Top 10 điều không được quên khi tháo ráp PC
Tháo lắp PC cần thời gian và trải nghiệm để thành thục, chúng ta phải sai và phải sửa để rồi rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm đó mà giỏi lên.
Để tự ráp được một cái PC hoàn chỉnh đầu tiên vào năm 20 tuổi thì mình đã phá hỏng rất nhiều thứ trước đó rồi. Sau đây là top 10 điều mà anh em nên nhớ khi tháo lắp PC, dựa trên kinh nghiệm xương máu của mình. Có lẽ nó không thể giúp anh em loại bỏ hoàn toàn rủi ro nhưng ít ra thì anh em cũng sẽ đỡ phải lo nghĩ hơn nhiều đấy.
Gắn miếng I/O Shield (FE)
Thử tưởng tượng anh em ráp xong nguyên bộ PC rồi, đến khi cắm dây để bật máy lên thì lại phát hiện ra là quên cái miếng FE chết tiệt, lúc này cảm giác của anh em thế nào? Mình là mình sẽ văng tục hơi bị nhiều luôn đấy. Lúc này thì mình sẽ phải gỡ một đống dây nhợ, card, và main ra để gắn lại miếng FE. Anh em nào mà đi dây gắt quá thì coi chừng phải gỡ dây ra lại luôn chứ không đùa đâu.
Thế nên anh em mà ráp máy thì ráp cái miếng này vào trước tiên cho mình, ráp xong rồi làm gì thì làm. Mình thì bây giờ mình ám ảnh lắm rồi, có mua main mình cũng chỉ mua mấy con main gắn chết FE thôi.
Luôn bắt ốc có trình tự đối với kính cường lực
Các mẫu case gaming hiện nay hầu hết đều được trang bị ít nhất một mặt kính để show ra dàn linh kiện bên trong. Đối với anh em dùng case giá rẻ dùng tấm mica thì không cần lo, nó tuy hơi “phèn” chút nhưng được cái khó vỡ sảng. Còn đối với anh em có case dùng kính thì nên lưu ý mỗi khi tháo lắp. Siết ốc trên kính thì siết vừa tới thôi, không đè, không ép.
Khi bắt ốc cũng nên tuân theo trình tự sau:
Đầu tiên, gắn hờ 2 con ốc chéo nhau để cố định tấm kính. Gắn đủ 4 con ốc. Bắt đầu siết 2 con ốc chéo nhau, vừa đủ dính là ngưng, không được siết chặt. Siết tiếp 2 con ốc còn lại. Xong.
Ngắt điện khi tháo lắp linh kiện
Linh kiện điện tử nhạy cảm với dòng điện, thế nên khi tháo linh kiện thì ít nhất bạn cũng nên ngắt nguồn. Bạn nào cẩn thận hơn thì rút cả dây tín hiệu màn hình nữa. Những dòng điện dù nhỏ vẫn có thể tạo thành tia lửa điện, gây chập mạch hoặc mấy thứ tương tự, gây hại cho dàn linh kiện của bạn. Thế nên tốt nhất là hãy đảm bảo bạn ngắt nguồn trước khi tháo dỡ cái gì đó khỏi PC. Mặc dù khả năng xảy ra sự cố là khá hy hữu nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Video đang HOT
Bạn cũng nên biết rằng linh kiện máy tính có thể trữ điện, kể cả khi ngắt nguồn. Thế nên sau khi ngắt nguồn, bạn hãy nhấn nút nguồn thêm một phát nữa để nó tiêu hết điện. Trong nhiều trường hợp thì bạn sẽ thấy quạt nó quay được vài vòng nữa đấy. Lúc này thì điện nó mới tắt hẳn. Mình thì mỗi khi tháo RAM và ổ cứng, mình sẽ ngắt nguồn. Khi phải tháo bung nguyên dàn luôn thì mình sẽ rút toàn bộ dây và đè nút nguồn vài giây trước khi làm tiếp.
Luôn phải có đồ đựng ốc
Mình thì lúc nào cũng vậy, trước khi tháo case là làm công chuyện là chắc chắn mình phải kiếm vài cái chén để đựng ốc vít mà mình tháo ra từ trong case. Anh em đừng chủ quan vì nghĩ ít ốc thì không cần quá cẩn thận.
