Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam chỉ ra quan niệm sai lầm của đông đảo người Việt: Cứ nghĩ ăn mặn là khoẻ lâu, sống thọ!
Nhiều người cho rằng, nếu chưa thể thay đổi thói quen ăn mặn ngay có thể uống thêm nhiều nước, vận động thật nhiều để tăng cường ra mồ hôi, đào thải muối ra khỏi cơ thể. Theo BS. TS Từ Ngữ, đây là một quan niệm sai lầm.
Ăn nhiều muối là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Các bệnh tim mạch đang là sát thủ số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% số ca bệnh tử vong toàn quốc.
Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ năm người trưởng thành thì có một người mắc. Đặc biệt, gần 60% người bị tăng huyết áp song chưa được phát hiện, trên 80% chưa được quản lý điều trị.
Bộ Y tế ngày 23/7 kêu gọi công chúng giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận. Theo Bộ Y tế, trên thế giới đa số người tử vong do Covid-19 đều kèm bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê. Tuy nhiên, đa số người Việt đều tiêu thụ muối nhiều gấp đôi so với khuyến cáo, gần 10 g mỗi người mỗi ngày song chỉ 16% số người được hỏi ý kiến nói rằng bản thân có ăn mặn. Bộ Y tế hôm nay ra khuyến cáo, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày.
Bàn về vấn đề này, BS.TS Từ Ngữ – Tổng thư ký hội dinh dưỡng Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin như sau:
Giảm muối trong khẩu phần ăn cần bắt đầu từ việc thay đổi tập quán ăn uống
Từ lâu, người dân chúng ta có thói quen nêm nếm gia vị, muối để tăng hương vị món ăn. Theo Tổ chức y tế thế giới, nhu cầu con người chỉ nên có 2g natri/ngày. Hiện nay mức tiêu thụ muối hiện nay của người Việt là khoảng 3,7g muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới.
Video đang HOT
Bộ Y tế đưa ra lời kêu gọi người dân giảm ăn muối là dựa vào mức khuyến nghị của WHO. Bởi vì cách nghiên cứu trên thế giới đều chứng minh rằng, nếu ăn nhiều muối sẽ thăng tính thẩm thấu của tế bào, dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Nhưng không phải chỉ 1 mình muối có thể tác động tới bệnh tật.
Bữa ăn là tổng thể của rất nhiều thứ. Nếu thiếu hay thừa 1 thứ thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau. Trong bữa ăn có rất nhiều vi chất như sắt, canxi, kẽm… chứ không chỉ có natri.
Muối có trong ở tất cả các loại thực phẩm, nhất là đồ biển, gia vị, các loại thực phẩm chế biến sẵn…Vì thế, nếu muốn kiểm soát lượng muối vào có thể, chúng ta không thể đong đếm chính xác được, mà hãy bắt đầu từ việc thay đổi thói quen nêm nếm thức ăn. Chúng ta chỉ cho thêm một chút muối, gia vị vào thức ăn để có vị. Mỗi gia đình cần tính toán để cân đối lượng muối nêm nếm vào gia vị và lượng muối có sẵn trong thực phẩm. Hãy nêm nếm để vị của các món ăn vừa đủ, đừng quá mặn mòi
Quan niệm tăng cường uống nước, vận động để đào thải muối khỏi cơ thể là sai lầm
Nhiều người có suy nghĩ rằng “ăn mặn mới khỏe”. BS. TS Từ Ngữ giải thích rằng, nước mắm có thành phần chính là muối và một lượng protein khác cao từ cá. Vì thế khi nạp protein vào cơ thể sẽ khỏe hơn. Hơn nữa, việc nạp lượng muối lớn (trong nước mắm) vào cơ thể khiến cho các mạch máu hẹp hơn, tim phải bơm máu tích cực hơn nên cảm giác tức thời là khỏe hơn. Tuy nhiên, việc nạp nhiều muối vào cơ thể sẽ để lại những hậu quả lâu dài về vấn đề huyết áp và tim mạch.
Nhiều người cho rằng, nếu chưa thể thay đổi thói quen ăn mặn ngay có thể uống thêm nhiều nước, vận động thật nhiều để tăng cường ra mồ hôi, đào thải muối ra khỏi cơ thể. Theo BS. TS Từ Ngữ, đây là một quan niệm sai lầm.
Khi chúng ta ăn thừa muối, cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri quá nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất khoáng chất.
Vì thế, dù tăng cường uống nước, tăng cường vận động để tăng đào thải muối khỏi thì cơ thể bạn cũng phải chịu những ảnh hưởng khác. Vận động rất tốt cho việc trao đổi chất cho cơ thể. Nhưng không thể áp dụng cho việc đào thải muối. Khi bạn vận động, ra mồ hôi nhiều thì cơ thể đào thải muối, cũng sẽ đào thải các vi chất khác. Từ đó dẫn đến cơ thể mất nước, thiếu vi chất. Vì thế việc thay đổi chế độ ăn, giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vẫn rất cần thiết.
Về vấn đề giảm lượng muối có ảnh hưởng đến việc cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể hay không? Bs.TS Từ Ngữ cho biết: “Hàm lượng iod cơ thể con người cần rất thấp (khoảng 250 microgram) và có thể được cung cấp đủ thông qua chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi vậy, việc thực hiện giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp iod cho cơ thể. Mọi người cần chú ý việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ”.
