Top 10 vụ trộm tranh gây chấn động lịch sử nhân loại
Đóng giả cảnh sát, hai tên trộm đã ăn cắp 13 bức tranh quý, với tổng giá trị trên 500 triệu USD. Cho đến nay, số tranh đó vẫn biệt tăm tích.
Vụ trộm 7 bức tranh quý ở Hà Lan. Bức tranh “Femme devant Une Fenetre Ouverte, Dite La Fiancee” của Paul Gauguin vẽ năm 1888 là một trong 7 tác phẩm nổi tiếng của các họa sĩ khác là: Pablo Picasso, Claude Monet, Henri Matisse và Lucian Freud cùng bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Kunsthal tại Rotterdam, Hà Lan vào tháng 10/2012.
Chỉ trong vòng 3 phút, những tên trộm đã đột nhập vào bảo tàng và ăn trộm 7 bức tranh sơn dầu quý giá trên. Tổng giá trị ước tính của những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trên là 24 triệu USD. Trong số 7 bức tranh trên thì kiệt tác nghệ thuật của Gauguin vẫn mất tích và được cho là đã bị tiêu hủy. Mẹ của một trong số những tên trộm cho hay bà đã đốt tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp với hy vọng con trai sẽ không bị truy tố do thiếu bằng chứng.
Bức tranh “Storm of the Sea of Galilee” của Rembrandt. Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, Mỹ là nơi xảy ra vụ cướp nổi tiếng khi những tên trộm để lại 13 khung tranh trống trơn. Bức tranh “Storm of the Sea of Galilee” của Rembrandt là một trong 13 tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.
Theo đó, ước tính giá trị bức tranh đó khoảng 3,4 triệu USD. Năm 2013, FBI thông báo rằng họ đã xác định được danh tính của những tên trộm nhưng không tiết lộ chi tiết tên tuổi và những thông tin khác về vụ trộm kinh hoàng kể từ đó.
Bức tranh “View of Auvers-sur-Oise” của Cezanne. Đêm ngày 31/12/1999, một tên trộm đã đột nhập vào Bảo tàng Ashmolean tại Oxford, Anh và ăn trộm thành công tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ tài ba Cezanne. Tên trộm đã hoàn thành phi vụ trộm tranh và tẩu thoát khỏi bảo tàng chỉ trong vòng chưa đến 10 phút. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra bức tranh quý trên.
Bức tranh “View of the Sea at Scheveningen and Congregation Leaving the Reformed Church in Nuenen” của Van Gogh. Vào 8h sáng ngày 7/12/2002, hai người đàn ông trèo lên mái nhà của Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và đột nhập vào bên trong.
Chúng chỉ lấy 2 bức tranh quý nhưng tổng giá trị ước tính lên đến hơn 30 triệu USD. Năm 2004, giới chức trách bắt giữ hai kẻ tình nghi và chúng bị kết án 4,5 năm tù giam. Mặc dù đã bắt được tội phạm nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 kiệt tác nghệ thuật trên.
Bức tranh “The Just Judges” của Jan Van Eyck. Vào giữa đêm ngày 10/4/1934, bức tranh quý của Van Eyck biến mất khỏi Nhà thờ Saint Bavon ở Ghent, Blegium, Bỉ. Nó là bức tranh duy nhất bị đánh cắp tại đây.
Những tháng sau đó, tên trộm đã yêu cầu chính phủ Bỉ đưa tiền chuộc để đổi lại bức tranh. Cuối năm đó, cơ quan chức năng xác định được danh tính của tên trộm là một chính trị gia địa phương giàu Arsene Goedertier. Khi nằm trên giường hấp hối, Goedertier nói rằng, ông là người duy nhất trên thế giới biết nơi cất giấu bức tranh đó và sẽ mang bí mật xuống dưới mồ.
Bức tranh “Nativity with St. Francis and St. Lawrence” của Caravaggio. Cho đến năm 1969, bức tranh quý trên vẫn được đặt trong nhà nguyện của San Lorenzo ở Palermo, Sicily. Đến tháng 10/1969, những tên trộm đã gỡ bỏ bức tranh khỏi khung và đưa nó ra khỏi nhà thờ. Người ta cho rằng mafia tại đây chính là nghi phạm chính gây ra vụ trộm tranh quý trên.
Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra bức tranh đó đang ở đâu. Một số người đưa ra giả thuyết kiệt tác nghệ thuật đó đã bị cất giấu trong một trang trại và bị lũ chuột, lợn làm hỏng. Gần đây, một cựu sát thủ mafia tiết lộ bức tranh quý của Caravaggio đã bị đốt cháy trong những năm 1980.
Bức tranh “Le Pigeon Aux Petits Pois” của Picasso. Vào đúng 7h sáng ngày 20/5/2010, 5 bức tranh biến mất khỏi Musee d’Art Moderne ở Paris, Pháp. Cảnh sát đã phát hiện 1 cửa sổ và 1 ổ khóa bị làm vỡ tại hiện trường. Cơ quan chức năng cho biết rằng, vụ trộm tranh quý đó do một người đàn ông thực hiện. Năm tác phẩm nghệ thuật trên có tổng giá trị 140 triệu USD.
Riêng bức tranh “Le Pigeon Aux Petits Pois” của Picasso có giá trị ước tính lên đến hơn 30 triệu USD. Năm 2011, một nghi can bị cảnh sát bắt. Người này tuyên bố ngay sau khi thực hiện vụ cướp, hắn đã rất hoảng sợ và ném kiệt tác nghệ thuật trên vào thùng rác. Lời khai của hắn gây nên nhiều tranh cãi và cho đến thời điểm hiện tại, 5 bức tranh trên vẫn chưa được tìm thấy.
Bức tranh “Poppy Flowers” của Van Gogh. Kiệt tác nghệ thuật có giá trị khoảng 55 triệu USD. Nó bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Khalil Mahmoud ở Cairo, Ai Cập vào năm 2010. Hiện cơ quan chức năng vẫn treo thưởng 200.000 USD cho người nào cung cấp thông tin về vị trí bức tranh đang ở nơi nào.
Bức chân dung một người đàn ông trẻ của Raphael. Khi xâm lược Ba Lan năm 1939, Đức quốc xã đã lấy bức tranh quý trên tại Bảo tàng Czarttoryski ở Krakow. Kiệt tác nghệ thuật đắt giá này đã được đưa đến Đức và được trưng bày tại nơi ở của Hitler tại Berlin. Bức tranh này được coi là tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất mà Đức quốc xã cướp được và cho đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy bức tranh quý giá trên.
Bức tranh “The Concert” của họa sĩ Hà Lan Johannes Vermeer. Vào cuối thế kỷ 19, kiệt tác nghệ thuật này đã được bảo tàng Isabella Stewart Gardner mua. Đến ngày 18/3/1990, hai tên trộm ăn mặc như nhân viên cảnh sát bước vào bảo tàng và nói là đến sau khi nhận được một cuộc gọi. Khi đó, chúng đã ăn cắp thành công 3 tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, trong số đó có có bức tranh “The Concert” và kiệt tác của họa sĩ Degas và Rembrandt. Khi đó, bức tranh “The Concert” có giá trị ước tính khoảng 200 triệu USD. Tổng giá ước tính của 13 bức tranh quý lên trên 500 triệu USD.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Ám ảnh hình xăm của tù nhân trại tập trung phát xít Đức
Tù nhân tại trại tập trung Auschwitz, Birkenau và Monowitz của phát xít Đức bị xăm hình lên cánh tay, ngực.
Hình xăm là những mã số theo tù nhân trong suốt thời gian ở trại. Kể từ khi xăm mình, tù nhân không được gọi bằng tên mà sử dụng mã số xăm trên cơ thể.
Trại tập trung Auschwitz, Birkenau và Monowitz là những "chốn địa ngục" khét tiếng và rùng rợn của phát xít Đức.
Nguyên nhân là bởi ngay từ bước chân vào trại tập trung, tù nhân phải đối mặt với sự thật rùng rợn.
Cụ thể, những tù nhân được đưa đến trại tập trung Auschwitz, Birkenau và Monowitz của Đức quốc xã được phân loại ngay từ khi đến nơi.
Nhiều tù nhân bị đưa trực tiếp đến các buồng khí gas và đối mặt với cái chết đầy đau đớn.
Trong khi đó, những tù nhân còn lại được giữ lại mạng sống và bị lính canh phát xít Đức đưa tới một căn phòng. Tại đó, họ phải cạo đầu, giao nộp tư trang và xếp hàng để bị xăm hình.
Những thợ xăm làm việc trong trại tập trung sử dụng các dụng cụ thô sơ để xăm số hiệu dành cho tù nhân Do Thái lên cánh tay hoặc ngực.
Việc xăm mã số lên cánh tay đầy đau đớn khiến tù nhân bị ám ảnh và sợ hãi.
Hình xăm là những con số này được Đức quốc xã dùng để gọi tù nhân thay vì tên họ thực sự của họ.
Theo đó, tù nhân được "đánh số" bằng những hình xăm và không còn được biết tới bằng những tên họ do cha mẹ đặt cho.
Đây là một trong những hành động tàn bạo và điên rồ của phát xít Đức đối với tù nhân.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn
Trùm phát xít Hitler giấu bao nhiêu vàng trong một mỏ muối? Vào đầu năm 1945, trùm phát xít Hitler được cho là đã ra lệnh cho cấp dưới cất giấu lượng lớn vàng vơ vét từ các nước chiếm đóng tại mỏ muối Merkers, bang Thringen, Đức. Kho báu này lớn đến mức khiến các nước đồng minh không khỏi 'sốc'. Trùm phát xít Hitler nhận thấy tình hình ngày càng bất lợi cho...