Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn
Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư buồng trứng, còn giúp tăng cường sức đề kháng, đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ, tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, chế độ ăn uống cho người mắc ung thư buồng trứng cần khoa học hợp lý, giúp người bệnh có được một thể trạng tốt nhất để chống lại lưỡi hái tử thần, kéo dài sự sống.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy, dưới đây là một số thực phẩm rất tốt cho người bệnh ung thư buồng trứng không thể bỏ qua như:
Thực phẩm giàu protein
Thịt gà là một trong những thực phẩm có chứa lượng đạm cao. Đây trở thành một trong những chất rất cần bổ sung cho người bệnh ung thư buồng trứng, đặc biệt sau điều trị ung thư buồng trứng, cơ thể người bệnh khá suy nhược. Để chế biến, mọi người nên hầm thành cháo hoặc nấu súp để người bệnh dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, cá giúp đảm bảo được chất dinh dưỡng cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh, khả năng hồi phục sau điều trị của người bệnh nhanh chóng hơn. Trong một tuần, người bệnh nên ăn từ 2-3 bữa cá để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, tăng cường sử dụng các loại cá biển: cá thu, cá trích, cá mòi…
Thực tế, protein cần được bổ sung đầy đủ giúp người bệnh tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ làn da, cơ bắp, giảm rụng tóc, các tác dụng phụ khác trong quá trình hóa trị liệu. Những loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, các sản phẩm sữa, đậu nành, đậu phụ,… người bệnh nên sử dụng.
Rau củ, trái cây tươi
Người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần bổ sung các loại rau củ xanh như súp lơ xanh, bông cải, rau cải… để chống lại sự lão hóa của các tế bào, giảm được quá trình phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u buồng trứng.
Đặc biệt, trong trái cây và rau quả hàm lượng chất chống oxy hóa (beta-carotene và vitamin C) rất cao, có tác dụng tốt với cơ thể người bệnh. Ngoài ra, nên dùng những nhóm loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa như họ cam, quýt, dâu, kiwi, cà chua, bông cải xanh, củ cải, cà rốt….
Thực phẩm giàu tinh bột
Tinh bột được chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất này thường có nhiều trong cơm, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì, yến mạch, gạo nâu và lúa mì. Ngoài chứa nhiều calo trong ngũ cốc còn chứa các vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ điều trị ung thư buồng trứng.
Trong trường hợp người bệnh bị táo bón thì cần ăn nhiều rau xanh và những loại ngũ cốc giàu chất xơ hòa tan như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch. Bởi chất xơ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Các chất béo có lợi
Trong chế độ ăn của người bệnh ung thư buồng trứng cần bổ sung cả chất béo có lợi như Acid béo Omega 3 – đây là chất rất quan trọng để kiểm soát mệt mỏi khi bị bệnh.
Đặc biệt, chất béo giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, vitamin E thúc đẩy chức năng của não một cách tích cực và tốt cho làn da. Chúng có lợi có nhiều trong các thực phẩm như các loại hạt, bơ, dầu cá, dầu thực vật…
Bác sĩ khuyến cáo, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Vì vậy mỗi người bệnh ung thư buồng trứng nên tôn trọng những nguyên tắc ăn uống này để có một sức khỏe tốt và giúp kéo dài sự sống.
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.
Theo Bệnh viện K Trung ương, ung thư buồng trứng là ung thư đường sin.h dụ.c thường gặp ở nữ giới, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Ước tính trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 240.000 phụ nữ được chẩn đoán có khối u ác tính tại buồng trứng, gần 150.000 ca t.ử von.g. Vì vậy, ung thư buồng trứng là một trong những ung thư nguy hiểm.
1. Tại sao ung thư buồng trứng lại nguy hiểm?
Hình ảnh ung thư buồng trứng.
