Tổng thống Ukraine đứng trước rủi ro chính trị khi hạ thấp tuổi quân dịch
Hạ thấp độ tuổi bắt buộc nhập ngũ nhằm tăng cường thêm nhân lực cho cuộc chiến với Nga, nhưng chính phủ của Tổng thống Zelensky cũng đứng trước những rủi ro chính trị lớn hơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Bộ phận báo chí Văn phòng Tổng thống Ukraine
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky ngày 3/4 đã ký ban hành luật quy định ba biện pháp nhằm bổ sung lực lượng cho quân đội đã kiệt sức của đất nước ông, bao gồm cả bước hạ thấp độ tuổi huy động quân với nam giới và loại bỏ một số miễn trừ y tế.
Quốc hội Ukraine đã thông qua luật hạ độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 27 xuống 25 vào tháng 5 năm ngoái, nhưng ông Zelensky đã trì hoãn việc ký nó với hy vọng rằng hành động đó sẽ không cần thiết. Nhưng rốt cuộc, nhà lãnh đạo Ukraine đã phải dùng tới biện pháp này, cùng với việc loại bỏ một loại miễn trừ y tế và tạo ra một cơ sở dữ liệu điện tử về nam giới từ 17 tuổi trở lên ở Ukraine, nhằm ngăn chặn những người trốn quân dịch.
Volodymyr Ariev, một nhà lập pháp thuộc đảng Đoàn kết Châu Âu đối lập, nhận xét: “Đó là một quyết định rất không được lòng dân và đó là lý do tại sao ông Zelensky đã giữ nó mà không ký. Bây giờ ông ấy không còn lựa chọn nào khác”.
THẾ KHÓ CỦA UKRANE
Các lực lượng của Nga đã tấn công mạnh dọc theo chiến tuyến và các tướng lĩnh Ukraine đã cảnh báo về một cuộc tấn công rộng hơn vào mùa xuân hoặc mùa hè năm nay, trong bối cảnh quân đội Ukraine sắp hết đạn dược và nhiều binh sĩ đã kiệt sức vì phải trực chiến liên tục trong hai năm.
Quân đội với khoảng một triệu binh sĩ của Ukraine đang tham gia vào cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, với giao tranh diễn ra trong các chiến hào lầy lội hoặc các thành phố đổ nát. Tỷ lệ thương vong cao. Hầu hết nam giới Ukraine muốn tình nguyện vào quân đội đều đã làm như vậy và các cuộc biểu tình lẻ tẻ phản đối quân dịch đã nổ ra trước khi luật mới được thông qua.
Video đang HOT
Các nhà phân tích quân sự cho biết, Ukraine được kỳ vọng sẽ giữ vững được tiền tuyến hiện có trong cuộc chiến trên bộ trong năm nay, nhưng chỉ khi một loạt vũ khí mới của Mỹ xuất hiện, và họ có nguy cơ bị vỡ phòng tuyến nếu không được cấp đủ vũ khí.
Để tối đa hóa nỗ lực của mình, Ukraine có kế hoạch bổ sung nhân lực thông qua việc huy động quân trong khi tìm cách khiến Nga mất cân bằng với các nhiệm vụ phá hoại đằng sau phòng tuyến của kẻ thù và các cuộc tấn công tầm xa bằng máy bay không người lái, chẳng hạn như các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu và nhà máy vũ khí ở Nga ngày 2/4.
Ukraine vẫn phụ thuộc vào các đồng minh của mình để có hầu hết các loại đạn dược và vũ khí mới, và việc đổi mới nguồn vũ khí đó gần như là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của đất nước. Tại Washington, D.C. hôm 1/4, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã đặt ra các điều kiện cho một cuộc bỏ phiếu về việc cung cấp vũ khí và viện trợ tài chính mới dành cho Kiev – một dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự hỗ trợ có thể được thực hiện bất chấp sự phản đối của nhiều đảng viên Cộng hòa.
Trong khi đó, ở trong nước, Ukraine đã vấp phải sự thay đổi lớn trong các quy định huy động. Vào tháng 1, Quốc hội nước này đã rút lại dự thảo luật huy động, trong đó có các hình phạt cứng rắn đối với những người trốn quân dịch. Dự luật được giới thiệu lại vào tháng 2, nhưng bị sa lầy tại Quốc hội khi các nhà lập pháp đề xuất tới hơn 4.000 sửa đổi. Dự thảo lần này sẽ tiếp tục mở rộng dự thảo gốc bằng cách lấp đi những kẽ hở đối với nam giới có bằng đại học thứ hai hoặc trong trường hợp một số người muốn được miễn trừ quân dịch để chăm sóc người thân khuyết tật.
Hiện tại, không rõ Ukraine sẽ tuyển quân và huấn luyện lực lượng bổ sung nhanh đến mức nào, hoặc liệu họ có sẵn sàng trước làn sóng tấn công dự kiến của Nga hay không. Một dự luật huy động toàn diện, hiện vẫn chưa được Quốc hội thông qua, đã dự kiến sẽ có ba tháng huấn luyện cho những người lính nhập ngũ trong thời chiến.
Serhiy Hrabsky, một đại tá và là nhà bình luận về cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng: “Quyết định đã được đưa ra – đó là một quyết định đúng đắn, nhưng đã quá muộn”.
Binh sỹ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới số 47. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X
RỦI RO NHÂN KHẨU HỌC VÀ CHÍNH TRỊ
Và việc hạ thấp tuổi nhập ngũ sẽ không giải quyết được nhu cầu quân sự đang tăng lên của Ukraine. Vào tháng 12/2023, ông Zelensky cho biết quân đội đã yêu cầu huy động 450.000 đến nửa triệu binh sĩ, nhưng ông không có ý định bắt phụ nữ vào quân đội, mặc dù phụ nữ có trình độ học vấn về y tế phải đăng ký nhập ngũ.
