên cứu thêm về thiết kế trò chơi điện tử, làm việc trên siêu máy tính, nghiên cứu robot và thường tham gia các công ty lớn như Google hay Microsoft.
MIT là một trong những trường đại học có Khoa Khoa học máy tính “đình đám” nhất thế giới.
Ngoài 5 trường trên, các đại học khác trong top 10 gồm xếp lần lượt theo vị trí 6-10 là: Đại học Carnegie Mellon, Viện Công nghệ Georgia, Đại học Princeton, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California. Tất cả đều của Mỹ.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Trung Quốc dẫn đầu châu Á trên bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2019
Các trường đại học Trung Quốc đang dẫn đầu xếp hạng của khu vực châu Á trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu của Times Higher Education (THE) vừa công bố ngày 26/9, mặc dù danh sách top 10 vẫn do các trường đại học danh tiếng ở Anh và Mỹ nắm giữ. Với sự nhảy vọt của ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), châu Á lần đầu tiên có trường lọp top 22.
Bảng xếp hạng năm 2019 của Times Higher Education (THE) tiếp tục vinh danh Đại học Oxford, năm thứ 3 liên tiếp ngôi trường danh tiếng của Anh giữ vị trí số 1 bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2019.
Đại học Cambridge vẫn xếp vị trí thứ 2 như năm ngoái. Đại học Stanford của Mỹ duy trì vị trí thứ ba.
ĐH Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học thế giới - THE 2019.
Trong top 10 đại học tốt nhất thế giới do THE công bố, Mỹ áp đảo với 7 đại học: Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California, Đại học Harvard, Đại học Princeton và Đại học Chicago... Đại học Yale có bước nhảy vọt từ vị trí 12 lên 8.
Mỹ vẫn áp đảo về số lượng đại diện trong toàn bảng xếp hạng THE. Xét theo danh sách đầy đủ của bảng xếp hạng (1.258 đại học), Mỹ cũng có nhiều đại diện nhất với tổng cộng 172 trường.
Ngoài 2 trường thống trị vị trí quán quân và á quân, trường còn lại của Anh lọt top 10 là Đại học Hoàng gia London, ở vị trí thứ 9.
Tuy giữ vững hai vị trí cao nhất nhưng Anh quốc lại bị Nhật Bản soán mất danh hiệu quốc gia có số đại diện nhiều thứ hai trong bảng xếp hạng. Anh "chỉ có" 98 trường góp mặt, trong khi Nhật Bản là 103. Ngoài ra, top 200 có đến 29 đại diện từ Anh, nhưng 21 trong số đó giữ nguyên hoặc tụt hạng.
Top 10 đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng THE 2019. (Ảnh: THE)
Singapore không còn dẫn đầu ở châu Á
Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã nhảy vọt 8 bậc để xếp vị trí 22, "vượt mặt" Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để trở thành đại học châu Á có thứ hạng cao nhất.
Sự tăng trưởng lớn nhất trong top 30 cũng giúp Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) vượt Đại học Bắc Kinh lần đầu tiên trong lịch sử bảng xếp hạng đại học THE và châu Á có đại học lọt top 22. Trong khi đó, NUS tụt hạng 1 bậc từ 22 xuống 23.
Đại học Thanh Hoa thành lập năm 1911, nổi tiếng với chất lượng và sự đầu tư trong nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Tsinghua University).
Đây là lần đầu tiên một trường đại học của Trung Quốc đứng đầu châu Á trong bảng xếp hạng thế giới - THE, kể từ năm 2011.
Đại học Quốc gia Singapore dẫn đầu xếp hạng châu Á từ năm 2016 đến năm 2018, trong khi Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã giữ vị trí số 1 châu Á từ năm 2011 đến năm 2015.
Trong những năm qua, Đại học Thanh Hoa đã cải thiện đáng kể về hệ số trích dẫn nghiên cứu khoa học với tham vọng khẳng định chất lượng tầm quốc tế.
