Top 20 tên miền đắt nhất hành tinh
Chủ đề sản phẩm công nghệ, thương mại và tình dục luôn là tâm điểm góp phần tạo nên những tên miền trị giá hàng chục tỷ đồng.
Các tên miền trên internet có giá thuê thấp nhất chỉ 2 USD/năm. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một cái tên độc đáo, chỉ tính riêng giá trị chuyển nhượng có thể lên tới hàng triệu USD.
Tạp chí Business Insider phối hợp với DN Journal đã đưa ra danh sách 20 tên miền có giá chuyển nhượng đắt nhất mọi thời đại. Trong số này, có nhiều tên miền mặc dù chưa đưa vào khai thác nhưng vẫn đạt lượng truy cập rất lớn trong một tháng. Một số khác, mặc dù chủ nhân đã bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu nhưng dường như lại bị người dùng lãng quên.
Trong bản danh sách này, Business Insider đã loại trừ các tên miền liên quan đến tên thương hiệu, sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người đọc không cần thắc mắc tại sao không thấy sự xuất hiện của Insure.com (giá 16 triệu USD) hay Fb.com (giá 8,5 triệu USD)…
Ngoài ra, vì lý do riêng mà các tên miền được giao dịch từ trước năm 2003 cũng không thuộc nhóm đối tượng thống kê. Business.com là một ví dụ, tên miền này được mua lại năm 1999 với giá 7,5 triệu USD và hiện tại đang được công ty chủ quản rao bán với giá kỷ lục… 400 triệu USD.
Cuối cùng, phần nhiều trong số các chủ sở hữu thực sự của các tên miền dưới đây đều ẩn danh hoặc không đăng ký trực tiếp. Vì vậy, thông tin về chủ sở hữu từng tên miền sẽ không được liệt kê.
Cameras.com, bán năm 2006 với giá 1,5 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 1.747 lượt (uniques).
Russia.com, bán năm 2009 với giá 1,5 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 2.464 lượt.
Ticket.com, bán năm 2009 với giá 1,525 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 6.702 lượt.
DataRecovery.com, bán năm 2008 với giá 1,659 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 6.702 lượt.
Auction.com, bán năm 2009 với giá 1,7 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 369.894 lượt.
Video đang HOT
Dating.com, bán năm 2010 với giá 1,75 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 7.524 lượt.
Fly.com, bán năm 2009 với giá 1,76 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 1.026.834 lượt.
Senior.com, bán năm 2007 với giá 1,8 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 4.217 lượt.
Computer.com, bán năm 2007 với giá 2,1 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 10.049 lượt.
CreditCards.com, bán năm 2004 với giá 2,75 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 954.067 lượt.
Shopping.de, bán năm 2008 với giá 2,858 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 1.306 lượt.
Candy.com, bán năm 2006 với giá 3 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 73.953 lượt.
Vodka.com, bán năm 2009 với giá 3 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 1.346 lượt.
Clothes.com, bán năm 2008 với giá 4,9 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 6.687 lượt.
Toys.com, bán năm 2009 với giá 5,1 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 231.775 lượt.
Slots.com, bán năm 2010 với giá 5,5 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 21.424 lượt.
Diamond.com, bán năm 2006 với giá 7,5 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 38.501 lượt.
Porn.com, bán năm 2007 với giá triệu 9,5 USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 1.954.661 lượt.
Fund.com, bán năm 2008 với giá 9,99 triệu USD
Lượng truy cập trung bình trong 1 tháng: 356 lượt.
Sex.com, bán năm 2010 với giá 13 triệu USD.
Lượng truy cập trung bình trong một tháng: 172.699.
Theo PLXH
Các hãng công nghệ lớn từng lao đao vì tên miền ở Việt Nam
Cộng đồng mạng từng chứng kiến nhiều tranh chấp tên miền giữa các tập đoàn công nghệ thế giới với chủ sở hữu tại Việt Nam.
Tranh chấp tên miền luôn là vấn đề nóng với các tập đoàn công nghệ lớn. Tại Việt Nam, cộng đồng mạng đã chứng kiến không ít tranh chấp giữa các hãng công nghệ tên tuổi thế giới và chủ sở hữu tên miền (người Việt). GenK.vn sẽ giới thiệu tới bạn đọc 4 trường hợp nổi bật thời gian gần đây.