Một khi con PC đã tháo bung ra rồi thì anh em sẽ rất lu bu và khó quản lý. Chỉ cần sơ suất một chút là khi ráp lại kiểu gì cũng thiếu ốc. Mất ốc trên main thì còn kiếm ốc tạp bắt vào được chứ mà mất ốc bắt kính cường lực thì hơi mệt đó nha, nó đi theo case mà.
Xoay tản AMD trước khi gỡ
Nếu như fan Intel phải cẩn thận vụ chân socket thì fan AMD lại phải để ý chuyện CPU bị dính vào tản nhiệt. Socket của CPU AMD không chốt dính luôn CPU vào mainboard như Intel mà chỉ siết các chân của CPU thôi. Có nhiều trường hợp người dùng tháo tản vô tình bứng luôn cả con CPU dính theo tản ra luôn. Hư thì thường nó không hư đâu nhưng mà cảm giác thì không dễ chịu chút nào anh em ạ.
Thế nên khi dùng CPU AMD thì tốt nhất khi đã tháo hết chân tản thì bạn nên xoay nó một chút, cứ lắc qua trái, qua phải dần dần cho keo nó lỏng ra, khi chắc chắn có thể tách ra dễ dàng thì mới được dở lên nhé.
Giữ lại miếng che socket
Nhiều anh em khi gắn CPU rồi thì vứt luôn cái miếng che socket. Đồng ý là nếu đa có CPU úp lên thì nó sẽ vô dụng thật nhưng cũng không có nghĩa là anh em nên vứt nó đi. Về cơ bản là anh em phải giữ lại cái miếng này mới được bảo hành mainboard nhé.
Mình thì mình có thói quen khi ráp máy là giữ lại tất cả vỏ hộp lẫn giấy tờ và phụ kiện kèm theo. Cái miếng che này thì mình sẽ quăng vào hộp mainboard hoặc hộp CPU là xong. Ngoài việc bảo hành ra thì cái miếng che này cũng khá hữu ích trong nhiều trường hợp khác. Ví dụ khi anh em đang không có CPU để gắn vào thì lấy miếng này đậy chân socket lại cho an toàn. Một con main cũ bán lại nếu còn miếng che socket và đầy đủ phụ kiện cũng thường được giá hơn.
Gắn RAM là phải nghe cái “tách”
Khe RAM có một quy chuẩn chung là khi bạn đẩy thanh RAM vào đúng vị trí của nó, một tiếng “tách” nhỏ sẽ phát ra. Một thanh RAM có 2 đầu và khi mỗi đầu đều nghe tiếng “tách” thì nó đã vào được đúng vị trí.
Nếu anh em không để ý cái này, gắn RAM mà bị lỏng, lệch thì rất nguy hiểm. Nhẹ thì máy không lên, còn nặng thì chân RAM sẽ cháy, mà chân RAM cháy thì nó cháy luôn khe RAM trên main, thế là bạn vừa mất cây RAM, vừa chết một khe RAM. Vậy nên nhớ để ý một chút nha những người anh em. Nhưng mà nhớ là đẩy vừa vừa thôi, đẩy kiểu hết sức bình sinh thì main nó gãy, bể ráng chịu nha.
Gắn tản nhiệt mới nhớ lột shield
Cái này thì nghe có vẻ hơi bị hy hữu khó tin nhưng nó có thật anh em ạ, và không phải quá hiếm đâu. Các bộ tản nhiệt thường sẽ có một lớp shield trên mặt lấy nhiệt. Anh em mà không để ý tháo ra áp tản lên luôn thì nó sẽ trở thành một lớp cách nhiệt giữa mặt lưng CPU và mặt lấy nhiệt của tản, cản trở hiệu suất tản nhiệt đáng kể.
Anh em mua tản về gắn nhớ để ý lột cái miếng này ra. Ráp xong xuôi đàng hoàng rồi mà thấy nhiệt CPU nó lên kịch trần thì lại mất công tháo ra check lắm.
