Top 15 bài hát hay nhất gửi tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo 20/11
Âm nhạc là một những “phương tiện” có khả năng truyền tải nhiều đề tài trong cuộc sống, mang đến nhiều cảm xúc cho con người. Ngay dưới bài viết sau đây là những bài hát hay và nổi bật, mang ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Và cũng chính là lời tri ân, lời cảm ơn gửi đến những “người lái đò” đã giúp đỡ và nuôi dưỡng những ước mơ, đam mê của mỗi chúng ta.
Bài hát người lớn dịp Nhà giáo Việt Nam
Bụi Phấn
Bụi Phấn được ví là một ca khúc “quốc dân” về Nhà giáo Việt Nam mà bất kỳ ai đều biết đến. Bài hát với ý nghĩa nói về hình ảnh người thầy giáo trên bục giảng, dù đã có tuổi nhưng vẫn rất tận tụy với nghề. Từng hạt bụi phấn rơi xuống trên vai áo ngã màu, mái tóc ngắn có phần khô cứng và bàn tay gầy guộc của thầy càng khiến những người học trò thêm phần tôn kính và yêu thương.
Người Thầy
Người Thầy là một trong những bài hát được lựa chọn nhiều nhất vào mỗi dịp Nhà giáo Việt Nam hằng năm. Sản phẩm âm nhạc với nhạc điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ca từ ý nghĩa khắc họa hình ảnh người thầy ân cần, mộc mạc.
Cô Ơi
Cô Ơi là một bài hát giàu cảm xúc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Ca khúc được nữ ca sĩ Vy Oanh với những ca từ là một lời tri ân sâu sắc của người học trò cũ gửi đến những người thầy, người cô đã vất vả dạy dỗ, ầm thầm hy sinh mà không mưu cầu được đáp trả.
Nhớ Ơn Thầy Cô
Nhờ Ơn Thầy Cô tiếp tục là một ca khúc được yêu thích thể hiện nhất về ngày Nhà giáo. Với giai điệu tươi vui, sôi động bài hát đưa chúng ta được trở về khoảng thời gian tươi đẹp bên mái trường thân yêu, được gặp gỡ lại những người thầy, người cô đáng kính.
Đây là một bài hát cảm động với ý nghĩa nói về sự hy sinh của người thầy đã luôn hết lòng với các học trò của mình. Bao nỗi trăn trở, lo âu về học trò đã làm mái đầu thầy điểm bạc. Để từ đó, hình ảnh mái đầu bạc trắng của người thầy đã trở thành một biểu tượng kính yêu của sự tận tụy, sự quên mình vì học sinh.
Lá Thư Gửi Thầy
Lá Thư Gửi Thầy tiếp tục là một bài hát mang đến nhiều cảm xúc dạt dào. Ca khúc từng nổi tiếng một thời với phần thể hiện của giọng ca Đông Nhi, bài hát là lá thư với toàn bộ những tâm tư, tình cảm của người học trò đối với người thầy kính yêu của mình trong sự nghiệp “trồng người” vĩ đại.
Bài hát là một trong những ca khúc bất hủ thường được lựa chọn vào ngày Nhà giáo Việt Nam. Từng giai điệu và lời bài hát đều vô cùng da diết, như là lời tâm sự thể hiện sự luyến tiếc về những hồi ức đã qua về người thầy đã luôn hết mình vì học sinh.
Mong Ước Kỉ Niệm Xưa
Xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Xin Hãy Tin Em của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Mong Ước Kỉ Niệm Xưa nhanh chóng được đông đảo khán giả yêu thích. Với lời ca đầy ý nghĩa về những năm tháng cắp sách đến trường luôn đem đến cho người nghe sự xúc động mạnh mẽ và cảm giác bồi hồi, nghẹn ngào. Vào dịp Nhà giáo năm nay, Mong Ước Kỉ Niệm xưa chắc chắn sẽ tiếp tục được vang lên tại một mái trường nào đó.
Mái Trường Mến Yêu
Mái Trường Mến Yêu là một ca khúc đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ học trò Việt Nam. Con người ai cũng có những kỷ niệm, dù là vui hay buồn, nhưng có lẽ những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, bạn bè luôn luôn êm đềm và khó quên nhất. Những tháng ngày ngây thơ, hồn nhiên với bao ước mơ, hoài bão của một thời tuổi trẻ luôn để lại trong mỗi người ấn tượng sâu đậm.
Bài hát thiếu nhi dịp Nhà giáo Việt Nam
Cô Giáo
Cô Giáo là một trong những ca khúc nổi tiếng mà bất kì người lớn hay trẻ em nào cũng biết. Với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng cùng lời hát dễ thương thể hiện sự biết ơn với bậc thầy cô. Đó cũng là lý do vì sao Cô Giáo thường được lựa chọn trình diễn trong các chương trình văn nghệ của thiếu nhi.
