Tổng thống Trump sắp có cuộc gặp khó khăn với các lãnh đạo EU, NATO
Sau khi mở màn thuận lợi với chuyến thăm Trung Đông và Vaitcan, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp khó khăn hơn tới châu Âu, khi các lãnh đạo EU và NATO sẽ “căn vặn” ông về các lĩnh vực quốc phòng, thương mại và môi trường.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania trong chuyến thăm Vatican ngày 24/5 (Ảnh: Reuters)
Quan hệ thương mại
Vào sáng nay giờ địa phương, Tổng thống Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh ông đang cân nhắc rút Mỹ ra khỏi công ước Paris về biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề mà Liên minh Châu Âu (EU) đang rất quan tâm. Ngoài ra, EU cũng đã tham gia vào thỏa thuận hạt nhân Iran, trong khi ông Trump chỉ trích gay gắt thỏa thuận này.
Cuộc gặp với các lãnh đạo EU dự kiến sẽ có nhiều căng thẳng khi trước đây ông Trump từng chỉ trích EU là chỉ phục vụ lợi ích cho Đức, cũng như tán đồng việc Anh rời khối liên minh châu Âu. Nhưng gần đây, sự chỉ trích đã giảm đi đáng kể sau khi ông Trump gặp gỡ thủ tướng Đức Angela Merkel tại Washington, cũng như cử phó Tổng Thống Mike Penn công du châu Âu trong năm nay.
Các nhà lãnh đạo EU đang chờ đợi ông Trump hé lộ về mối quan hệ thương mại mới với EU, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Trump vừa khởi động lại việc ký kết Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFFTA) với Canada và Mexico.
Thương mại giữa Mỹ và EU chiếm tới 46% nền kinh tế toàn cầu, theo chuyên gia kinh tế Jeffrey Rathke. Tuy nhiên, việc đàm phán hiệp định thương mại tự do mở rộng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang bị dừng lại sau khi người tiền nhiệm của ông Trump, ông Obama rời Nhà Trắng.
Video đang HOT
Ông Rathke kỳ vọng cuộc gặp hôm nay có thể mang lại một triển vọng nào đó cho hiệp định thương mại giữa hai bên.
NATO và cuộc chiến chống IS
Sau cuộc gặp với giới chức EU, ông Trump sẽ có cuộc gặp gỡ với các quan chức NATO. NATO kỳ vọng trong cuộc gặp lần này, ông Trump sẽ ấn tượng với trụ sở hoành tráng mới của NATO cũng như các màn trình diễn phô trương sức mạnh quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục gây áp lực với các nhà lãnh đạo NATO để chi nhiều hơn cho phòng thủ, gánh vác nhiều hơn về tài chính của liên minh. Đây là điều mà ông đã nhấn mạnh nhiều lần trước và sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng.
Ngay từ khi còn là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Trump đã hoài nghi về hiệu quả sự đóng góp từ các thành viên NATO đối với liên minh quân sự. Trong khi đó, mục tiêu ông Trump quan tâm nhất hiện tại là tiêu diệt khủng bố. Ông Trump mong muốn NATO tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi Giáo (IS), Ngoại trưởng Tillerson cho hay.
Các đại sứ NATO ngày 24/5 đã nhất trí để liên minh quân sự phương Tây gia nhập liên minh 68 nước chống lại IS do Mỹ đứng đầu. Động thái này mở đường cho sự ủng hộ chính thức của các nhà lãnh đạo NATO tới đây.
Đức Hoàng
Theo Dantri
[Infographic] Lộ diện siêu tăng NATO cỡ nòng "khủng" có thể dễ dàng tiêu diệt T-14 Armata Nga
Với cỡ nòng trang bị lên tới 140mm, siêu tăng Leclerc T40 của Pháp hoàn toàn có thể hạ bất cứ xe tăng nào trên thế giới bao gồm cả T-14 Armata của Nga. Được biết cho đến thời điểm hiện tại đây là siêu tăng có cỡ nòng khủng nhất trong khối NATO hiện nay.
Không thể phủ nhận vai trò của siêu tăng T-14 Armata của Nga. Sự xuất hiện của siêu tăng này như khiến giới quân sự thế giới bừng tỉnh, sau thời gian cho rằng xe tăng đã hết thời và không cần phải nghiên cứu chế tạo thêm xe tăng để đối phó với các đối thủ tiềm năng đặc biệt là Nga.
Công bằng mà nói, hiện tại các siêu tăng của phương Tây có thể nhỉnh hơn đối thủ T-80, T-90 của Nga ở một số phương diện.
Tuy chưa đối đầu trực tiếp nhưng những thế hệ xe tăng gần đây đặc biệt là T-72 thường thất thế trước các xe tăng phương Tây.
Trong khi đó phiên bản mới nhất T-90 lại là bản phát triển sâu rộng từ T-72, mặc dù có sự thể hiện xuất sắc nhưng nếu đối đầu với những xe tăng như M1 Abram phiên bản lục quân Mỹ (các phiên bản xuất khẩu thường bị cắt giảm tính năng, đặc biệt là giáp uranium nghèo khiến chúng dễ bị tiêu diệt như trong biên chế của quân đội Iraq), AMX-56 của Pháp, hay Leopard 2A7 của Đức, thì nhiều nhà nghiên cứu quân sự cho rằng T-90 đuối hơn một chút.
Tuy nhiên Phương Tây chợt bừng tỉnh khi có sự xuất hiện của T-14 Armata.
Đối thủ đáng gờm của T-14 Armata
Lo sợ sự thất trận nếu đối đầu với loại tăng này, ngay lập tức cả Pháp, Đức, Anh và Mỹ đều bắt tay vào nghiên cứu cải tiến các dòng tăng của mình để đối đầu với loại tăng mới nhất của Nga.
Đức có kế hoạch phát triển pháo 130mm cho xe tăng Leopard 2A7, với cỡ nòng này sức chiến đấu của pháo tăng thêm 50%.
Mỹ bắt tay vào phát triển dòng đạn uranium xuyên giáp thế hệ mới được cho là khả năng xuyên thép ngọt như xuyên táo.
Mới đây nhất, Pháp đã phát triển và lắp đặt pháo "khủng" có cỡ nòng 140mm lên xe tăng hạng nặng của mình.
Cơ cấu pháo chính 140mm mới trang bị trên xe tăng Leclerc T40 có biệt hiệu Terminator (Kẻ hủy diệt). Với cấu hình mới, trọng lượng của xe tăng Pháp tăng lên 60 tấn với cơ số đạn 31 viên.
Chịu trách nhiệm phát triển pháo chính mới trên xe tăng Leclerc là hãng chế tạo Bourges, một chi nhánh của tập đoàn Nexter. Nếu đối đầu loại xe tăng này, có vẻ như T-14 Armata sẽ bị đuối.
Được biết xe tăng T-14 Armata hiện đang trang bị pháo tăng 125mm. Giới quân sự Nga cho biết đây chỉ là giải pháp tạm thời, họ dự định sẽ lắp pháo tăng cỡ nòng lên tới 150mm cho xe tăng này, và khi đó không biết liệu cuộc chạy đua pháo tăng sẽ tiếp tục diễn tiến thế nào.
Theo Việt Hùng
An ninh thủ đô
NATO sắp gia nhập liên minh chống IS NATO chuẩn bị gia nhập liên minh quốc tế chống IS, đáp ứng một trong những yêu cầu chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phi cơ AWACS của NATO. Ảnh: Aviationist. "Đại sứ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tối 24/5 quyết định về một kế hoạch hành động nhằm vào chủ nghĩa khủng bố,...