Giữ lại vỏ hộp, hóa đơn
Nhiều anh em khá ẩu, không chịu giữ lại mấy thứ như vỏ hộp và phiếu mua hàng. Cứ mua về ráp máy thấy máy chạy ổn là vứt lung tung lên hết. Một số hãng, đại lý có chính sách bảo hành yêu cầu hóa đơn, vỏ hộp hoặc cả 2 để đối chiếu và áp dụng chính sách bảo hành. Một khi anh em để mất thì coi như là mất bảo hành luôn, linh kiện hư sau này thì tự anh em chịu. Đại lý hay hãng có phục vụ đểu cũng không còn bằng chứng để bóc phốt nữa.
Nói chung là nếu anh em không rõ chế tường tận mấy thứ chế độ bảo hành này thì bao nhiêu thứ đi kèm sản phẩm cứ giữ lại hết cho mình. Có gì xảy ra thì cũng dễ nói chuyện.
Không chọc vít vào tem bảo hành
Một số linh kiện PC sẽ có ốc được niêm phong, điển hình là card đồ họa. Thường thì các mẫu card đồ họa sẽ có 4 con ốc ở mặt lưng để gắn mặt tiếp xúc của tản vào chip GPU, một trong 4 con ốc đó sẽ có tem niêm phong để tránh việc người dùng động đến phần cứng. Một khi đã chọc vít vào mấy con ốc này thì bạn đừng mong được hãng bảo hành.
Một số bạn sẽ thắc mắc là nếu card quá nhiệt thì sao? Vậy thì sẽ có hãng lo, cứ đến trung tâm bảo hành rồi ném cho hãng là xong. Một khi đã bôi keo tản nhiệt vào đó thì họ đã tính đến chuyện để bạn dùng hết bảo hành mà không cần quan tâm rồi. Mấy thứ như SSD, HDD cũng vậy, chỉ động vào mấy con ốc có tem bảo hành nếu thỏa mãn 2 điều kiện: Đã hết bảo hành và bạn biết bạn đang làm gì. Còn nếu anh em là thợ thì chắc không cần mình chỉ làm gì đâu.
Intel lại sắp đổi socket mới, vẫn tương thích tốt với tản nhiệt đời cũ nên anh em đừng lo
Nếu bản vẽ mới bị rò rỉ trên mạng là đúng thì chúng ta đang có những cái nhìn đầu tiên về socket LGA1200 của Intel. Socket này sẽ được sử dụng cho CPU desktop Comet Lake-S dự kiến ra mắt vào Quý I/2020.
Socket LGA1200 còn được biết đến với cái tên socket H5, và sẽ thay thế cho socket LGA1151 của CPU Skylake ra mắt hồi năm 2015. Theo thông lệ thì socket mới này sẽ có 1200 chân pin, nhiều hơn 49 chân pin so với socket LGA1151.
Theo bản vẽ trên thì cả 2 socket đều có kích thước tương đương nhau, vì thế nên lỗ bắt ốc gắn tản nhiệt của LGA1200 cũng có nhiều khả năng là sẽ giống với LGA1151. Nếu đúng như vậy thì đây là một tin vui đối với những ai đang sử dụng tản nhiệt cho socket LGA115x vì có thể giữ lại xài tiếp cho CPU Comet Lake-S. Tuy nhiên thì bạn vẫn cần phải mua bo mạch chủ chipset series 400 mới đấy nhé.
Trước đó, một thanh viên trên Twitter cũng đã đăng tải hình ảnh mặt dưới của CPU Comet Lake-S, cho thấy Intel vẫn có khả năng thiết kế thêm 49 pin mà không phải thay đổi kích thước của phần tiếp xúc, giúp cấp điện tốt hơn và hỗ trợ nhiều cổng I/O hơn.
Đồng thời, phần tiếp xúc và rãnh trên CPU Comet Lake-S cũng nằm ở vị trí khác so với các đời CPU trước, nên việc gắn CPU này vào bo mạch chủ đời trước và mod lại BIOS để chạy chung là bất khả thi, không như đợt CPU Coffee Lake với bo mạch chủ chipset series 100/200.
Theo gearvn
Điều hòa có thể "ngốn" 2/3 tổng điện tiêu thụ mỗi tháng trong mùa nóng Điều hòa nhiệt độ hay máy lạnh là thiết bị làm mát hiệu quả, nhưng cũng "ngốn" điện khủng khiếp nếu như không được kiểm soát triệt để. Nhu cầu sử dụng máy lạnh, điều hòa bắt đầu tăng khi miền Bắc chuyển sang nắng nóng diện rộng, với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C. Điều này...