Tổng thống Ukraine thông báo cho Mỹ về kế hoạch chiến lược đối phó với Nga
Trong cuộc điện đàm hôm 10/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tóm tắt cho Tổng thống đương nhiệm Mỹ Joe Biden về “ kế hoạch chiến lược” của ông trong cuộc xung đột với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: TASS
Theo cơ quan báo chí Nhà Trắng, về phần mình, ông Biden đã thảo luận với ông Zelensky về những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và củng cố vị thế đối với Nga.
“Trong vài tháng qua, Mỹ đã cung cấp hàng trăm nghìn quả đạn pháo, tên lửa, hàng trăm xe bọc thép và các vũ khí quan trọng khác cho lực lượng Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng đã công bố một gói trừng phạt toàn diện đối với ngành năng lượng của Nga”, dịch vụ báo chí Nhà Trắng cho hay.
Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Tổng thống Zelensky cho biết “giấc mơ” của Ukraine là chấm dứt chiến sự vào năm 2025, trong bối cảnh nước này đang tìm cách đạt được các đảm bảo an ninh.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là phải có hòa bình. Ukraine mong hòa bình hơn bất kỳ ai, và điều đó là hiển nhiên vì chúng tôi phải gánh chịu nhiều nhất, đặc biệt tổn thất về sinh mạng. Giấc mơ của chúng tôi là đạt được những đảm bảo an ninh này và chấm dứt chiến tranh trong năm nay. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đạt được điều đó”, ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RaiNews24 của Italy.
Những cuộc thảo luận về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine ngày càng gia tăng khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1 tới. Hôm 8/1, ông Keith Kellogg, người được ông Trump lựa chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, cho biết chính quyền mới đặt mục tiêu chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Kellogg không hé lộ chi tiết của bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào đang được chính quyền mới cân nhắc.
Các thông tin trước đó từ Tạp chí Phố Wall cho biết đội ngũ của ông Trump đang cân nhắc trì hoãn kết nạp Ukraine vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ít nhất 20 năm, đổi lấy việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev, đồng thời triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu để giám sát lệnh ngừng bắ.n.
Ông Trump cũng đã thảo luận với ông Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về triển vọng châu Âu sẽ đi đầu trong nỗ lực chấm dứt chiến sự, khi ba người gặp nhau tại Paris tháng 12/2024.
Hôm 9/12, ông Zelensky cho biết Ukraine có thể xem xét đề xuất của ông Macron về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine, nhưng chỉ sau khi nắm rõ mốc thời gian Kiev gia nhập NATO.
Trước chuyến thăm Italy, ông Zelensky đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Ramstein tại Đức vào ngày 9/1. Tại cuộc họp, một số đồng minh của Ukraine đã cam kết hỗ trợ thêm cho Kiev. Các nhà ngoại giao nước này cũng đã tổ chức các cuộc họp song phương với các đồng minh chủ chốt. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Kiev và các đồng minh.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải quyết xung đột Ukraine dựa trên các điều kiện mà nước này đưa ra. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc quân đội Ukraine rút khỏi Donbass và Novorossiya, Kiev từ chối gia nhập NATO, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và đảm bảo Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập và phi hạt nhân.
Bên trong gói biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất của Mỹ với dầu khí của Nga
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu.
Một cơ sở khai thác dầu khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Ngày 10/1, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp đặt gói trừng phạt toàn diện nhất từ trước đến nay, nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Liên bang Nga, nhằm tạo lợi thế cho Kiev và chính quyền sắp tới của ông Donald Trump đạt được thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.
Động thái này nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu khí của Liên bang Nga, vốn được cho là đang tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 và tới nay khiến hàng chục nghìn người thiệ.t mạn.g hoặc bị thương và phá hủy nhiều thành phố.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cho biết thời điểm áp đặt lệnh trừng phạt được lựa chọn vì "thị trường dầu mỏ hiện đang ở trạng thái ổn định hơn" và nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng hơn để chịu đựng bất kỳ sự gián đoạn nào.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở Nhà Trắng, ông Kirby cho biết kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, "giá dầu tham chiếu đã giảm gần 35 USD mỗi thùng. Giá xăng trung bình ở Mỹ đã giảm từ khoảng 4 USD xuống chỉ hơn 3 USD mỗi gallon".
Trong một động thái được một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả là "các biện pháp trừng phạt đáng kể nhất đối với ngành năng lượng Liên bang Nga", gói các biện pháp trừng phạt mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden công bố ngày 10/1 nhắm vào các nhà sản xuất dầu của Liên bang Nga, tàu chở dầu, trung gian, nhà giao dịch và bến cảng.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tập đoàn khai thác, sản xuất và bán dầu của Liên bang Nga như Gazprom Neft và Surgutneftegas cùng với 183 tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối", chủ yếu do các công ty ngoài phương Tây vận hành.
Lệnh trừng phạt cũng nhắm vào các mạng lưới giao dịch dầu mỏ.
Lệnh trừng phạt được ban hành chỉ vài ngày trước khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, mặc dù ông Kirby phủ nhận rằng chúng được sử dụng như một con bài mặc cả cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
"Hiện tại, không có kỳ vọng nào rằng cả hai bên sẵn sàng đàm phán", ông Kirby nói.
Các lệnh trừng phạt này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn khi chính quyền Biden đã cung cấp cho Ukraine khoảng 64 tỷ USD viện trợ quân sự kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, bao gồm gói viện trợ trị giá 500 triệu USD được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố hôm 9/1, dành cho tên lửa phòng không, đạn dược không đối đất và thiết bị hỗ trợ cho máy bay chiến đấu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, nói rằng: "Những biện pháp này giáng một đòn đáng kể vào nền tảng tài chính của cỗ máy chiến tranh của Liên bang Nga bằng cách phá vỡ toàn bộ chuỗi cung ứng của nó".
Động thái hôm 10/1 là sự tiếp nối các lệnh trừng phạt của Mỹ đưa ra vào tháng 11 đối với các ngân hàng của Liên bang Nga, bao gồm Gazprombank - kênh kết nối lớn nhất của Moskva với ngành năng lượng toàn cầu và các tàu chở dầu nước này bị trừng phạt từ đầu năm.
Chính quyền Biden tin rằng các lệnh trừng phạt vào tháng 11 đã góp phần đẩy đồng rúp của Liên bang Nga xuống mức yếu nhất kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, đồng thời buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải tăng lãi suất chính sách lên mức kỷ lục hơn 20%.
Theo một quan chức trong chính quyền Biden, Mỹ kỳ vọng "việc nhắm mục tiêu trực tiếp vào ngành năng lượng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế Liên bang Nga, vốn đã đẩy lạm phát lên gần 10%, và củng cố triển vọng kinh tế ảm đạm cho năm 2025 và các năm sau".
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga và Mỹ Tổng thống Ukraine Zelensky vừa tiết lộ hai điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga: gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhận được đảm bảo an ninh cụ thể. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN của Ukraine ngày 6/1, trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 3 giờ với người...