Top 10 điện thoại chụp hình “đỉnh” nhất thế giới năm 2010
Ngày nay, điện thoại có tính năng chụp ảnh dường như là điều hiển nhiên. Sẽ thật buồn tẻ nếu chú dế chẳng thể giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc khó quên trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu di động có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là các dòng máy chụp ảnh tốt nhất (sắp xếp từ trên xuống dưới) được ra mắt trong năm 2010.
Nokia N8
Nokia thường sử dụng các ống kính Carl Zeiss cho dòng điện thoại chụp hình của hãng, và Nokia N8 cũng không phải là ngoại lệ. Model này sở hữu cảm biến ảnh lớn nhất trong số các smartphone đương đại (12 Megapixel) với khẩu độ f/2.8 và tiêu cự 5.9mm – cho chất lượng hình ảnh tương đương như máy ảnh du lịch thông thường.
Sản phẩm có một hạn chế là chỉ có chế độ zoom 2x. Tuy nhiên, với đèn flash Xenon và điều khiển bằng tay tất cả các khâu từ cân bằng ánh sáng đến tùy chỉnh ISO khiến Nokia N8 trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho các nhiếp ảnh gia không chuyên.
Samsung Pixon12
Samsung Pixon12 sở hữu ống kính góc rộng 30mm, khiến chú dế trở thành sản phẩm cung cấp góc nhìn rộng nhất trong các sản phẩm được nhắc đến ở đây. Bạn cũng có thể tùy chọn ISO được cung cấp sẵn trong khoảng 50 -1600 hoặc chuyển sang chế độ điều khiển hoàn toàn bằng tay cùng với tùy chỉnh cân bằng ánh sáng, độ phân giải…
Hiện có khá nhiều mẫu điện thoại chụp ảnh 12 chấm trên thị trường, tuy nhiên cảm biến ảnh của Pixon12 được coi là tốt hơn cả với khả năng lấy nét nhanh và xử lý màu sắc đáng ngưỡng mộ.
Sony Ericsson Xperia X10
Video đang HOT
Thời điểm Xperia X10 mới ra mắt, mobile đã nằm trong nhóm những điện thoại có khả năng chụp ảnh tốt nhất thế giới. Thật vậy, mặc dù sử dụng đèn flash LED thay cho Xenon nhưng chất lượng hình ảnh của thiết bị này lại không hề tệ chút nào.
Bên cạnh việc trang bị camera 8 Megapixel, Xperia X10 sở hữu ống kính F2.8 4,7mm – điều này có vẻ không gây ấn tượng trên lý thuyết nhưng ngoài thực tế, chú dế thể hiện vô cùng tuyệt vời. Mặc dù ống kính của máy là cố định và chỉ hỗ trợ zoom kĩ thuật số 16x nhưng độ sắc nét của từng bức ảnh đều hết sức hấp dẫn. Bạn còn dễ dàng tùy chỉnh cân bằng ánh sáng theo ý thích của mình.
iPhone 4
Apple không hỗ trợ khách hàng nhiều khả năng tùy chỉnh chi tiết camera gắn trên mẫu điện thoại di động này. Bạn sẽ phải chấp nhận các chế độ cân bằng ánh sáng tự động do máy cung cấp. iPhone 4 cũng giúp bạn chọn luôn cả khoảng ISO từ 80 đến 1000 tùy thuộc vào chủ đề. Thêm vào đó, đèn flash LED có các tùy chọn hỗ trợ tự động nếu bạn cần, nhưng có vẻ ánh sáng hơi yếu.
Bạn sẽ có thể chủ động hơn đôi chút với các thiết lập HDR để điều chỉnh độ phơi sáng, hệ thống sẽ kết hợp 3 lần chụp khác nhau để chọn ra bức ảnh tốt nhất, song bạn phải chắc rằng mình giữ tay ổn định. Nói tóm lại, hình ảnh chụp được sẽ nhìn rất tuyệt trên màn hình iPhone 4, nhưng sẽ không tốt như vậy khi bạn quan sát chúng trên màn hình máy tính.
