Top 10 nhà phát minh trẻ tuổi nhất thế giới
Phần lớn những nhà phát minh sau đây đều công bố phát minh của họ khi còn ở tuổi cắp sách tới trường.
George Westinghouse phát minh ra động cơ hơi nước quay năm 19 tuổi: Năm 1865, Westinghouse nhận bằng sáng chế đầu tiên trong số rất nhiều bằng sáng chế của ông sau đó cho sản phẩm động cơ hơi nước quay.
Ông là người khởi nguồn cho ngành đường sắt với động cơ hơi nước quay và hệ thống phanh ray sử dụng khí nén. Những phát minh này giúp tàu chạy với tốc độ lớn hơn đồng thời an toàn hơn. Đến năm 1905. Khoảng 2 triệu phương tiện và khoảng 90.000 đầu máy xe lửa được lắp đặt hệ thống phanh phản ứng nhanh tự động của Westinghouse.
Philo Farnsworth phát minh ra ti-vi năm 14 tuổi: Năm 14 tuổi, cậu bé Farnsworth ở Rigby, Idaho đã phác thảo bản vẽ đầu tiên về vô tuyến điện ngày nay. Trong suốt phần đời còn lại, ông đã lao động vất vả để tạo ra thiết bị hiển thị hình ảnh điện tử đầu tiên trên thế giới. Ông được xem là cha đẻ của ti-vi ngày nay. Một số phát minh khác của ông bao gồm đèn thu hình và bộ phân tích ảnh.
Peter Chilvers sáng tạo ra môn lướt sóng năm 12 tuổi: Năm 1958, cậu bé Peter Chilvers 12 tuổi, đã tạo ra thuyền buồm đầu tiên trên thế giới. Sống tại đảo Hayling, nằm trên bờ biển phía nam của Anh, Chilvers có khả năng chơi vô số môn thể thao dưới nước. Một ngày nọ, anh quyết định lắp một cánh buồm trên ván trượt của mình và môn lướt sóng ra đời. Chilvers vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới môn lướt ván ngày nay. Ông thành lập Trung tâm lướt ván East End London cho trẻ em nghèo và hiện đang nỗ lực xây dựng một trung tâm lướt ván và đua thuyền 40 triệu euro cho quê hương mình là đảo Hayling.
George Nissen thiết kế đệm nhún năm 16 tuổi: George Nissen thiết kế chiếc đệm nhún đầu tiên trong garage của gia đình cùng huấn luyện viên thể dục của ông là Larry Griswold. Đầu tiên ông dựng một khung hình chữ nhật và sau đó căng một tấm vải lên khung, tạo ra chiếc đệm nhún đầu tiên trên thế giới. Sau khi vào đại học, Nissen tiếp tục theo đuổi môn thể dục và thậm chí giành ba chức vô địch NCAA tại đại học Iowa. Hoàn thành bằng đại học kinh tế, ông tiếp tục đi du lịch khắp nơi và khi đến Mexico ông đã học được từ “trampoline” trong tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là đệm nhún). Sau đó, ông công bố phát minh của mình dưới cái tên trampoline và bắt đầu bán những tấm đệm đi khắp nơi trên thế giới.
Horatio Adams phát minh ra kẹo cao su thổi bóng năm 15 tuổi: Dù người được ca tụng về phát minh kẹo cao su là doanh nhân Thomas Adams, nhưng chính con trai ông là Horatio Adams mới là người đưa ra ý tưởng về loại kẹo này. Adams đã mua nhựa cây chicle của Mexico và nỗ lực biến nó thành cao su nhưng không lâu sau đó, anh nhận ra chất nhựa này có thể nhai được. Anh đã tạo ra 200 viên kẹo cao su và nhờ dược sĩ trong vùng bán chúng. Đến cuối buổi chiều, tất cả kẹo đã được bán hết với giá 1 penny/chiếc.
Frank Epperson và kem que năm 11 tuổi: Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson đã để quên hỗn hợp nước và bột soda trong một cái cốc với một thanh khuấy trên hiên nhà mình. Đó là một buổi tối giá lạnh và sáng hôm sau, Epperson phát hiện ra chiếc cốc đã đông lại. Cậu bé nếm thử và thấy rất ngon nên đã đặt tên cho món ăn là “Epsicle”. 18 năm sau, Epperson không theo đuổi phát minh tình cờ của mình. Tuy nhiên ông vẫn làm món đặc biệt này cho các con ăn. Mãi tới năm 1923, Epperson thương mại hóa sản phẩm của mình đồng thời xin cấp bằng sáng chế. Sau đó ông đã tạo ra một loạt các mùi vị mới và phân phối kem que của mình tới công chúng.