Samsung
Thương hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới Samsung đã có một phen lao đao khi phát hiện tên miền samsungmobile.com.vn đã được một cá nhân Việt Nam đăng kí. Samsung đã khởi kiện Dương Hồng Minh, chủ sở hữu tên miền samsungmobile.com.vn, vào tháng 10 năm 2009 với 2 lí do chính: Vi phạm sở hữu trí tuệ và trục lợi từ tên miền.
Theo ghi nhận, tên miền samsungmobile.com.vn (đăng kí từ năm 2005) đã được rao bán với giá 80 triệu đồng (trên trang muare.vn), kèm theo tên miền samsungmobile.vn. Ông Minh, bị đơn, cho biết trang web lập ra chỉ nhằm giới thiệu các sản phẩm Samsung và yêu cầu phía Samsung chi trả 218 triệu đồng nếu muốn thương lượng mua lại tên miền.
Samsung không đồng tình với mức phí này và cuối cùng đã phải chờ đến khi tên miền samsungmobile.com.vn hết hiệu lực để đăng kí lại.
eBay
Trang web bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới eBay đã tốn nhiều công sức trong một tranh chấp tên miền tại Việt Nam. Nhãn hiệu eBay và tên miền eBay.vn đã được nhà bán lẻ đăng kí từ năm 2002, tuy nhiên lại để sót địa chỉ eBay.com.vn vào tay Công ty TNHH Mộc Mỹ (có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh) của Việt Nam vào năm 2005.
Cùng năm đó, eBay quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi tên miền eBay.com.vn. Đến năm 2007, trải qua 3 lần ủy quyền cho các đại diện pháp lý, vụ việc vẫn chưa đến hồi kết. Sau này, eBay giấu kín các chi tiết liên quan đến vụ tranh chấp cũng như việc thương lượng với bên sở hữu.
IBM
Ông trùm máy tính IBM gặp không ít sóng gió khi tranh chấp tên miền tại Việt Nam. Năm 2003, cá nhân Lý Gia Khang (Tp Hồ Chí Minh) tại Việt Nam đăng kí xin cấp tên miền ibm.com.vn, vốn rất dễ xảy ra tranh chấp. Giới chức năng đã gửi thông báo tới IBM khuyến cáo hãng nên đăng kí tên miền này. Tuy nhiên, phía IBM không có động thái nào.
Sau khi tên miền ibm.com.vn về tay ông Khang năm 2003, IBM đã khiếu nại về việc này, cho rằng ông Khang vi phạm luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, xâm phạm bản quyền IBM. Tuy nhiên, phía Việt Nam cho rằng những dẫn chứng của IBM chưa đủ cơ sở.
Ông Khang sau đó đã thương lượng với IBM để duy trì và quảng cáo sản phẩm IBM nhưng không được chấp thuận. Vụ việc bị bỏ ngỏ và IBM hiện nay vẫn đang đau đầu với tên miền ibm.com.vn. (tên miền đến thời điểm này đang dẫn đến website của công ty TNHH Tin Học Gia Hào)
Người khổng lồ Internet cũng từng phải xắn tay vào cuộc trong một kiện tục tên miền mà chính mình là nguyên đơn. Google đã khiếu kiện cá nhân Trần Anh Huy ở Hà Nội, khi cá nhân này đăng kí tên miền quangcaogoogle.com vào tháng 11/2008.
Theo Google, tên miền quangcaogoogle.com dễ gây nhầm lẫn cho người xem, khiến họ lầm tưởng trang web này được ủy quyền từ Google. Hơn nữa, tên miền này vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu thương hiệu Google.
Bị đơn Trần Anh Huy từ chối hợp tác với Google trong vụ tranh chấp và ngừng duy trì tên miền quangcaogoogle.com . Xem xét những bất lợi của Google, cơ quan chức năng sau cùng quyết định trả lại tên miền này cho phía khởi kiện
Theo PLXH
Đẳng cấp tên miền 1-2 ký tự Có vẻ như công thức "ít, quý, hiếm, đắt" đã tạo nên một đẳng cấp rất riêng cho tên miền 1-2 ký tự và đó là lý do khiến hoạt động đầu cơ loại tên miền này có thể sẽ nóng sốt. Tên miền và tên miền 1-2 ký tự Nếu chỉ đọc dòng địa chỉ "135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1,...