Motorola Milestone XT720
Có rất nhiều tùy chọn chụp ảnh trên Milestone XT720, từ phát hiện khuôn mặt đến chụp chân dung hay chụp liên tiếp. Ngoài ra, bạn cũng được hỗ trợ nhiều tinh chỉnh như cân bằng ánh sáng, touch-focus, cho phép thực hiện các bức ảnh đúng như mong muốn. Đặc biệt phải kể đến công cụ touch-focus điều chỉnh chế độ đo sáng giúp bức ảnh có độ sáng cân bằng ngay cả khi chụp với đèn flash Xenon.
Samsung i8910 HD
Điểm nổi bật của Samsung i8910 là khả năng chụp ảnh liên tục – mặc dù điều ấy không phải là tốt nhất thế giới. Bên cạnh các tính năng khác như khả năng zoom kĩ thuật số, đèn flash LED, tự động lấy nét giống như các dòng điện thoại chụp hình khác.
Samsung i8910 hỗ trợ người dùng khá nhiều ở các tùy chọn tinh chỉnh ảnh. Bạn có thể thiết lập ISO mình muốn hay điều chỉnh tăng sáng giúp bức ảnh đạt được chất lượng tốt nhất trong các điều kiện không thuận lợi.
HTC 7 Mozart
Camera 8 Megapixel của HTC Mozart đã được kỳ vọng rất nhiều bởi đây là độ phân giải cao nhất trên các dòng máy sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7. Tuy nhiên điều ấy đang khiến khách hàng thất vọng.
Mặc dù chất lượng hình ảnh khá tốt, nhưng HTC Mozart chỉ cung cấp duy nhất tùy chỉnh đo sáng – mà điều này cũng không thực sự rõ ràng. Cộng thêm tốc độ màn trập kém, ISO nghèo nàn khiến mobile bị trừ điểm khá nhiều.
Sony Ericsson Satio
Sony Ericsson Satio có thể gây ấn tượng lớn với cái mác 12.1 Megapixel hoành tráng, song điều này lại giúp người dùng hiểu rõ hơn vấn đề rằng độ phân giải lớn chưa phải là tất cả.
Việc thiếu hẳn các hỗ trợ tự tinh chỉnh bằng tay khiến người dùng trở nên khá bị động. Hơn thế nữa, tốc độ màn trập của thiết bị hơi chậm làm các hình ảnh có xu hướng bị mờ. Tuy vậy, chế độ chụp ánh sáng yếu của di động khá tốt với đèn flash Xenon, ánh sáng trên bức ảnh trông rất ổn định mặc dù độ tương phản hơi thiếu.
Sony Ericsson C905
Đây cũng là một sản phẩm nữa tỏ ra rất ấn tượng về mặt lý thuyết. Với thương hiệu CyberShot, đèn flash Xenon, độ phân giải 8 megapixel, khả năng định lượng phơi sáng, tương phản thông minh và chế độ chụp marco khiến Sony Ericsson C905 có vẻ rất hoàn hảo.
Tuy nhiên, mặc dù cung cấp ISO cao song model lại không cho phép tự chỉnh bằng tay, bạn sẽ phải sử dụng các chế độ thiết lập tự động trong từng hình ảnh. Sony Ericsson C905 cũng không có cả chế độ bật flash thường xuyên…
Nhưng cũng phải nói rằng chất lượng ảnh của C905 rất tốt, các chế độ thiết lập tự động mặc dù hơi gò bó những đang tỏ ra khá hiệu quả.
Nokia N86
Cũng giống như N8, đồng nghiệp Nokia N86 sở hữu một ống kính Carl Zeiss. Phạm vi lấy nét của nó rất rộng, từ 10cm đến vô cùng, bởi thế mà chú dế cho chất lượng ảnh toàn cảnh vượt trội so với các thiết bị khác.
Các khẩu độ của máy cũng hỗ trợ khá nhiều kiểu với F3.2, F2.4 hay F4.8 giúp Nokia N86 có khả năng chụp ánh sáng yếu tuyệt vời. Tuy nhiên, bởi xuất hiện đã khá lâu (18 tháng trước) nên sản phẩm này cũng tỏ ra kém hấp dẫn hơn so với các dòng điện thoại mới ra mắt.
Theo gamek