Vấn đề là phụ nữ thường không nhận biết được các triệu chứng ung thư buồng trứng cho đến khi bệnh tiến triển và ung thư càng phát hiện muộn thì càng khó điều trị. Nếu và khi phụ nữ gặp các triệu chứng, những triệu chứng đó thường nhẹ và bao gồm đầy hơi, sưng hoặc chướng bụng và đi tiểu thường xuyên. Những triệu chứng này sẽ khiến nghĩ đến do tăng cân, hội chứng tiề.n kinh nguyệt, căng thẳng, đau dạ dày, nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu hoặc hội chứng ruột kích thích... BS. Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: "Vì vậy, thông thường khi chẩn đoán, khoảng 2/3 số bệnh nhân ung thư buồng trứng đã lan ra ngoài vùng xương chậu".
Hầu hết vẫn chưa hiểu đầy đủ chính xác nguyên nhân gây ung thư buồng trứng, điều quan trọng là phải biết các yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng phổ biến nhất. Hãy hết sức chú ý trong việc lắng nghe cơ thể mình và nên đi khám ngay lập tức khi thấy những nguy cơ sau:
1.1 Có đột biến gene di truyền
Có một số đột biến gene mà phụ nữ có thể thừa hưởng từ cha mẹ khi sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, chẳng hạn như hội chứng BRCA1, BRCA2 và Lynch. Ví dụ, khoảng 1% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ mắc ung thư buồng trứng trong đời. Ngược lại, phụ nữ có đột biến BRCA1 có 44% nguy cơ, tỷ lệ những người có đột biến BRCA2 là 17% và phụ nữ mắc hội chứng Lynch có 6 đến 8%. Những đột biến này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác.
Ví dụ, BRCA1 cũng có liên quan đến ung thư vú; BRCA2 cũng liên quan đến khối u ác tính (ung thư da) cũng như ung thư vú, tuyến tụy và tuyến tiề.n liệt; và Hội chứng Lynch cũng liên quan đến ung thư ruột kết và nội mạc tử cung.
Nếu bất kỳ bệnh ung thư nào di truyền trong gia đình, đặc biệt là nếu người thân thế hệ thứ nhất mắc bệnh này (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) được chẩn đoán ở độ tuổ.i trẻ, hãy hỏi bác sĩ về việc gặp chuyên gia tư vấn di truyền, người có thể giúp tìm hiểu xem liệu xét nghiệm di truyền có phù hợp hay không.
Xét nghiệm di truyền có những ưu và nhược điểm, nhưng một lợi ích chính là nếu phát hiện ra mình có đột biến gene, đặc biệt là ở tuổ.i trưởng thành trẻ, sẽ có cơ hội thực hiện các biện pháp chủ động giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư trong tương lai.
1.2 Tiề.n sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng
Ngay cả khi không có đột biến gene di truyền, nếu có từ hai người thân trở lên mắc bệnh ung thư buồng trứng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
1.3 Tuổ.i tác
Tuổ.i tác là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với nhiều bệnh ung thư và một nửa số ca ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ từ 63 tuổ.i trở lên. Nghĩa là, có thể sống càng lâu thì tế bào càng phân chia nhiều và khả năng mắc bệnh hoặc đột biến gene càng lớn. Và những thứ này có thể tích lũy dần dần. TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết: "Khi còn trẻ, cơ thể có nhiều khả năng sửa chữa, khắc phục những sai lầm hoặc đột biến đó".
1.4 Thừa cân
Phụ nữ thừa cân dễ mắc ung thư buồng trứng.
Lời giải thích cho yếu tố nguy cơ này là do hormone. Tác dụng của mô mỡ là nó tạo ra estrogen, việc sản xuất quá nhiều estrogen, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổ.i sau tuổ.i mãn kinh, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Thêm vào đó, mô mỡ còn tạo ra một số phân tử có tác dụng phá hủy DNA và gene. Chúng được gọi là tác nhân oxy hóa. Đây là một yếu tố rủi ro nằm trong tầm kiểm soát vì tất nhiên có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng hơn và tập thể dục thường xuyên.
