Tông vào bãi cát, nam thanh niên mất gần hết vành tai
Sau ca làm việc đêm, anh N.H.C (31 tuổi, sống tại Ninh Bình), đi xe máy về nhà trọ cùng em trai. Nhưng trên đường đi, anh C. vô tình đâm phải bãi cát giữa đường dẫn đến tai nạn.
Anh C. nhanh chóng được em trai đưa lên bệnh viện trong khu vực. Qua thăm khám, bệnh nhân C. được chẩn đoán mất một phần tai trái bên dưới, nhiều cấu trúc tai sót lại bị tổn thương nặng.
Sau đó, anh C. được khâu ghép vạt da ở vành tai bị tổn tương. Tuy nhiên, sau 5 ngày, phần da cấy ghép có biểu hiện hoại tử nên bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương.
BS Lê Thúy An thăm khám cho bệnh nhân C.
Theo BS Lê Thúy An, khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, bệnh nhân C. nhập viện trong tình trạng vạt da được cấy ghép hoại tử. Để xử lý, các bác sĩ của Khoa đã nhanh chóng cắt lọc phần vành tai đã bị hoại tử (bao gồm da và sụn), sau đó ghép vạt da mới vào.
BS An phân tích: “Sau khi bệnh nhân được ghép da, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi vết thương hàng ngày, để đánh giá tình trạng sống của vạt da, cũng như kịp thời phát hiện những bất thường. Bệnh nhân cũng sẽ được rửa nước muối và bôi thuốc phần da bị tổn thương hàng ngày”
Cũng theo BS An, phẫu thuật cấy ghép vạt da chỉ để bảo tồn phần vành tai còn lại. Với phần tai đã mất, nếu bệnh nhân có nhu cầu sẽ được tiến hành thêm các các cuộc phẫu thuật khác để tạo hình vành tai.
Vành tai của bệnh nhân sau phẫu thuật cấy ghép vạt da
Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, hiện tại trên thế giới có nhiều phương pháp để tạo hình vành tai thiểu bẩm sinh hoặc sau chấn thương. Trong đó, có 3 phương pháp chính là:
- Lấy sụn sườn để để tạo hình vành tai. Sau đó, cấy vào dưới da đầu vùng tai, rồi nâng lên tạo thành hình vành tai.
Video đang HOT
“Tạo hình vành tai theo phương pháp này cần ít nhất 2-3 lần phẫu thuật. Trong đó, lần đầu tạo khung sụn mất khoảng 5-6 tiếng và lần tiếp theo mất khoảng 2-3 tiếng”, BS Cảnh nhận định.
Cũng theo chuyên gia này, hiện chưa có kỹ thuật nào trên thế giới khôi phục vành tai bằng sụn sườn giống hệt 100% so với vành tai gốc.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương
Tuy nhiên, tai sau khi được tái tạo đã rất tốt, có thể giúp bệnh nhân tự tin hơn, cũng như giảm bớt bất tiện trong cuộc sống, điển hình như: đeo kính hay đeo khẩu trang. Đây cũng là phương pháp tạo hình vành tai phổ biến nhất ở nước ta.
- Dùng vành tai giả bằng silicone. Tai bệnh nhân được làm mẫu để đổ khuôn vành tai silicone. Sau đó, tai giả này sẽ được bắt vít xoáy vào xương sọ. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành cao nên ít phổ biến tại Việt Nam.
- Dùng vật liệu có sẵn như silicon để làm sụn vành tai, thay vì dùng sụn sườn tự thân của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ bị đào thải phần sụn silicone.
PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh hướng dẫn 5 nguyên tắc phòng tránh ô nhiễm không khí
Những ngày qua tại Hà Nội chìm ngập trong lớp sương lẫn bụi mịn khiến tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng nhanh chóng.
Theo thống kê, ở Việt Nam mỗi năm có hơn 60 nghìn người chết do ô nhiễm không khí, PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh chỉ ra 5 nguyên tắc phòng tránh sau đây.
Trong tháng 1, tại các điểm trạm quan trắc môi trường trên toàn thành phố, hầu hết đã rơi vào vùng đỏ và tím đậm - mức ô nhiễm không khí xấu và rất xấu, đe dọa trực tiếp tới hệ hô hấp của con người.
Ngay cả thời điểm khi chưa có nhiều phương tiện lưu thông nhưng chỉ số đo chất lượng trên các nền tảng ứng dụng như Air Visual, PAM Air đã ghi nhận mức độ ô nhiễm trên 200, nhiều quận trung tâm thành phố còn trên mức 400 (trên mức nguy hại).