Lý giải nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều sau tuổi 40
Thời tiết nóng bức, lao động nặng nhọc... sẽ khiến bạn đổ mồ hôi. Tuy nhiên có những người ra mồ hôi quá mức, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi, khi đang ngủ... Nếu bạn trong độ tuổi 40, bạn có nguy cơ đổ nhiều mồ hôi hơn.
Đổ mồ hôi quá nhiều có thể do bệnh lý tiềm ẩn
Nguyên nhân đổ nhiều mồ hôi
Thực phẩm. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều và cơ thể có mùi tanh như mùi cá, có thể là do bạn bị trimethylamin niệu, một rối loạn di truyền khiến cơ thể không thể giáng hóa trimethylamin. Đây là một hợp chất được sản xuất trong quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại đậu, trứng và cá.
Tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, các thuốc chống trầm cảm là những thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi, phụ nữ trên 40 tuổi thường được kê những thuốc này. Ước tính có khoảng 23% phụ nữ ở độ tuổi 40-50 sử dụng các thuốc chống trầm cảm. Có khoảng 22% những người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi nhiều do sử dụng thuốc.
Tiểu đường. Đường huyết thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi. Không phải tất cả các trường hợp đường huyết giảm đều có nghĩa là bạn bị tiểu đường, nhưng bạn có nguy cơ cao bị tình trạng này khi bạn ở giữa độ tuổi 40.
Rối loạn tuyến giáp. Cường giáp làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất và có thể gây giảm cân, nhịp tim bất thường và đổ mồ hôi nhiều. Các rối loạn tuyến giáp bắt đầu khi phụ nữ khoảng 40 tuổi có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh và thậm chí đẩy nhanh thời kỳ mãn kinh.
Bị nhiễm trùng. Bệnh lao có thể gây đổ mồ hôi quá mức. Mặc dù hiếm, nhưng viêm xương cũng có thể ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người trưởng thành và có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Các nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đổ mồ hôi đêm là triệu chứng phổ biến của tình trạng này.
Rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể cũng khiến bạn tỉnh dậy người ướt sũng mồ hôi. Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của ngưng thở khi ngủ. Nguy cơ ngưng thở khi ngủ tăng lên khi phụ nữ chuyển sang giai đoạn mãn kinh.
Ung thư. Trong những trường hợp hiếm, đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lymphoma. Hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư không Hodgkin mỗi năm và nguy cơ này tăng theo tuổi. Các triệu chứng khác gồm hạch bạch huyết mở rộng, giảm cân, đau ngực và khó thở.
Làm gì khi đổ mồ hôi quá nhiều?
Sử dụng chất chống ra mồ hôi ngoài da: Đây là cách đơn giản nhất trị mồ hôi nhiều. Các chất chống ra mồ hôi đều chứa muối nhôm, khi thoa lên da sẽ bịt kín lỗ chân lông nhằm ngăn mồ hôi thoát ra. Thông thường, chúng thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột bôi xoa. Làm khô cơ thể trước khi dùng chất chống mồ hôi để tránh kích ứng da. Đối với bàn chân đổ mồ hôi, nên mua chất chống mồ hôi dạng xịt.
Mặc trang phục phù hợp: Luôn chọn loại vải thấm mồ hôi. Chú ý đến màu sắc, mặc màu trắng sẽ dễ lộ tình trạng đổ mồ hôi hơn. Chuẩn bị trang phục để thay khi mồ hôi ra quá nhiều. Đối với người ra mồ hôi chân, hãy cân nhắc về chất liệu giày dép.
Tránh đồ ăn cay và đồ uống chứa caffein: Tránh các thực phẩm cay như ớt, hạn chế ăn tỏi và hành vì chúng có thể gây ra mùi không thơm tho cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống chứa caffein cũng sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Giảm cân: Nếu thừa cân, việc giảm cân có thể sẽ giúp giảm tình trạng mồ hôi quá nhiều. Cơ thể sử dụng mồ hôi để hạ nhiệt, nhưng sẽ với một cơ thể to béo quá sẽ khó mà hạ nhiệt hiệu quả.
Giữ vệ sinh cơ thể: Ra quá nhiều mồ hôi có thể gây bệnh ngoài da, mùi hôi... Bạn có thể ứng phó bằng cách tắm hàng ngày, thậm chí tắm vài lần trong một ngày để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do nhiều mồ hôi. Mang theo chất chống mồ hôi thường xuyên để kiểm soát mồ hôi tiết quá nhiều.
Có những biện pháp điều trị khác cho tình trạng ra mồ hôi quá nhiều: Điều trị bệnh lý nền gây tăng tiết mồ hôi, liệu pháp ion, dùng thuốc, tiêm botox, sử dụng thảo dược, phẫu thuật... Khi ra mồ hôi nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị.
4 trường hợp tuyệt đối không nên UỐNG NƯỚC ĐÁ giữa mùa hè, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe Trong những ngày nóng nực, được uống nước đá ngay lập tức thì sảng khoái và thỏa thích vô cùng. Nhưng nếu bạn thuộc 1 trong 4 trường hợp sau thì lại cần cẩn trọng hơn với cách giải khát này. Theo Hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ, nước đá có thể gây mất cân bằng cho cơ thể...