Top 10 máy ảnh chụp đẹp nhất thiếu vắng thương hiệu Canon
Danh sách xếp hạng top 10 máy ảnh chụp ảnh đẹp nhất hiện nay vừa được DxOMark công bố gồm nhiều cái tên quen thuộc, như Pentax 645Z, Sony A7R, Nikon D850…, nhưng lại thiếu đi các dòng máy của Canon.
Không quá xa lạ đối với người yêu công nghệ, DxOMark được biết đến là một trang web chuyên đánh giá và xếp hạng chất lượng hình ảnh – video cho máy ảnh, ống kính và thiết bị di động độc lập có tích hợp camera.
Do gần như không có một tổ chức nào đánh giá xếp hạng camera theo thang điểm, nên DxOMark nghiễm nhiên trở thành “thước đo” duy nhất, cho phép người dùng so sánh một sản phẩm A với một sản phẩm B, để xem chiếc nào chụp ảnh tốt hơn.
Tuy nhiên, do dựa trên những tiêu chí riêng, nên các đánh giá của DxOMark vẫn luôn gặp phải luồng ý kiến trái chiều.
Điển hình gần đây là danh sách xếp hạng top 10 máy ảnh do DxOMark bình chọn. Mặc dù có sự xuất hiện của những thương hiệu lớn như Sony, Nikon, Panasonic, Pentax, nhưng danh sách này lại không có sản phẩm nào của Canon – một trong những nhà sản xuất máy ảnh hàng đầu thế giới.
Vậy những thiết bị nào mới được DxOMark đánh giá là chụp đẹp nhất?
1. Hasselblad X1D-50c
(Điểm DxOMark: 102)
Hasselblad là nhà sản xuất Thuỵ Điển nổi tiếng với việc cung cấp máy ảnh ghi lại hành trình trên tàu vũ trụ Apollo khi đáp xuống Mặt Trăng, cũng như các dòng máy ảnh hi-end, cao cấp, sử dụng hệ cảm biến lớn Medium Format.
Tuy nhiên, theo thời gian, Hasselblad bán thị phần cho DJI – một công ty sản xuất drone tại Trung Quốc, chuyển sang những dòng sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Và X1D-50c chính là chiếc máy ảnh Medium Format đầu tiên hướng đến những người dùng phổ thông.
2. Pentax 645Z
(Điểm DxOMark: 101)
Chiếc máy DSLR kỹ thuật số Medium Format của Pentax có độ phân giải 51.4 MP, kích thước cảm biến CMOS đạt 34.8 mm x 32.8 mm, lớn hơn 1,7 lần so với cảm biến full-frame trên các mẫu máy ảnh DSLR 35mm.
3. Panasonic Lumix DC-S1R
(Điểm DxOMark: 100)
Video đang HOT
Lumix DC-S1R là phiên bản độ phân giải cao hơn của dòng máy không gương lật full-frame Lumix DC-S1. Nó sử dụng ngàm L do Leica phát triển, và hỗ trợ đồng thời cả ống kính từ Leica lẫn ống kính Sigma, Panasonic.
4. Nikon D850
(Điểm DxOMark: 100)
Nikon D850 là máy ảnh DSLR full-frame độ phân giải cao của Nikon, tự hào với cảm biến CMOS chiếu sáng mặt sau 46MP, cạnh tranh với nhiều dòng cao cấp khác như Sony A7R, Pentax K-1, hay Canon 5DS.
5. Sony A7R III
(Điểm DxOMark: 100)
Sony A7R III là chiếc máy ảnh không gương lật bán chuyên nghiệp ra đời thay thế cho A7R II đã ra mắt trước đó khoảng 2 năm. Đây là dòng máy được đánh giá cao nhờ cảm biến Exmor R 42.4 MP đã được Sony cải tiến về khả năng xử lý ảnh.
6. Sony A7R IV
(Điểm DxOMark: 99)
Sony A7R IV là thế hệ tiếp theo và mới nhất của dòng máy ảnh không gương lật full-frame A7R, sở hữu số điểm ảnh hữu dụng 61MP. Sony A7R IV được xem là bước nhảy vọt đáng ghi nhận khi mà mẫu tiền nhiệm A7R III sở hữu 42MP. Tuy nhiên, DxOMark lại đánh giá Sony A7R III cao hơn nhờ dải màu rộng và khả năng chụp với dải nhạy sáng thấp.