Hà Nội quay trở về tình trạng ô nhiễm ở mức báo động trong tháng 12 và tháng 1 - Ảnh Internet
Các tỉnh thành tiếp giáp với Hà Nội như Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, cũng đều ghi nhận chỉ số ô nhiễm không khí ở mức xấu với trung bình trên 150.
Việc ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đã trở thành mỗi quan tâm rất lớn, bởi vì chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các hạt mụi mịn, sẽ thâm nhập sâu vào hệ thống hô hấp gây ra các bệnh đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp...
Khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, những hạt bụi mịn PM 2.5 ( hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) sẽ xâm nhập sâu vào trong cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ, chúng bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Trong khi đó bản thân chúng ta chỉ có cơ chế bảo vệ với những hạt bụi có kích thước lớn hơn 10 micromet.
Không khí chứa các chất ô nhiễm độc hại gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe con người - Ảnh Internet
Theo một nghiên cứu của GS Christopher J L Murray và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học Lancet năm 2016, ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu, 9/10 người phải hít thở không khí chứa các chất ô nhiễm độc hại. Và ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm liên quan tới ô nhiễm không khí.
5 nguyên tắc để bảo vệ đường hô hấp
Theo chia sẻ của PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh - Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương; Chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, tai mũi họng là "cửa ngõ" đầu tiên của đường thở và sẽ chịu gánh nặng đầu tiên nếu không khí bị ô nhiễm. Do vậy, việc hạn chế tiếp xúc với các phương tiện giao thông, công trình xây dựng là điều cần thiết để bảo vệ bản thân chúng ta. Ngoài gia, TS Phạm Tuấn Cảnh cũng hướng dẫn thực hiện các biện pháp sau:
1. Tuyệt đối không được bỏ khẩu trang
Việc đeo khẩu trang là điều cực kỳ cần thiết, tuy nhiên cần lựa chọn khẩu trang đạt tiêu chuẩn nhiều lớp và có lớp lọc bụi do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm sát khuôn mặt. Khẩu trang dù không đảm bảo ngăn chặn 100% khói bụi nhưng sẽ làm hạn chế chúng xâm nhập vào mũi vào phổi.
2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Bất kể trẻ em hay người lớn thì đều cần bảo vệ cơ quan khứu giác sạch sẽ tránh chất bẩn và vi trùng từ không khí. Cũng theo BS. Huỳnh Khắc Cường - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TPHCM và các tỉnh phía Nam cho rằng việc vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý dạng nhẹ rất cần thiết như vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Việc vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý dạng nhẹ rất cần thiết như vệ sinh răng miệng hằng ngày - Ảnh Internet
3. Cập nhật thông tin thường xuyên
Các nguồn tin cậy như thời sự, các ứng dụng trên điện thoại là các nguồn tin cậy để bạn chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trước khi đi ra khỏi nhà.
Vào những ngày chất lượng không khí kém, bạn nên hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết để tránh nguy cơ mắc bệnh
4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa
Phần lớn thời gian chúng ta ở trong nhà (tại gia đình và nơi làm việc), do đó để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí trong nhà, chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa ít nhất mỗi tuần 1 lần, lau dọn bằng khăn ướt sẽ giúp giảm thiểu bụi bẩn trong nhà đi nhiều lần. Có thể sử dụng các loại máy lọc không khí để hạn chế sự ô nhiễm trong không gian sống.
5. Sử dụng nhiên liệu điện
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là người dân sử dụng bếp than tổ ong quá nhiều. Hà Nội, hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bếp than tổ ong. Chuyển sang dùng bếp điện bếp từ hoặc bếp điện sẽ hạn chế được nhiều nồng độ khí thải ra không khí.
Khuyến cáo đối với người bị bệnh hô hấp
Bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu không thực sự cần thiết. Đặc biệt là những trường hợp bị bệnh hen và phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc uống hằng ngày theo chỉ định của các bác sĩ.
Bị nấm tai do lấy ráy ở tiệm cắt tóc Người đàn ông, 30 tuổi, thường nhờ người lấy ráy tai khi đi cắt tóc, nhập viện do ngứa tai nặng và nghe kém. Người bệnh cho biết thường xuyên lấy ráy tai vì cảm thấy dễ chịu. Đầu tháng 1, anh bị ngứa tai nhiều, thường xuyên tự ngoáy tai nhưng triệu chứng ngứa không giảm mà nặng hơn từng ngày. Một,...