Ông Yang Bin, Phó chủ tịch về các vấn đề quốc tế tại ĐH Thanh Hoa cho hay: "Những nỗ lực trong các năm gần đây của nhà trường để tăng cường quốc tế hóa và nâng cao chất lượng hệ thống giảng dạy và nghiên cứu đã giúp nâng cao danh tiếng và uy tín toàn cầu của Thanh Hoa".
Giáo sư Simon Marginson (Đại học Oxford) kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học toàn cầu đều "không ngạc nhiên" trước sự tiến bộ của Tsinghua.
"Các đại học của Trung Quốc, đặc biệt là Đại học Thanh Hoa đang tăng trưởng nhanh, dịch chuyển tốt hơn về nghiên cứu khoa học và kỹ thuật vật lý", Giáo sư Simon Marginson nhận định.
Ông nhấn mạnh thêm rằng: "Nếu ĐH Thanh Hoa mạnh đến mức này, hãy tưởng tượng nó sẽ ở đâu trong bảng xếp hạng toàn cầu 5 năm tới, với sự gia tăng các chỉ số nghiên cứu qua dự án Double World-Class và sự hỗ trợ nguồn lực từ các doanh nghiệp Trung Quốc để đẩy mạnh nghiên cứu.
Ngôi trường của Trung Quốc đang ở giai đoạn mà nhiều nhà nghiên cứu khoa học vật lý tốt nhất thế giới muốn "đầu quân" làm việc, giống như họ từng thấy MIT, Berkeley hay Cambridge là điểm đến nghiên cứu khoa học tuyệt vời vậy".
Đại học Quốc gia Singapore đánh mất vị trí số 1 của khu vực châu Á tại bảng xếp hạng THE 2019. (Ảnh: NUS)
Đại học Thanh Hoa không phải là cái tên của Trung Quốc trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu năm 2019. Đại học Chiết Giang đã leo lên từ vị trí 101 lên 76 trong năm nay, nhờ sự cải thiện về các chỉ số giảng dạy, chất lượng và khối lượng nghiên cứu khoa học, thu nhập ngành và tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học.
Trong khi đó, Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (SUSTech) lần đầu tiên lọt nhóm 301-350. Ngôi trường nằm ở Thâm Quyến - nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc - mới chỉ tròn 7 tuổi, được thành lập với mục tiêu nhanh chóng trở thành một trường đại học đẳng cấp thế giới.
Tựu chung, 72 trường đại học Trung Quốc góp mặt mặt trong bảng đại học toàn cầu năm nay (năm ngoái là 63 trường). Trong đó, có 7 trường đại học Trung Quốc nằm trong top 200 có bước tiến về xếp hạng; một trường xếp hạng thấp hơn cũng đã đạt được tiến bộ. Sự gia tăng của các đại học Trung Quốc phần lớn là nhờ cải thiện chỉ số trích dẫn nghiên cứu khoa học.
Số liệu cũng cho thấy điểm số về xếp hạng chất lượng giảng dạy trung bình của 10 trường đại học hàng đầu Trung Quốc hiện nay ngang bằng với các trường đại học tốt nhất ở Anh và Đức, trong khi điểm số xếp hạng nghiên cứu trung bình của Trung Quốc trong nhóm này cao hơn các trường ở cả Pháp và Úc.
Nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá, Trung Quốc đang vượt qua mọi trường quốc gia ở châu Á và tiến gần hơn về phía Mỹ trên bảng xếp hạng đại học toàn cầu.
Lệ Thu
Theo Times Higher Education
Những ĐH hàng đầu thế giới về khoa học xã hội Tạp chí Times Higher Education vừa công bố bảng xếp hạng ĐH hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học xã hội, cho thấy ĐH Oxford đứng đầu danh sách này. Đại học Oxford đứng đầu Bảng xếp hạng ĐH thế giới về lĩnh vực khoa học xã hội - OX.AC.UK Theo sau ĐH Oxford trong 10 vị trí đầu của bảng...