7. Nikon Z7
(Điểm DxOMark: 99)
Nikon Z7 là dòng máy ảnh không gương lật full-frame đầu tiên của Nikon, trang bị cảm biến CMOS full-frame 45,7 MP hiệu quả trong thiết kế thân máy nhỏ gọn, độ nhạy sáng ISO dao động từ 64 – 25.600.
8. Sony A7R II
(Điểm DxOMark: 98)
5 năm trước, DxOMark từng đánh giá Sony A7r II là máy ảnh có cảm biến tốt nhất thế giới, với độ phân giải ảnh cao 42 MP, dải tương phản màu rộng, chống rung 5 trục, và khả năng quay 4K trực tiếp. Tới nay, dòng sản phẩm này vẫn được ưu ái nằm trong top 10 do DxOMark công bố.
9. Nikon D810
(Điểm DxOMark: 97)
Nikon D810 là phiên bản nâng cấp từ Nikon D800 và D800E, trang bị cảm biến CMOS FX full-frame 36.3 MP, cùng bộ xử lý hình ảnh Expeed 4. Máy có dải ISO chuẩn từ 64 – 12.800, mở rộng từ ISO 32 tới ISO 51200 và hỗ trợ quay phim 1080p tốc độ 50 khung hình/giây và 60 khung hình/giây.
10. Sony Cyber-shot DSC-RX1R II
(Điểm DxOMark: 97)
Sony Cyber-shot DSC-RX1R II được xem là phiên bản nâng cấp và bổ sung tính năng cho dòng RX1R trước đó. Những cải tiến trên RX1R II có thể kể đến như cảm biến BSI-CMOS 42.4 MP, kính ngắm OLED tích hợp, ISO hỗ trợ lên đến 102.400, hệ thống lấy nét theo pha 399 điểm, hỗ trợ Wifi và NFC.
Ba mẫu máy ảnh xuất sắc nhất năm 2019
Mỗi năm, máy ảnh kỹ thuật số lại tiếp tục được cải tiến tốt hơn trước. Dưới đây là ba mẫu máy ảnh được đánh giá cao nhất năm 2019 vừa qua, dựa theo biên tập viên Jaron Schneider đến từ PetaPixel.
Huy chương đồng: Panasonic Lumix S1.
Đầu tiên phải kể đến Lumix S1, S1R và S1H của Panasonic. Những mẫu mirrorless full-frame đầu tiên của họ thực sự rất chỉn chủ chứ không hề qua quýt một chút nào. Trong đó, tôi thấy mẫu S1 là cân bằng hơn cả với mọi nhu cầu sử dụng.
Gần như mọi mặt đều xuất sắc, như thiết kế công thái học với màn hình LCD cảm ứng, bố trí các phím chức năng hay báng cầm,... Công nghệ ổn định hình ảnh trong thân máy IBIS dẫn đầu ngành. Giao diện menu điều hướng trực quan, dễ dùng.
Chất lượng chụp ảnh lẫn quay phim đều đáng nhận được những lời khen có cánh. Gần như mọi đòi hỏi của một nhiếp ảnh gia đều được đáp ứng. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại chỉ trao cho nó huy chương đồng, câu trả lời nằm ở hệ thống AF chưa thực sự ngon.
Ảnh chụp bởi Jaron Schneider, Panasonic LUMIX S1 với ống kính LUMIX S 50mm f/1.4
Cá nhân tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết phục khi máy chỉ có lấy nét theo tương phản. So với hybrid AF kết hợp cả lấy nét tương phản lẫn theo pha, vẫn cần cải thiện nhiều dù Panasonic đã tung một bản vá phần mềm sau đó. Thực lòng, họ vẫn chưa thể cạnh tranh với Sony khoản này.
Huy chương bạc: Fujifilm GFX 100.
Trong khi full-frame đang được xem là tiêu chuẩn chung mà nhiều tay máy hướng đến, có một hãng vẫn kiên quyết đứng ngoài đường đua. Thay vào đó, họ tập trung vào medium format, kích cỡ cảm biến lớn hơn full-frame.
