Tổng thư ký NATO lên án trưng cầu dân ý ở Donbass, tuyên bố tăng cường viện trợ Ukraine
Người đứng đầu khối quân sự do Mỹ đứng đầu lên án các cuộc trưng cầu dân ý ở bốn khu vực thuộc Ukraine, cho rằng tăng cường sức mạnh cho Kiev là cách duy nhất để giải quyết xung đột.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên án các cuộc trưng cầu dân ý ở Donbass và hai khu vực miền đông Ukraine, đồng thời cam kết tăng cường viện trợ cho Kiev.
Theo hãng thông tấn Nga TASS, các cuộc trưng cầu dân ý đã bắt đầu tại bốn khu vực của Ukraine bao gồm Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Ông Stoltenberg khẳng định rằng Nga sẽ sử dụng các cuộc trưng cầu dân ý “giả” để leo thang chiến tranh hơn nữa, “tuyên bố rằng chúng sẽ không có tính hợp pháp và tất nhiên họ không thay đổi được bất cứ điều gì.”
“Câu trả lời của chúng tôi, câu trả lời của NATO, là tăng cường hỗ trợ”, ông nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn vào 23/9 (theo giờ địa phương). Lãnh đạo NATO nói thêm: “Cách tốt nhất để kết thúc cuộc chiến này là tăng cường sức mạnh cho người Ukraine trên chiến trường hơn nữa để họ có thể, vào một thời điểm nào đó, ngồi xuống và đạt được một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Ukraine và bảo tồn Ukraine như một quốc gia độc lập, có chủ quyền ở châu Âu”.
Video đang HOT
Mặc dù kết quả chính xác của cuộc trưng cầu dân ý vẫn chưa được công bố, nhưng Moskva đã tuyên bố rằng nếu các khu vực nói tên bỏ phiếu gia nhập Liên bang Nga, họ sẽ coi những cuộc tấn công vào những khu vực đó là các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga và đáp trả tương ứng. Ngoài ra, các cuộc trưng cầu dân ý diễn ra sau một thông báo rằng Nga sẽ huy động 300.000 quân dự bị, và một phần trong đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu, sẽ giúp kiểm soát đường ranh giới dài 1.000 km giữa các lực lượng Ukraine và vùng lãnh thổ do Nga nắm giữ.
Các nhà lập pháp Nga đã bỏ phiếu để chính thức công nhận các nước cộng hòa Donbass là các quốc gia độc lập vào đầu năm nay, trong khi các khu vực lân cận Kherson và Zaporozhye đã bị lực lượng Nga kiểm soát trong thời kỳ đầu cuộc xung đột.
Một số nhà lãnh đạo phương Tây đã lên tiếng phản đối các cuộc bỏ phiếu sắp tới. Thủ tướng Đức Olaf Scholz coi đây là “cuộc trưng cầu dân ý giả tạo”, “không thể được chấp nhận.” Trong khi đó, Washington cho biết họ sẽ “không bao giờ công nhận tuyên bố chủ quyền của Nga đối với bất kỳ phần lãnh thổ nào của Ukraine được sáp nhập có chủ đích”, bao gồm cả Crimea.
Các nước phương Tây phản ứng về cuộc trưng cầu dân ý của bốn khu vực thuộc Ukraine
Theo TASS, Mỹ sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga của bốn khu vực thuộc Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: TASS
Ngày 20/9, lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk cũng như các vùng Kherson và Zaporozhye của Ukraine đã đồng loạt công bố quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Cả 4 khu vực trên sẽ tổ chức bỏ phiếu từ ngày 23-27/9.
Diễn biến này đã khiến nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới lên tiếng phản đối. Hãng thông tấn TASS đưa tin phản ứng về động thái trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các cuộc trưng cầu dân ý sắp tới sẽ không ảnh hưởng đến lập trường và mục tiêu của Kiev.
Tổng thống Ukraine tiếp tục kêu gọi các quốc gia phương Tây hỗ trợ nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang của Ukraine, nhằm giành lấy quyền kiểm soát Donbass và một số khu vực khác. Ông thậm chí đặt mục tiêu giành lại vùng lãnh thổ Crimea, được sáp nhập vào Nga năm 2014, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Giới chức Ukraine cho biết thêm những công dân Ukraine ủng hộ sáp nhập vào LB Nga có thể bị xét xử trong tương lai.
Bình luận về việc các khu vực của Ukraine thông báo tổ chức trưng cầu dân ý, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định: "Nếu những cuộc trưng cầu này được tiến hành và Nga có ý định sáp nhập lãnh thổ Ukraine, Mỹ sẽ không bao giờ công nhận điều đó".
Phát biểu với báo giới tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích kế hoạch trưng cầu dân ý của các khu vực gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson. Ông chủ Điện Elysee nói rằng mọi cuộc bỏ phiếu đều vô nghĩa về mặt pháp lý.
Về phần mình, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng những cuộc trưng cầu dân ý ở Ukraine là không có giá trị và Ba Lan sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích kế hoạch bỏ phiếu quyết định việc sáp nhập Nga của bốn khu vực ở Ukraine là không đúng với luật pháp quốc tế. Ông Scholz cũng kêu gọi Nga rút binh sĩ khỏi Ukraine
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng liên minh này sẽ coi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc gia nhập Nga là "bất hợp pháp", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những hoạt động này.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, đã ra tuyên bố lên án cái gọi là chính quyền do Nga bổ nhiệm tại các vùng lãnh thổ Ukraine, cũng như kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề sáp nhập vào Nga.
EU cho rằng điều này vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên hợp quốc và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo ông Borrell, kết quả của các hành động là không có hiệu lực, đồng thời không được EU và các quốc gia thành viên công nhận.
Tháng 2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với cáo buộc Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk. Điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine tuyên bố trở thành một quốc gia trung lập cũng như không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Về phần mình, Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga hoàn toàn vô cớ.
Cho đến nay, trên thế giới có ba quốc gia công nhận nền độc lập của Lugansk và Donetsk gồm Nga, Syria và Triều Tiên.
Bình luận về việc Donetsk và Lugansk tiến hành trưng cầu dân ý gia nhập Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: "Ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt và trong giai đoạn trước đó, chúng tôi tuyên bố người dân ở Donetsk và Lugansk cần quyết định số phận của họ. Và xét toàn diện tình hình hiện nay, họ muốn làm chủ vận mệnh của chính mình".
Với vũ khí mới, Ukraine khéo thay đổi chiến lược ở miền đông và nam ra sao Tiến sâu vào phía sau chiến tuyến của Nga, người Ukraine đang làm chậm bước tiến của Nga ở miền đông và tạo ra những hy vọng mới ở miền nam. Binh sĩ Ukraine tải rocket lên bệ phóng gần tiền tuyến ở vùng Kharkiv ngày 12/8. Ảnh: Reuters Từ mùa xuân sang mùa hè, quân đội Ukraine hứng chịu những đợt pháo...