Theo bà Natalia Tilikina, giám đốc Viện Thanh niên Ukraine, tổng dân số nước này ở độ tuổi 25 và 26 là khoảng 467.000 người vào năm 2022, năm gần nhất chính phủ công bố ước tính dân số. Nhưng nhiều người đã phục vụ trong quân đội, sống ở các khu vực bị chiếm đóng hoặc bên ngoài Ukraine, hoặc có công việc đặc thù hay bị khuyết tật nên họ được miễn nhập ngũ.
Khi xây dựng kế hoạch huy động quân, Ukraine đã phải chú ý đến những cân nhắc về quân sự, kinh tế và nhân khẩu học. Việc hạ độ tuổi nhập ngũ sẽ đưa hàng nghìn binh sĩ khỏe mạnh tham gia chiến đấu, nhưng lại gây ra rủi ro lâu dài cho người dân Ukraine do cơ cấu dân số của nước này.
Giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Ukraine có một thế hệ trẻ tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số, do tỷ lệ sinh giảm mạnh trong thời kỳ suy thoái kinh tế sâu sắc những năm 1990. Vì vùng trũng nhân khẩu học này, đất nước này có số nam giới ở độ tuổi 40 nhiều gấp ba lần so với độ tuổi 20.
Việc nam giới bắt đầu nhập ngũ ở độ tuổi 25, do khả năng xảy ra thương vong trong trận chiến, cũng có nguy cơ làm suy giảm thêm thế hệ người trẻ này, cũng như tỷ lệ sinh trong tương lai, khiến đất nước phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm nam giới trong độ tuổi lao động và quân dịch trong nhiều thập kỷ kể từ bây giờ.
Binh sỹ Ukraine thuộc Trung tâm Huấn luyện số 199. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X
Khi bắt đầu cuộc xung đột, Ukraine đã tuyển mộ nam giới từ 27 đến 60 tuổi, và độ tuổi trung bình trong quân đội hiện là trên 40.
Theo lệnh thiết quân luật, tất cả nam giới từ 18 đến 60 tuổi đã bị cấm rời khỏi đất nước. Nam giới và phụ nữ có thể tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự bắt đầu từ 18 tuổi.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, trong chuyến thăm Kiev vào tháng trước, đã gợi ý rằng Ukraine nên tuyển nam giới trẻ hơn để tham gia chiến đấu. “Các bạn đang trong cuộc chiến của cuộc đời mình, vì vậy các bạn nên phục vụ. Chúng ta cần nhiều người hơn trong hàng ngũ”, ông Graham nói.
Tuy nhiên, các chính trị gia ở Ukraine lại ngày càng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Zelensky. Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng tuần này trên đài Al Jazeera, cựu Tổng thống Petro O. Poroshenko tuyên bố sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong một cuộc bầu cử tương lai mà ông cho rằng chỉ nên tổ chức sau khi chiến tranh kết thúc. Theo lệnh thiết quân luật, các cuộc bầu cử ở Ukraine đang bị đình chỉ.
Ukraine để ngỏ khả năng mời Nga đến hội nghị thượng đỉnh hoà bình
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine tiết lộ nước này và các đối tác nước ngoài có thể mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới để thảo luận về việc chấm dứt xung đột đã bước sang năm thứ 3.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp ở Kiev ngày 22/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin nước ngoài, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak, cho biết Thụy Sĩ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để các bên tham gia thảo luận về tầm nhìn hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Nga sẽ có cơ hội trình bày phương án của mình trong cuộc họp thứ 2 nằm trong khuôn khổ hội nghị tổ chức một ngày sau đó.
"Có thể có trường hợp chúng tôi sẽ cùng nhau mời đại diện của Liên bang Nga. Họ sẽ trình bày kế hoạch chấm dứt cuộc chiến này và quay trở lại nền hòa bình công bằng", Chánh văn phòng Andriy phát biểu trong một hội nghị phát sóng trên truyền hình ngày 25/2.
Trước đó, vào tháng 11/2022, Tổng thống Zelensky lần đầu tiên công bố kế hoạch hòa bình của mình tại hội nghị thượng đỉnh G20. Kế hoạch yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ và kêu gọi khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Kiev khẳng định sẽ không đàm phán với Moskva cho đến khi toàn bộ quân đội Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraine.
Về phần mình, Điện Kremlin cho rằng hiện tại không có cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, Moskva đánh giá kế hoạch hòa bình của Kiev là vô lý vì nó loại trừ Nga ra khỏi các cuộc đàm phán.
Theo tờ Wall Street Journal, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson đầu tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Moskva luôn sẵn sàng đàm phán hòa bình và hoan nghênh mọi nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt xung đột Ukraine. Trong tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Ukraine và các nước phương Tây ủng hộ nước này đều không sẵn sàng chấm dứt đổ máu, khiến Moskva không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu cho đến khi đạt được mục tiêu.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine chỉ trích việc tuyển thêm quân, tiếp tục lộ bất hoà với Tổng thống Vị tướng chỉ huy quân đội Ukraine tuyên bố không hài lòng với các cơ quan chịu trách nhiệm tuyển quân trong một động thái càng để lộ thêm bất đồng giữa ông với Tổng thống Zelensky. Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Valerii Zaluzhni (phải) cùng Tổng tham mưu trưởng Serhii Shaptala (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, sau cuộc...