Hãng mà tôi nhắc đến, hẳn bạn đã đoán ra. Sản phẩm này thực sự không dành cho số đông, nhưng nó xứng đáng được trao huy chương bạc. Đó là Fujifilm GFX 100 với cảm biến 102MP do Sony sản xuất, kích thước 43.8 x 32.9mm, đơn giá rất 'khủng' lên đến 10.000 USD. Nhưng chất lượng ảnh chụp thì hoàn toàn xứng đáng với số tiền đó.
Ảnh cho ra thật ngoạn mục! Bạn đã trả tiền cho một cảm biến medium format, cái mà bạn nhận được là dynamic range vượt trội, chi tiết thu được cả 'tấn' và đứng top đầu thị trường máy ảnh. Dải ISO cực kỳ ấn tượng, cả khi đó là cảm biến chứa hàng trăm triệu điểm ảnh.
Tuy vậy, sản phẩm này vẫn có một số tồn tại đáng tiếc. Nó không có tốc độ lấy nét nhanh, camera vận hành còn nặng nề và chất lượng hoàn thiện chưa thực sự ấn tượng. Bạn sẽ phải cân nhắc kỹ để vượt qua các vấn đề này nếu muốn sở hữu một chiếc. Thân máy không chắc chắn là rào cản lớn nhất, hãy nhớ lấy!
Ảnh chụp bởi Ted Forbes, FUJIFILM GFX 100 với ống kính Fujinon GF45mm f/2.8 R WR
Huy chương vàng: Sony Alpha A7R IV.
Ai là kẻ dẫn đầu ngành máy ảnh năm 2019? Đó là Sony. Cho dù tôi có nói nhiều về Panasonic, Fujifilm hay kể cả Canon và Nikon là các hãng máy ảnh mà tôi yêu thích, thực tế thì vị trí dẫn đầu vẫn không đổi. Ít nhất là trong trí nhớ tôi thời gian gần đây, rồi cả sau này, chừng nào có một công ty tung ra sản phẩm đủ thuyết phục tôi thay đổi suy nghĩ.
Cho đến giờ, vẫn chưa có. Chất lượng ảnh trung thực, kho ống kính dồi dào, lấy nét ổn định, không hãng nào hiện nay có thể cạnh tranh với dòng mirrorless Alpha của họ. Mẫu mới nhất - Alpha A7R IV - chắc chắn xứng đáng được trao huy chương vàng. Nó có thể không hoàn hảo tới mức 'không tì vết', nhưng chắc chắn là lựa chọn nâng cấp của rất nhiều người gồm cả các chuyên gia khó tính.
Ảnh chụp bởi Jaron Schneider, Sony Alpha A7R IV với ống kính FE 24mm f/1.4 GM
Về mặt cá nhân, tôi thích chiếc máy này ở khả năng chụp phong cảnh và timelapse. Tôi có cả đống ảnh với đủ các kích cỡ, và có thể in với bất kỳ khổ nào nhờ độ phân giải cao của máy. Chất lượng ảnh thật tuyệt! Mặt khác, bạn tôi là anh Ryan Mense là một nhiếp ảnh gia thiên nhiên. Thể loại yêu thích của anh là chụp chim chóc. Với ống kính 400MP, chế độ chụp APS-C và cảm biến độ phân giải cao, anh có thể chụp những con chim gần hơn so với trước đây.
Ảnh chụp bởi Ryan Mense, Sony Alpha A7R IV với ống kính Sigma 60-600mm F4.5-6.3 DG OS HSM
Rồi còn gì nữa? Công nghệ bắt nét theo mắt người để chụp chân dung, biến việc chụp những tấm ảnh sắc nét có hồn trở nên dễ dàng hơn. Dù có nhiều người khác lại không thích độ phân giải quá cao của nó, nhưng cá nhân tôi thì đây chính là nhà vô địch của năm 2019. Alpha A7R IV xứng đáng là máy ảnh tốt nhất năm, nhận được huy chương vàng từ tôi.
Theo VN Review
Máy ảnh Canon EOS 850D trình làng: Màn hình xoay, ISO "khủng", có Wi-Fi Chiếc máy ảnh Canon EOS 850D được hãng trang bị những công nghệ và tính năng mới nhất hiện nay. Canon vừa cho ra mắt dòng máy ảnh mới EOS 850D, kế nhiệm dòng bán chuyên EOS 800D. EOS 850D là chiếc máy DSLR nhỏ gọn, nặng chỉ 515g nhưng có sức mạnh của các công nghệ tiên tiến. Máy được trang bị...