1.5 Dùng liệu pháp thay thế hormone estrogen
Sử dụng loại liệu pháp này sau khi mãn kinh có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ cao nhất đối với những người chỉ dùng estrogen (không có progesterone) trong ít nhất 5 hoặc 10 năm.
1.6 Rụng trứng nhiều
Phụ nữ càng rụng trứng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng cao. Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh, trong quá trình rụng trứng, biểu mô hoặc da, nang buồng trứng vỡ ra và giải phóng một quả trứng, sau đó vết vỡ sẽ tự lành lại giống như một vết rách. Quá trình chữa lành đó khiến các tế bào phải phân chia và tái tạo. Và tế bào buồng trứng càng phân chia nhiều thì càng có nhiều khả năng gặp phải các đột biến gene có thể tích tụ theo thời gian và gây ra ung thư buồng trứng. Mang thai, cho con bú và uống thuố.c tránh thai đều ngăn ngừa sự rụng trứng, vì vậy chúng đều giúp buồng trứng được nghỉ ngơi.
1.7 Bị lạc nội mạc tử cung
Có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng lên một chút nếu phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, tình trạng nội mạc tử cung (mô) phát triển bên ngoài tử cung thay vì lót bên trong tử cung và có xu hướng gây ra đau bụng kinh.
2. Các yếu tố phòng ngừa và bảo vệ trước nguy cơ ung thư buồng trứng
Thuố.c tránh thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng.
Hiện tại không có phương pháp nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng ngoài việc xác định và tránh bất kỳ yếu tố nguy cơ nào có thể thay đổi được.
Không phải lúc nào cũng có thể tránh được các yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng, chẳng hạn như tiề.n sử gia đình. Nhưng nhận thức được những yếu tố này có thể giúp cảnh giác hơn về các triệu chứng để đi khám và phát hiện ung thư buồng trứng sớm hơn.
Vì béo phì là một yếu tố nguy cơ nên duy trì cân nặng vừa phải có thể là một cách để giảm nguy cơ. Có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là một phương pháp tốt để duy trì cân nặng vừa phải.
Yếu tố bảo vệ là bất cứ thứ gì làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các yếu tố bảo vệ ung thư buồng trứng bao gồm:
Thuố.c tránh thai đường uống: Dùng thuố.c tránh thai đường uống có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn và nguy cơ này càng giảm khi người dùng thuố.c này lâu hơn. Tuy nhiên, thuố.c tránh thai có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe khác, chẳng hạn như nguy cơ đông má.u, đặc biệt ở những người hút thuố.c.
Sinh con: Những người sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người không sinh con. Sinh con nhiều lần có nguy cơ thấp hơn so với sinh một lần.
Cho con bú: Những người cho con bú giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, nguy cơ này tiếp tục giảm khi thời gian tiết sữa kéo dài hơn.
Thắt ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ ống dẫn trứng: Đây là những thủ tục phẫu thuật để đóng hoặc cắt bỏ một hoặc cả hai ống dẫn trứng. Thực hiện một trong hai phẫu thuật có liên quan đến nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn.
Một số phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để giảm nguy cơ. Đây là một thủ thuật nhằm cắt bỏ ống dẫn trứng và buồng trứng.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng phụ nữ sau mãn kinh có đột biến gene BRCA có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng tới 85 - 90% và ung thư vú tới 50% bằng phương pháp cắt bỏ buồng trứng để giảm nguy cơ.
Cô gái 17 tuổ.i mắc ung thư, bác sĩ lấy trứng trữ đông qua đường đặc biệt Cô gái 17 tuổ.i bất ngờ phát hiện ung thư buồng trứng. Trước khi xạ trị, cô được bác sĩ lấy trứng trữ đông, dùng cho việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm sau này. Bệnh nhân 17 tuổ.i được chỉ định cắt bỏ buồng trứng trái để loại bỏ khối u. Sau sinh thiết, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư...