Top 10 ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới, Tiếng Việt được đánh giá là siêu khó
Trang mạng List25 đã xếp tiếng Việt vào trong 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.
10. Tiếng Hungary
Tiếng Hungary là thứ tiếng có quy tắc ngữ pháp kỳ lạ nhất thế giới. Nó có 18 cách ngữ đặc biệt và có 14 nguyên âm. Thêm vào đó, cấu trúc của ngôn ngữ này hoàn toàn khác biệt so với hầu hết những ngôn ngữ khác. Tiếng Hungary sẽ là một thách thức lớn với những người nói tiếng Anh muốn chinh phục nó.
Tiếng Trung được 1/5 dân số trên thế giới sử dụng thường xuyên, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan và Singapore sử dụng.Trung Quốc có nhiều ngôn ngữ khác nhau, song phổ biến nhất vẫn là tiếng Quan Thoại.
Hệ thống chữ viết của tiếng Trung có đến hơn 3.000 ký tự khác nhau vô cùng phức tạp. Để theo đuổi tiếng Trung, bạn cần phải có sự quyết tâm cao cùng với lòng đam mê bất tận, nếu không sẽ dễ bỏ cuộc giữa chừng.
8. Tiếng Nhật
Video đang HOT
Đây là thứ tiếng được 125 triệu người trên thế giới sử dụng. Mặc dù khá phổ biến, song tiếng Nhật lại được coi là ngôn ngữ khó nhằn. Tiếng Nhật gần với tiếng Trung Quốc, có hệ thống ký tực và ngữ điệu rất phức tạp. Chúng có hàng ngàn ký tự khác nhau mang ý nghĩa riêng biệt, chưa kể đến việc ghép chúng lại với nhau.Hệ thống chữ viết tiếng Nhật sử dụng bảng chữ cái 2 âm tiết (ormoraic), hiragana và katakana.
7. Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới với hơn 420 triệu người bản ngữ. Trong trường học, tiếng Ả Rập có thể giúp bạn đọc và viết, tuy nhiên khi nói chuyện người ta phải dựa vào nơi xuất thân mới có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này.
Ví dụ một người nói tiếng Ả Rập đến từ Ai Cập sẽ nói dễ hiểu hơn người Ma rốc nói tiếng Ả Rập.Lý do tiếng Ả Rập khó đọc và viết bởi nó chứa các âm và bảng chữ cái không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Anh. Do vậy để chinh phục thứ tiếng ngoằn ngoèo này bạn phải thật kiên trì đấy.
6. Tiếng Iceland
Tiếng Iceland phần lớn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Thụy Điển và Đan Mạch. Chúng có nhiều quy tắc ngữ pháp khác nhau khiến cho nhiều người nói tiếng Anh khó học. Ví dụ để nói tên của một ngọn núi lửa cho đúng, bạn phải đọc là Eyjafjallajökull.
Sự phức tạp của tiếng Phần Lan đến từ việc dịch và phát âm. Để nghiên cứu quy tắc ngữ pháp của tiếng Phần Lan, bạn cần phải có thời gian tương đối lâu để học được nó.
4. Tiếng Khoisan
Vì sử dụng phụ âm nghe như tiếng tí tách hoặc tiếng ngựa chạy khiến cho Khoisan trở thành ngôn ngữ khó nhất với những người không có cùng ngữ hệ châu Phi.Những âm thanh, phụ âm được bắt đầu bằng như ! và sẽ là một thách thức không hề nhỏ với những ai muốn học thứ tiếng này.
3. Tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Trong lịch sử, chúng ta sử dụng 3 ngôn ngữ là chữ Hán, Nôm và chữ Quốc ngữ. Bộ chữ dùng ngày nay là chữ Quốc ngữ, dựa trên ký tự Latinh cùng thanh điệu, nên gây khó khăn đối với người nước ngoài muốn sử dụng ngôn ngữ này thành thạo.
2. Tiếng Nga
Tiếng Nga vó một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với người nói tiếng Anh. Một chút sai lầm về phát âm trọng âm cũng sẽ làm cho từ ngữ thay đổi nghĩa.
1. Tiếng Thái Lan
Tiếng Thái là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, gần như được vay mượn từ tiếng Pali, Khmer cổ hoặc Phạn ngữ. Về cơ bản, tiếng Thái có âm sắc và bảng chữ cái cực kỳ phức tạp.
Theo Hong.vn
Chữ quốc ngữ ra đời từ khi nào?
Để có được hệ thống chữ viết khá hoàn chỉnh và tiện dụng như ngày nay, chữ quốc ngữ đã trải qua nhiều thăng trầm và nhiều đợt cải tiến.
Sách Tập đọc của học sinh thế hệ 1980-1990.
Theo VNE
Nhà báo Thu Hà: Dạy đánh vần là việc của cô, ba mẹ đừng lấn sân nữa! Hãy dành sức để đá rất nhiều sân khác đang để trống kìa. Dạy đánh vần là việc của cô, còn dạy cho con yêu việc đọc, đọc hào hứng, đọc tự lập, đọc tự do, đọc có chính kiến là việc của mẹ. Vì chỉ có ba mẹ mới làm tốt nhất việc này. Facebook đang dậy sóng vì việc đánh vần...