Blaise Pascal và chiếc máy tính cơ học năm 19 tuổi: Là một cậu bé thông minh, Pascal đã được cha mình, một nhân viên thuế vụ Pháp, dạy cho rất nhiều điều về môn toán. Cậu bé đã phát minh ra chiếc máy tính cơ học nguyên thủy năm 1642 trong một lần giúp cha tính toán. Cha của Pascal thường phải dành cả ngày để thực hiện các phép toán phức tạp của ngành thuế. Cậu bé đã tạo ra một máy tính bằng gỗ gồm 16 nút có thể thực hiện các phép cộng trừ nhanh chóng và nó là nguyên bản cho chiếc máy tính điện tử ngày nay. Trước đó, Leonardo da Vinci cũng đã từng cố gắng tạo ra chiếc máy tính như Pascal nhưng thất bại.
Becky Schroeder tạo giấy phát sáng năm 12 tuổi: Năm 1974, Backy Schroeder tạo ra giấy phát sáng và trở thành người phụ nữ trẻ nhất tại Mỹ được cấp bằng sáng chế. Cô bé Becky 10 tuổi đang cố gắng làm bài tập về nhà trong xe của mẹ. Thế nhưng trời ngày càng tối, cô bé nảy ra ý tưởng phải tạo ra những tờ giấy phát sáng để dễ nhìn hơn. Cô bé bắt đầu tìm hiểu về vật liệu lân quang, có thể phát sáng nhưng không phát nhiệt. Sau này, cô bé đã tạo ra thành công những tờ giấy phát sáng đầu tiên vào năm cô bé mới 12 tuổi.
Louis Braille và chữ nổi Braille năm 15 tuổi: Khi còn nhỏ, Braille mắc phải một tai nạn khiến mắt bị mù. Sau khi tới Paris học tại trường cho người khiếm thị, cậu bé nhận ra rằng tại đây có một hệ thống sách gồm những từ được dập nổi cho phép học sinh dùng tay để “đọc”. Braille quyết định sẽ dùng các chấm nổi để tạo ra một hệ thống chữ nổi cho người mù vẫn được sử dụng khắp nơi trên thế giới đến nay.
Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại năm 18 tuổi: Năm 18 tuổi, Alexander Graham Bell bắt đầu tìm hiểu các phương pháp truyền âm. Phát minh “ máy điện báo âm thanh” của ông cùng sự trợ giúp của Thomas Watson cuối cùng đã thành công vào 10-3-1976, đánh dấu sự ra đời ngành thông tin liên lạc bằng âm thanh thay cho bảng mã Morse. Bell cũng được vinh danh vì những đóng góp của mình với người khiếm thính.
Cao Anh Lâm
Theo An ninh Thủ đô
Tsiolkovsky - cậu bé khiếm thính tự học trở thành cha đẻ ngành hàng không vũ trụ
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, con người đã khám phá được gần như toàn bộ trái đất. Thế nhưng, vũ trụ bí ẩn ngoài kia lại quá đỗi mênh mông và chúng ta luôn khát khao khám phá chúng.
Trong thời kỳ mà nhiều người cho rằng khát khao đó quá đỗi viễn vông, Tsiolkovsky - một thầy giáo khiếm thính tỉnh lẽ đã kiên trì chứng minh điều đó là có thể. Với hơn 500 công trình tác phẩm kinh điển về vũ trụ, ông được mệnh danh là "cha đẻ của hàng không vũ trụ học lí thuyết và ứng dụng".
Konstantin Tsiolkovsky sinh ra tại ngôi làng Ijevskoe thuộc tỉnh Ryazan, phía nam Moskva. Ông sinh ngày 17-9-1857, trong một gia đình đông anh em, có bố là người Ba Lan, mẹ là người Nga.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tsiolkovsky đã mơ ước về vũ trụ và dường như ông được sinh ra để thực hiện giấc mơ này. Khi Tsiolkovsky 10 tuổi, ông mắc bệnh sốt ban đỏ và hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thính giác.
Cũng vì căn bệnh này mà Tsiolkovsky đã không thể đến trường học như các bạn khác và phải tự học ở nhà, và cũng chính sự thiệt thòi này đã khiến cho Tsiolkovsky đam mê sách vở và nỗ lực trau dồi kiến thức.
Trong thời gian từ năm 1873 đến 1876, Tsiolkovsky sống ở Mátxcơva. Ông thường xuyên đến đọc sách tại thư viện Chertkovskaya của thành phố. Tại đây, ông đã được triết gia nổi tiếng Nikolai Fedorovitch Fedorov hướng dẫn và chỉ dạy. Fedorov cũng đã tìm cho Tsiolkovsky một việc làm ở thư viện, tạo điều kiện cho ông được nghiên cứu, tự học những bài giảng của trường đại học.
nstntin Tsiolkovsky - cha đẻ của hàng không vũ trụ học lí thuyết và ứng dụng.
Thời điểm này, Tsiolkovsky đã bắt đầu nảy sinh những ý tưởng đầu tiên về các chuyến bay chinh phục không gian, về việc đưa con người ra sống và làm việc ngoài vũ trụ.
Năm 1876, Tsiolkovsky trở về quê nhà và thi lấy chứng chỉ giáo viên. Ông dạy toán tại một trường trung học ở Borovsk, tỉnh Kaluga. Chính trong thời gian này, ông đã bắt đầu những nghiên cứu khoa học đầu tiên thuộc về nhiều lĩnh vực như: chế tạo khinh khí cầu, sống và làm việc ngoài không gian, hàng không vũ trụ và triết học. Ông đã dùng tiền của mình để xây dựng các hầm gió để thử các kiểu mẫu cánh máy bay.
Năm 1893, Tsiolkovsky được phong hàm Giáo sư tại Kaluga. Tại đây, ông đã viết và xuất bản các học thuyết về hàng không vũ trụ.
Những nghiên cứu tiên phong về vũ trụ
Với hơn 500 công trình và một số tác phẩm kinh điển, Tsiolkovsky đã được cả thế giới biết đến và được công nhận là một trong những người khai sinh ra ngành hàng không vũ trụ. hay còn được gọi là vật lý vô trọng lượng.
Mặc dù ông không trực tiếp chế tạo ra tên lửa, nhưng các công trình của ông đã là nền tảng, là động lực rất lớn thúc đẩy sự nghiên cứu, sáng tạo của một thế hệ các nhà khoa học không gian Xô Viết kế cận mà tiêu biểu là tổng công trình sư Sergey Korolev.
Các công trình nghiên cứu của Tsiolkovsky chứa toàn những ý tưởng vượt tầm thời đại, mà sau này trở thành thực tiễn chung trong ngành kỹ thuật không gian vũ trụ.
Ông đã đề xuất sử dụng cánh lái grafit để điều khiển đường bay của tên lửa, sử dụng nhiên liệu có nhiệt độ thấp để làm mát buồng đốt và ống xả, và bơm đến bộ truyền động đẩy từ các bể chứa vào buồng đốt.
Ông còn cân nhắc đến các nhân tố con người sẽ gặp phải vào buổi đầu trong thời đại vũ trụ, sau này những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đã rất sửng sốt về sự mô tả cực kỳ chính xác của Tsiolkovsky về cuộc sống không trọng lượng trong khoảng không.
Từ năm 1896, Tsiolkovsky bắt đầu nghiên cứu ứng dụng của lực đẩy phản lực và đến năm 1903, tác phẩm với tựa đề "Thám hiểm khoảng không vũ trụ bằng động cơ phản lực" hoàn thành - đây được xem như là tác phẩm kinh điển của ngành du hành vũ trụ hiện đại.Lần đầu tiên cái gọi là công thức Tsiolkovsky được giới thiệu. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên Yuri Gagarin nói rằng, ông đã có cơ hội thực tế để xác minh tính chính xác về kết luận mà Tsiolkovsky đưa ra về chuyến bay không gian.
Từ giữa năm 1920 trở đi là khoảng thời gian làm việc sôi động nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông. Tsiolkovsky đã cho ra đời một số công trình tuyệt vời.
Năm 1921, Tsiolkovsky đã nghiên cứu phát triển ý tưởng về đệm không khí và bản tác phẩm về nó vào năm 1927, tiêu đề "Đệm không khí và con tàu hỏa tốc".
Năm 1929, Tsiolkovsky đề xuất xây dựng tên lửa nhiều tầng trong cuốn sách của ông mang tên "Di chuyển trong không gian với tên lửa". Các công trình nghiên cứu của ông đã đóng góp rất nhiều cho việc thám hiểm thượng tầng khí quyển và dùng cho các chuyến bay liên hành tinh.
Các tác phẩm ra đời vào những năm sau đó là: "Con tàu vũ trụ" (1924), "Kế hoạch chinh phục không gian" bao gồm 16 bước (1926), "Tên lửa vũ trụ" (1927), "Tên lửa vũ trụ nhiều tầng" (1929), "Tốc độ tối đa của tên lửa" (1935),... ngày nay trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi như những cơ sở khoa học đầu tiên trên thế giới, để làm tài liệu sử dụng trong lĩnh vực tên lửa cho những cuộc thám hiểm không gian.
Ngày nay, Tsiolkovsky được mệnh danh là "cha đẻ của hàng không vũ trụ học lí thuyết và ứng dụng". Nghiên cứu của ông đã giúp thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trụ của nước Nga, truyền cảm hứng cho những nhà thiết kế tên lửa như Valentin Glushko và Sergey Korolyov.Miệng hố dễ thấy nhất ở phía bên kia của mặt trăng được đặt tên ông, và còn có một tiểu hành tinh mang tên 1590 Tsiolkovsky.
Tsiolkovsky qua đời tại nhà riêng, vào ngày 19/9/1935, thọ 78 tuổi.
Theo người nổi tiếng, baotintuc
10 khoảnh khắc tiết lộ những sự thật về cuộc sống khiến bạn kinh ngạc Trên thế giới này, có rất nhiều thứ mà chúng ta chưa từng thấy như cách người chăm sóc cho chim Tê điểu ăn, con hải ly "thần" gặm nhấm cắn phá cây hay bức tường kho tiền ở ngân hàng được xây như thế nào ... Tờ Brightside đã cung cấp những bức ảnh thú vị được chụp trên toàn thế giới...