Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi tập trung vào giải pháp chính trị
Ngày 17/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi tập trung trở lại vào giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng dai dẳng ở Dải Gaza.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống trại tị nạn Nuseirat ở Dải Gaza ngày 16/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thay mặt cho Tổng thư ký LHQ phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) về Gaza, Chánh Văn phòng Tổng thư ký LHQ, ông Courtenay Rattray cho rằng cần phải tập trung trở lại vào việc tìm kiếm một giải pháp chính trị nhằm giải quyết xung đột dựa trên luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của LHQ. Ông Rattray cũng nhấn mạnh đến tình hình nghiêm trọng tại Gaza, đồng thời thể hiện quan ngại về tình trạng bất ổn leo thang trong khu vực khi hoạt động giao tranh gia tăng trong những tuần gần đây. Theo ông, thành phố Rafah đang bị tàn phá và cửa khẩu tại đây vẫn đóng làm cản trở hoạt động nhân đạo. Ông cũng đề cập đến tình trạng người dân phải di dời hàng loạt ở Gaza, nơi gần 2 triệu người (gần như toàn bộ dân số ở Gaza) phải đi lánh nạn, trong đó nhiều người phải sơ tán nhiều lần.
Trong bối cảnh tại Gaza còn xảy ra tình trạng mất trật tự công cộng và mối đe dọa ngày càng gia tăng, ông Rattray đã nhắc lại lời kêu gọi của LHQ về lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức cũng như thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các con tin. Ông cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc triển khai viện trợ nhân đạo liên tục, không bị gián đoạn để đảm bảo cuộc sống của người dân. Theo ông Rattray, cần hành động ngay lập tức để giải quyết những cuộc khủng hoảng này. Ông cũng kêu gọi khôi phục quyền quản lý ở Gaza dưới một chính quyền Palestine hợp pháp và tăng cường quyền lực cho Chính quyền Palestine lãnh đạo các nỗ lực phục hồi.
Video đang HOT
Cùng ngày, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty và người đồng cấp Đức Annalena Baerbock, hai bên đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng khu vực, đặc biệt là xung đột ở Gaza và Sudan, đồng thời nhất trí tăng cường phối hợp về cách thức giải quyết các cuộc xung đột tại Trung Đông.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết Ngoại trưởng Abdelatty đã nhấn mạnh sự hợp tác giữa hai nước là rất quan trọng do vai trò của Ai Cập trong khu vực cũng như vai trò của Đức ở châu Âu và trên trường quốc tế. Ông Abdelatty đã điểm lại những nỗ lực của Ai Cập trong việc làm trung gian cho tiến trình đàm phán nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải gây áp lực buộc Chính phủ Israel thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA LHQ về chấm dứt xung đột và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập khẳng định tầm quan trọng của sự hỗ trợ liên tục mà Đức dành cho Cơ quan Cứu trợ của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Ông Abdelatty cũng chỉ ra rằng số người tị nạn và người di tản ở Sudan đã tăng gấp đôi do các điều kiện nhân đạo nghiêm trọng hiện nay ở quốc gia Đông Bắc Phi này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Baerbock đánh giá cao vai trò của Ai Cập trong việc giảm bớt nỗi đau của người dân Gaza, khẳng định rằng Đức sẵn sàng hỗ trợ Ai Cập trong vấn đề này. Bà Baerbock nhấn mạnh sự ổn định ở Trung Đông có ý nghĩa quan trọng đối với nước Đức.
Giới ngoại giao EU khẳng định Israel không có quyền bác bỏ giải pháp hai nhà nước
Ngày 23/1, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho rằng Israel không được phép đơn phương ngăn chặn việc thành lập một nhà nước Palestine sau xung đột tại Gaza.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry tại Brussels (Bỉ), ông Borrell khẳng định: "Một điều rõ ràng là Israel không thể có quyền phủ quyết đối với quyền tự quyết của người dân Palestine. Liên hợp quốc nhiều lần công nhận quyền tự quyết của người Palestine. Không ai có thể bác bỏ điều đó".
Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nhấn mạnh cộng đồng quốc tế đều đồng thuận quan điểm cho rằng cần giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel dựa trên cơ sở giải pháp hai nhà nước. Ông Shoukry cho rằng: "Đã đến lúc thực hiện điều này và cộng đồng quốc tế có phương tiện, nguồn lực và cơ chế để làm vậy". Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Ai Cập cũng cảnh báo nguy cơ người dân di tản khỏi Gaza sẽ xảy ra nếu không nhận được đủ hàng viện trợ nhân đạo.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Borrell ngày 22/1 chủ trì cuộc họp giữa ngoại trưởng 27 nước thành viên EU và các nhà ngoại giao hàng đầu của Chính quyền Palestine, Israel và một số nước Arab.
Trước thềm cuộc họp, ngày 21/1, EU đã soạn thảo một kế hoạch 10 điểm cho một giải pháp toàn diện, đáng tin cậy về cuộc xung đột Hamas-Israel. Kế hoạch của EU vạch ra một loạt bước đi mà cuối cùng có thể mang lại hòa bình cho Dải Gaza, thành lập một nhà nước Palestine độc lập, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và thế giới Arab, đồng thời đảm bảo an ninh lâu dài trong khu vực. Một yếu tố quan trọng trong lộ trình hòa bình mới của EU là "hội nghị hòa bình trù bị" có sự tham gia của EU, Mỹ, Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, Liên đoàn Arab và Liên hợp quốc.
Cũng liên quan đến xung đột Hamas-Israel, người phát ngôn của Chính phủ Israel Eylon Levy ngày 23/1 khẳng định Israel sẽ không chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn với phong trào Hồi giáo Hamas, trong đó để các con tin ở lại Gaza hoặc Hamas nắm quyền ở dải đất này. Ông Levy xác nhận những nỗ lực đang được tiến hành để giải thoát các con tin.
Ai Cập, Đức, Pháp và Jordan kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, các Ngoại trưởng Ai Cập, Đức, Pháp và Jordan ngày 11/5 đã kêu gọi chấm dứt đổ máu tại Dải Gaza sau nhiều ngày giao tranh giữa các nhóm vũ trang Palestine với Israel. Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 11/5/2023. Ảnh: AA/TTXVN Trong một tuyên bố chung, Ngoại trưởng...