Bông Hồng Tặng Cô
Tiếp tục là một ca khúc có tuổi đời khá lâu nhưng không vì thế mà bị lỗi thời. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, bài hát này chắc chắn sẽ được các em nhỏ hát nhiều nhất. Bông Hồng Tặng Cô mang ý nghĩa như một lời cảm ơn gửi tặng những người cô đã luôn ân cần, dịu dàng dìu dắt những thế hệ học sinh.
Cô Và Mẹ
Cô Và Mẹ là một bài hát đặc biệt, không chỉ là lời tri ân dành riêng cho những người cô như các bài hát thông thường, mà người mẹ cũng được nhắc đến trong đây. Cả hai người phụ nữ với hai tên gọi khác nhau, nhưng vai trò mà họ thể hiện đều chung một ý nghĩa là mong muốn nuôi dạy những đứa trẻ con nên người.
Đi Học
Đi Học được xem như một ca khúc “vỡ lòng” của các thế hệ học sinh. Ở các trường mẫu giáo đây chính là bài hát được dạy đầu tiên cho các em nhỏ, với giai điệu vui tươi, ca từ ngắn gọn dễ nhớ khiến ai cũng dễ dàng học thuộc và yêu thích.
Đây là bài hát cuối cùng trong danh sách những bài hát thiếu nhi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Em Yêu Trường Em không chỉ nói về thầy cô giáo, mà còn thể hiện tình yêu thương của một người học trò với ngôi trường của mình. Nếu lựa chọn bài hát này để thể hiện trong các chương trình văn nghệ thì chắn chắn sẽ rất ý nghĩa.
Hy vọng với danh sách những bài hát trên đây, bạn đã có cho mình một lựa chọn phù hợp vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 này nhé!
Cùng VOH Giải trí cập nhật các tin mới nhất về âm nhạc nhé.
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An tổ chức lễ khai giảng năm học mới
Ngày 19/11, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An tổ chức lễ khai giảng năm học mới và kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Dự lễ khai giảng có bà Hồ Thị Châu Loan - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; đại diện Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo huyện Con Cuông cùng tập thể thầy và trò nhà trường qua các thế hệ.
Học sinh và phụ huynh cùng tham gia lễ khai giảng. Ảnh: Thanh Nga
Là trường dạy nghề đóng trên huyện miền núi Con Cuông, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác tuyển sinh của nhà trường thời gian qua gặp không ít khó khăn.
Được sự quan tâm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh cũng như chính quyền địa phương, cùng sự đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, trong những năm học qua, trường đã vượt qua khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, chú trọng các giải pháp đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chất lượng dạy nghề.
Phần biểu diễn văn nghệ của học sinh nhà trường. Ảnh: Thanh Nga
Đến nay, Trường Trung cấp DTNT Nghệ An là một trong 18 trường chuyên biệt của cả nước đào tạo nghề cho đối tượng người dân tộc thiểu số; được lựa chọn là trường nghề trọng điểm, với nhiệm vụ đào tạo nghề các trình độ trung cấp, sơ cấp và tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực các huyện miền núi Tây Nam của cả tỉnh.
Thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tặng Cờ thi đua và Bằng khen cho tập thể thầy và trò nhà trường. Ảnh: Thanh Nga
Trong năm học 2021 - 2022, trường có 27 lớp trung cấp với 880 học sinh ở các ngành nghề như may, điện tử, cơ khí, hàn... Có 2 dự án ý tưởng khởi nghiệp của học sinh lần đầu tiên tham gia cuộc thi cấp tỉnh và có 1 dự án đạt giải Nhất, 1 dự án đạt giải Khuyến khích; hiện có 1 dự án ý tưởng khởi nghiệp của nhà trường đã lọt vào vòng chung kết cấp Quốc gia.
Hiệu trưởng Lê Văn Tuấn trao thưởng cho những học sinh có thành tích nổi bật trong năm học 2021 - 2022. Ảnh: Thanh Nga
Phát biểu tại lễ khai giảng, bà Hồ Thị Châu Loan - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội biểu dương những nỗ lực mà tập thể nhà trường đạt được trong những năm học qua.
Trong năm học 2022 - 2023 cũng như những năm học tiếp theo, nhà trường cần xây dựng chương trình, giáo án sát thực, đúng ngành nghề; Tập trung đổi mới công tác giảng dạy, phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp để đào tạo nhiều thế hệ thanh niên vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa có tay nghề vững chắc, có đạo đức, lòng tự tin, có hoài bão khát vọng làm việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
'Trí tuệ và sức sống của trường đại học nằm ở người Thầy' Hãy đặt người Thầy ở vị trí cao nhất. Trí tuệ và sức sống của đại học nằm ở người Thầy. Chất lượng và uy tín của Trường nằm ở sự thành công và hài lòng của người học. GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo...